Khạc ra máu không có đờm, có phải bị ung thư?

Ngày trước em có hay hút thuốc nhưng bây giờ bỏ rồi ạ. Gần đây em hay bị dịch mũi có lẫn máu chảy xuống họng liên tục trong ngày. Mũi em bị tắc lúc bên trái lúc bên phải. Khạc trong họng ra thì thấy nước bọt có máu nhưng không có đờm. Em không bị sốt chỉ đôi lúc bị đau nhức đầu. Có phải em bị ung thư rồi không ạ? .

Hung Tam
Hung Tam
Trả lời 8 năm trước

Ung thư họng miệng là một bệnh lý ác tính, rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi. Bệnh lý thường gặp hơn cũng có thể gây các triệu chứng trên là viêm mũi xoang mạn tính.

Để phân biệt với ung thư thì bác sĩ cần phải khám và nội soi tai mũi họng, xét nghiệm tìm tế bào ung thư khi thấy sang thương nghi ngờ (sùi, loét, nhiễm cứng).

Như vậy, để chẩn đoán bệnh chắc chắn, loại trừ lo lắng mắc bệnh ác tính, em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được kiểm tra toàn diện và điều trị thích hợp.

Gh Demo
Gh Demo
Trả lời 8 năm trước
đi khám đi đã, hỏi thế ai dám trả lời
Hồng Ngọc IVF
Hồng Ngọc IVF
Trả lời 7 năm trước

Thông thường các bệnh nhân ung thư máu hay chủ quan và dễ bỏ qua các triệu chứng của bệnh vì nó không có đặc trưng và cũng không được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, nếu cảm nhận được các dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị.

– Sốt, nhức đầu, đau nhức xương khớp: có nguyên nhân từ sự chèn ép trong tủy

– Mệt mỏi, suy nhược, da dẻ nhợt nhạt do thiếu hồng cầu

– Dễ bị nhiễm trùng do chức năng chống nhiễm khuẩn của bạch cầu không thực hiện được.

– Dễ bị bầm tím, chảy máu chân răng do sự suy giảm khả năng làm đông máu.

– Chán ăn, sụt cân nhanh chóng

– Ra mồ hôi về ban đêm nhất là đối với bệnh nhân nữ

– Cảm giác khó chịu, chướng và sưng nề vùng bụng.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị ung thư máu khác nhau, bao gồm:

Phương pháp hóa trị: là phương pháp giúp tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể thông qua điều trị hóa chất (có thể là đơn hóa chất hoặc phối hợp đa hóa chất tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ).

Phương pháp điều trị đích: là phương pháp ức chế hoạt động của các protein bất thường và đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính.

Phương pháp điều trị sinh học: là phương pháp kích thích sự miễn dịch tự nhiên của cơ thể để giúp chống lại tế bào ung thư.

Phương pháp ghép tế bào gốc: là phương pháp điều trị ung thư máu bằng cách ghép tế bào gốc giúp nhằm tạo điều kiện cho hóa chất liều cao thực hiện được. Bao gồm 2 cách: ghép tế bào gốc tự thân và ghép tủy dị thân.

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh ung thư máu được áp dụng chủ yếu vẫn là thay tủy xương của bệnh nhân bằng tủy xương của người nhà hoặc một người hiến phù hợp. Từ đó, có thể kích thích cơ thể sinh ra hồng cầu và kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, khả năng thành công của phương pháp này rất thấp và khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn.