Biện pháp phòng chống bệnh phổi ở người cao tuổi?

zero
zero
Trả lời 14 năm trước
Người cao tuổi không nên làm việc quá sức. Cần chú ý phòng chống lạnh tốt, không nên chủ quan để cơ thể bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột. Không bất chợt ra nơi lộng gió nhất là khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi. Cẩn thận khi phải ra vào những nơi có máy điều hòa nhiệt độ, để không bị nóng - lạnh xáo trộn xảy ra quá nhanh cơ thể không thích nghi kịp. Những hôm lạnh ẩm gió nhiều nên hạn chế tối đa việc đi ra ngoài. Cần sống trong bầu không khí trong lành ít khói bụi… không hút thuốc lào, thuốc lá, nếu nghiện thuốc thì phải tích cực cai nghiện cho bằng được. Bởi khói thuốc có thể làm tê liệt các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản, chuyển động rối loạn không đẩy chất nhầy lên được. Sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp cũng bị giảm sút nghiêm trọng, các tế bào bạch cầu, đại thực bào hoạt động kém hiệu quả, làm cho phế quản dể bị nhiễm khuẩn. Cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ, để tránh nhiễm trùng răng miệng. Nếu có các ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng, tai mũi họng cần triệt để điều trị để tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới. Cần chủ động nâng cao sức đề kháng, tăng cường khẩu phần với chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối về chất để có sức chống lạnh. Cần tập thể dục thường xuyên đều đặn. Đặc biệt là cần tập thở đều, thở sâu thành thói quen theo phương pháp thở bụng. Cách thở: Không nhúc nhích hai vai, thở nhẹ nhàng không phì phào, chậm rãi. Thót bụng thở ra hết sức, khi bụng thót hết, ngừng thở, cho bụng phình lên một cách tự nhiên nhẹ nhàng để thở vào. Khi bụng lên hết, ngừng một tí, rồi lại thở ra. Làm 4-5 phút rồi nghỉ. Ngày tập 5-7 lần hoặc nhiều hơn càng tốt, có thể ngồi hoặc nằm đều tập được. Tập thở được thường xuyên, sẽ có tác dụng rất tốt phục hồi chức năng hô hấp. Theo BS Vũ Hướng Văn - Báo Sức khoẻ & Đời sống
hao
hao
Trả lời 10 năm trước

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy,mùa đông các bệnh về hô hấp, các tai biến tim mạch tăng cao... điều đó cho thấy chủ động phòng tránh bệnh tật theo mùa có ý nghĩa quan trọng trong phòng bệnh.

Để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung, bệnh về đường hô hấp nói riêng mỗi người cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể: đảm bảo ăn uống đủ bữa, đủ chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể,cầntăng bữa và chia nhỏ bữacho người già, thức ăn phải nóng, ấm, nhiều chất đạm....

Bên cạnh đó, hoạt động giữ ấm cơ thể là biện pháp hàng đầu để phòng bệnh, hệ hô hấp rất nhạy cảm với nhiệt độ, khi nhiệt độ thấp (lạnh) kèm với độ ẩm caocơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm long đường hô hấp trên; viêm phế quản phổi. Khi nhiễm lạnh ở những người có bệnh mãn tính sẽ dễ bùng phát như hen phế quản,gây khó thở ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD); thở khò khè, khạc đờm do đợt cấp ở những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính…

Cách giữa ấm cho cơ thể: Không đi ra ngoài khi trời mưa nếu không có dụng cụ bảo vệ; mặc ấm, nhất là giữ ấm phần ngực, cổ; ăn uống thức ăn nóng ấm, tốt nhất là uống trà gừng nóng có thêm ít đường phèn; đội mũ, nón, che tai khi làm việc ngoài trời. Trong trường hợpkhông cần thiết thì không nên ra bên ngoài khi trời quá lạnh, hay mưa.Cầnphải đội mũ che kín tai khi đi ra ngoài đề tránhviêm nhiễm tai, viêm họng, viêm xoang…

Theo khuyến cáo của các bác sỹ, người già là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết thay đổi. Trời rét, người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh như: viêm phổi, cảm lạnh, cúm với bệnh cảnh tiến triển nặng rất dễ dẫn đến viêm phổi; trong khi đó các bệnh mạn tính như hen suyễn, thấp khớp, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp... cũng tiến triển nặng, đặc biệt tăng huyết áp dễ gây đột quỵ.

Ngoài ra mặc dù trời rét vẫn cần chú ý uống đủ nước, nên dùng nước nấu chín, các loại nước ép trái cây tươi. Đặc biệt, các thức ăn không nên dùng cho người cao tuổi là: thịt mỡ, thịt đông, các loại giò chả, lạp xường, xúc xích, bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia... vì vừa khó tiêu, lại có các chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi, gây gánh nặng cho tim mạch, gan, thận.

Để phòng bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh, cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động cơ thể ở trong nhà, không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh, nhất là lúc đang có gió mùa.

Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế).


Một số bệnh số bệnh trong mùa lạnh

Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa lạnh người cao tuổi hay gặp nhất gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở.

Viêm họng mạn tính kéo dài (viêm họng hạt), hoặc viêm mũi mạn tính rát. Khi thời tiết thay đổi đều có khả năng tái phát trở lại. Người cao tuổi vào mùa lạnh còn hay mắc viêm phế quản, viêm phổi.

Viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở người cao tuổi do lạnh, thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm do đó dễ dẫn đến bệnh nặng cho đến khi vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng.

Ngoài ra, một số người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh bệnh rất dễ tái phát, dễ xuất hiện các biến chứng.Một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi