Cách phòng ngừa ung thư phổi?

Em đọc báo thấy nói ung thư phổi ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Em rất lo lắng vì thấy nhiều người trẻ cũng chết vì bệnh này.

Xin phép hỏi các mẹ, có cách nào để phòng ung thư phổi không ạ?

Đinh Chiêu Phong
Đinh Chiêu Phong
Trả lời 8 năm trước

Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi bắt nguồn từ lớp da trên niêm mạc của phế quản, nên còn gọi là ung thư phổi phế quản. Ung thư phổi thường để chỉ ung thư trên lá phổi, thông thường không bao gồm các u ở lớp phôi giữa ở màng phổi khác hoặc những loại u ác tính khác như ung thư carcinoid, u hạch ác tính hay các u di căn từ các bộ phận khác.

Các loại ung thư phổi cơ bản

1. Ung thư phổi tế bào nhỏ: ung thư phổi tế bào nhỏ hay oat cell carcinoma, bệnh nhân mắc loại ung thư này chiếm khoảng 20%, thời gian tăng trưởng của các tế bào ung thư của loại ung thư phổi tế bào nhỏ này ngắn, phát triển nhanh, thường đi kèm với bài tiết bất thường bên trong hoặc hội chứng Carcinoid.

2. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: có khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi là thuộc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Việc phân biệt hai loại ung thư này có vai trò rất quan trọng vì phương pháp điều trị đối với ha loại ung thư phổi này hoàn toàn khác nhau.

Các loại ung thư phổi lâm sàng

1. Ung thư dạng biểu bì: đây là loại thường gặp nhất trong tất cả các loại ung thư phổi, chiếm khoảng 50%. Độ tuổi của bệnh nhân thường là 50 tuổi trở lên, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Loại này thường bắt nguồn từ phế quản tương đối lớn, thường là ung thư phế quản trung tâm

2. Ung thư chưa biệt hóa: tỷ lệ phát bệnh chỉ đứng sau ung thư dạng biểu bì, thường gặp nhiều ở nam giới, và những người trẻ tuổi, thông thường là do phế quản khá lớn. hội chứng Carcinoid thì dựa vào tổ chức hình dạng tế bào mà có thể phân thành các loại như oat cell carcinoma, tế bào tròn nhỏ và tế bào lớn, trong đó gặp nhiều nhất là loại oat cell carcinoma.

3. Ung thư tuyến phế quản: bắt nguồn từ lớp da trên biểu mô phế quản, rất ít khi bắt nguốn từ tuyến niêm mạc của phế quản lớn. Tỷ lệ phát bệnh thấp hơn ung thư dạng biểu bì và ung thư chưa biệt hóa, thường ở độ tuổi nhỏ, và gặp nhiều ở nữ giới. Đa số ung thư mô tuyến bắt nguồn từ phế quản nhỏ, là ung thư phế quản ngoại vi.

4. Ung thư tế bào lá phổi: bắt nguồn từ lớp da biểu bì phế quản, còn được gọi là ung thư tế bào lá phổi phế quản hỏ hay ung thư tuyến phế quản nhỏ. Vị trí là ở xung quanh lá phổi, có tỷ lệ phát bệnh thấp hơn so với các loại khác, và thường gặp ở nữ giới.

Những nguyên nhân gây ra ung thư phổi

1. Hút thuốc: hút thuốc lá trong một thời gian dài có thể gây ra ung thư da trên biểu bì hoặc ung thư tế bào nhỏ không biệt hóa, khói thuốc lá sẽ dẫn đến nhả ra các chất gây ung thư.

2. Yếu tố nghề nghiệp: nếu tiếp xúc lâu với các chất phóng xạ như urani, radium và các hợp chất dẫn đến ung thư như Hydrocarbons,thạch tín và crom niken

3. Các bệnh mãn tính ở phổi: những người có bệnh lý về kết hạch phổi hay ho do dị ứng thì thường có tỷ lệ phát bệnh ung thư phổi cao hơn những người bình thường, ngoài ra trong quá trình lành vết thương, viêm phế quản cũng có thể dẫn đến ung thư.

4. Yếu tố bên trong cơ thể: gia tộc di truyền và khả năng miễn dịch làm giảm chức năng bài tiết trong quá trình trao đổi chất…

U phổi có tỷ lệ khá cao. Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân thường gặp nhất gây ung thư phổi

-Thuốc lá: là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Tỷ lệ ung thư phổi tăng lên theo mức độ tiêu thụ thuốc lá. Tỷ lệ ung thư phổi ở người nghiện thuốc lá cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ ung thư phổi gia tăng theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày.

+90% trường hợp ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá.

+Trong khói thuốc lá có hơn 40 chất có khả năng gây ung thư đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng như 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen; Polonium 40 và Sélénium trong giấy cuốn thuốc lá.

+Hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi lên 13 lần.

+Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc bị động cũng làm tăng nguy cơ.

-Ô nhiễm không khí: do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.

+Nghề nghiệp: công nhân làm việc ở một số mỏ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn như: mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromate; công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt.

-Di truyền: chưa được chứng minh, nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.

-Các bệnh ở phế quản phổi

+Sẹo cũ của các tổn thương phổi.

+Lao phổi cũ: nhiều trường hợp ung thư phổi phát triển trên sẹo lao phổi cũ đã được phát hiện.

-Một số yếu tố khác:

+Giới: nam giới mắc ung thư phổi nhiều hơn nữ giới, tuy nhiên điều này có lẽ do nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ. Ở những nước có tỷ lệ nữ hút thuốc tăng, người ta cũng nhận thất tỷ lệ ung thư phổi ở nữ gia tăng theo.

+Tuổi: thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60 tuổi, dưới 40 ít gặp và trên 70 tuổi tỷ lệ cũng thấp. Tuy nhiên ung thư phổi có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào.

+Địa dư: ở các nước công nghiệp phát triển, ung thư phổi rất thường gặp, ở thành thị bị nhiều gấp 5 lần ở nông thôn.

-Nguyên nhân trực tiếp: lớp biểu mô phế quản có diện tích lớn 60-90m2, do diện tích lớn như vậy nên phế quản là nơi dễ trực tiếp với nhiều nguyên nhân gây bệnh.

Để đề phòng bệnh UTP, cần bỏ thói quen hút thuốc lá. Những đối tượng có nguy cơ cao, nhất là có hút thuốc lá, cần chụp X-quang phổi định kỳ mỗi năm. Nếu có các biểu hiện ho kéo dài, đau ngực không rõ nguyên nhân, ho ra máu... cần đi khám BS ngay nhằm xác định chính xác nguyên nhân để điều trị triệt để. Nếu làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có nhiều bụi, khói, phải thực hiện các biện pháp chống bụi, khói; trang bị các phương tiện bảo vệ như khẩu trang, mặt nạ chống độc…

Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Trong các cuộc khảo sát nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và UTP thì ngoài số lượng trái cây rau củ ăn mỗi ngày, việc đa dạng hóa các loại rau quả cũng rất quan trọng.

Nước ép lựu có khả năng ngăn chặn tiến triển bệnh UTP. Những người ăn nhiều táo cũng có cơ hội hạn chế nguy cơ mắc bệnh này lên tới 50% nhờ vào hàm lượng các chất flavonoid (quercetin và naringin) rất dồi dào trong loại trái cây này. Hành nằm trong danh sách những thực phẩm giàu quercetin và naringin. Do đó, càng ăn nhiều hành, khả năng mắc UTP càng giảm. Cần phải tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia. Hãy cẩn trọng trong việc bổ sung vitamin và các khoáng chất bổ sung. Có một số vitamin và khoáng chất bổ sung có thể gây trở ngại cho việc điều trị, do đó, không nên sử dụng tùy tiện mà phải tuân theo quy định của BS.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Ung thư phổi hình thành và phát triển trong các mô tế bào của phổi. Chúng có thể lây lan và chèn ép vào các bộ phận khác của cơ thể gây đau đớn cho người bệnh. Hiện nay, ung thư phổi đang là nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng có thể giúp kéo dài thêm thời gian sống cho những bệnh nhân của bệnh này.

Ăn ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc đã được tinh chế. Các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa... trong ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư.

Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland thì chính Vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đã làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh này nên ăn các loại ngũ cốc như: gạo, lúa mạch, kê, ngô, yến mạch… Chúng sẽ cung cấp vitamin B và carbohydrate để kích thích bộ não sản sinh serotonin – hormone giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực.

Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua cung cấp một lượng canxi và protein phong phú cho cơ thể. Protein rất quan trọng cho việc duy trì thể lực, trọng lượng cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch khi phải đối mặt với ung thư. Viện Ung thư Hoa Kỳ đã khuyên bệnh nhân nên sử dụng sữa nguyên chất thay cho sữa không có chất béo mà người dân thường sử dụng. Trường hợp bạn khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt thức ăn rắn hoặc không muốn ăn thì hãy sử dụng một ly sinh tố trái cây, sữa và sữa chua để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Thịt và trứng

Thịt và trứng tự nhiên không chứa các chất bảo quản và thường ít hóa chất hơn các loại thịt đã qua chế biến. Thịt và trứng hữu cơ cung cấp nguồn protein chất lượng và các thành phần khác, đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng giúp giữ và tăng trọng lượng cơ thể cho các bệnh nhân ung thư phổi từ đó mà tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

Để dễ dàng cho hệ tiêu hóa của người bệnh, bạn nên chọn phần thịt nạc thăn của bò, lợn hoặc gà để sử dụng cho người bệnh. Hãy dùng kèm chúng với ngũ cốc nguyên hạt để có hiệu quả tốt hơn.

Chất béo có lợi

Chất béo có lợi giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, ngăn ngừa quá trình giảm cân không chủ ý ở bệnh nhân ung thư phổi. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã khuyến cáo nên dùng thêm đậu phộng hoặc bơ đậu phộng cùng với các loại hạt ngũ cốc, hay cho thêm chúng vào các món salad, ngũ cốc và sữa chua. Nguồn chất béo có lợi còn bao gồm: dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu phộng, bơ và ô liu …

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất hiện nay, bệnh ảnh hưởng cả nam và nữ giới trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính gây ung thư phổi bao gồm các yếu tố như: các tác nhân gây ung thư (khói thuốc lá), khí phóng xạ hoạt tính Radon, thạch tín, crôm, niken…

Bệnh ung thư phổi có thể điều trị tuy nhiên do đa số bệnh nhân phát hiện bệnh quá muộn nên các phương pháp điều trị không hiệu quả nhiều. Cách tốt nhất để thoát khỏi ung thư phổi, bạn nên kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và quan tâm các cách phòng chống ung thư phổi dưới đây.

1. Dừng hút thuốc lá

cach phong chong ung thu phoi hieu quaKhông hút thuốc lá là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất giúp phòng chống ung thư phổi.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư phổi. Bỏ hút thuốc lá là biện pháp phòng chống ung thư phổi đầu tiên và quan trọng nhất.

Khói thuốc lá có chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, nhiều trong số đó có những chất gây ung thư. Hút thuốc lá thường xuyên không chỉ gây hại cho mình mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Hít phải khói thuốc lá cũng là nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở người không hút thuốc lá.

2. Giảm thiểu khói dầu nhà bếp

Ngoài khói thuốc lá, khói dầu sinh ra trong quá trình nấu nướng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Khi nấu nướng một số thành phần có trong dầu thực vật ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư, nhiệt độ càng cao, lượng sản sinh ra càng nhiều. Ngoài ra, khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ sản sinh ra khí độc hại, hít phải sẽ có những ảnh hưởng xấu đến chức năng tim phổi. Vì vậy, muốn phòng chống ung thư phổi nên giảm thiểu các đồ ăn chiên xào.

3. Giảm phơi nhiễm hóa chất tại nơi làm việc

Hiện có hơn 40 chất gây ung thư có liên quan đến công việc như amiăng, thạch tín, crom và niken, vv…

Nếu bạn đang làm việc trong một môi trường tiếp xúc với các chất này, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn an toàn. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về mối quan tâm của mình. Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn tầm soát để có thể phát hiện bệnh sớm.

4. Hạn chế sử dụng rượu

cach phong chong ung thu phoi hieu qua 2Uống rượu có chừng mực cũng là cách phòng chống ung thư phổi.

Sử dụng rượu quá nhiều có liên quan đến nhiều bệnh, trong đó có ung thư phổi. Nam giới không nên uống quá 2 ly mỗi ngày, và nữ giới không quá 1 ly mỗi ngày. Hãy thử đến hướng dẫn sử dụng của rượu. Không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam, 1 thức uống hàng ngày cho phụ nữ.

5. Kiểm tra mức radon trong nhà

Radon là một chất khí phóng xạ do sự phân hủy tự nhiên của uranium. Uranium có mặt trong đất, nước, đá xung quanh nhà của bạn với số lượng nhỏ.

Khí Radon có thể gây nguy hiểm và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Tuy nhiên, radon không màu, không mùi nên bạn không thể biết mình đã tiếp xúc với nó. Hiện nay, bộ dụng cụ thử khí radon trong nhà có thể giúp bạn đo mức độ radon trong nhà mình xem có ở mức bình thường hay không.

6. Ăn những thực phẩm lành mạnh

Để phòng bệnh ung thư phổi và các bệnh khác, chúng ta nên duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên tăng cường trái cây tươi và rau quả trong chế độ ăn uống hàng ngày.

7. Tập thể dục và giữ trọng lượng hợp lý

cach phong chong ung thu phoi hieu qua 3Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế bệnh tật.

Tập thể dục mang lại lợi ích sức khỏe lớn và đặc biệt có lợi trong việc phòng chống ung thư. Chúng ta nên tập ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Tập thể dục giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp bảo vệ cơ thể, phòng chống ung thư phổi. Hơn nữa, cân nặng dư thừa có liên quan tới nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp kiểm soát cân nặng hợp lý, phòng chống ung thư.

8. Tránh ô nhiễm không khí

Một số hóa chất khác nhau gây ra ung thư có trong môi trường, nhất là ở các khu công nghiệp nặng. Nguy cơ rủi ro đối với những người sống gần khu vực đông đúc hoặc quốc lộ.

Với những chia sẻ trên đây, mong là bạn đã tìm được phương pháp phòng chống ung thư phổi hữu hiệu nhất giành cho bạn.

vũ thị lan
vũ thị lan
Trả lời 7 năm trước
Hiện nay ung thư phổi là bệnh đang rất phổ biến tại Việt Nam. Để phòng ngừa bạn có thể dùng VIDATOX PLUS chiết xuất từ nọc bọ cạp xanh sản xuất từ CUBA một nước rất tiên tiến về y học.
SP giúp phòng ngừa, điều trị hỗ trợ ung thư ở tất cả các giai đoạn.
Để được tư vấn vui lòng gọi 0938.60.4556
Hồng Ngọc IVF
Hồng Ngọc IVF
Trả lời 7 năm trước

Ung thư phổi là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, do đó tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm và có thêm nhiều cơ hội điều trị bệnh hơn, đặc biệt với những đối tượng dưới đây:

– Những người thường xuyên hút thuốc lá và hút trong nhiều năm.

Khói thuốc lá: Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi. Trong thuốc lá có nhiều hóa chất độc hại có khả năng tổn hại các tế bào phổi và dần dần dẫn đến ung thư. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở một người hút thuốc lá sẽ phụ thuộc theo thời gian hút thuốc, độ tuổi bắt đầu hút và số lượng thuốc hút trong ngày.

Giới tính: Trước đây, tỷ lệ nam giới mắc ung thư phổi cao hơn so với nữ giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi 50 – 70. Thời gian gần đây, tại một số nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới không gia tăng trong khi tỷ lệ này ở nữ giới lại tăng lên.

Khu vực địa lý: Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư phổi tại các nước Bắc Mỹ và Châu Âu là cao nhất, chiếm 10-15%. Tỷ lệ này ở Nam Mỹ và Châu Á là 5-10% và chỉ thấp hơn 5% tại các nước Châu Phi.

Chất phóng xạ: Các nhà khoa học đã xác định mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm một số chất ô nhiễm không khí với bệnh ung thư phổi, ví dụ như các chất phụ sinh ra trong quá trình đốt cháy dầu diesel hoặc nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, chất khí phóng xạ radon có thể gây tổn hại các mô tế bào phổi và dẫn đến ung thư. Đây là loại không mùi, không màu và không vị, thường có ở trong sỏi đá tự nhiên nên chúng ta không thể nhìn được bằng mắt thường.

Tiền sử bệnh: Nguy cơ mắc ung thư phổi lần 2 ở những người đã từng mắc ung thư phổi sẽ cao hơn so với những người chưa mắc bao giờ.

Căn cứ theo giai đoạn phát triển của bệnh và thể mô bệnh học, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau nhằm chữa khỏi hay kéo dài sự sống hoặc kiểm soát các triệu chứng.