Dấu hiệu nào nhận biết ung thư dạ dày?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên không dễ dàng nhận ra những biểu hiệu đáng ngờ. Cũng chính vì lý do này mà rất nhiều bệnh nhân đã đến viện muộn và các bác sỹ không thể giúp họ kéo dài cuộc sống.


Ảnh minh họa
Các chuyên gia sẽ giúp chúng ta hiểu được căn bệnh này và những dấu hiệu của nó.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Trong các nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư dạ dày, thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu. Các chuyên gia nhấn mạnh chế độ ăn quá nhiều thịt, cá hun khói hoặc cá muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Tiếp đến là thuốc lá, nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.

Theo thời gian, dạ dày của chúng ta sẽ xuất hiện những nốt viêm mãn tính do vikhuẩn có tên Helicobacter pylori gây ra. Và đây chính là tiền đề của bệnh ung thư dạ dày.

Triệu chứng

Do nhầm lẫn với dấu hiệu của một số căn bệnh khác, người mắc bệnh ung thư dạ dày thường đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn cuối.

Hãy đến ngày bệnh viện khi bạn thấy những dấu hiệu dưới đây :

- Đau vùng dạ dày

- Ăn không ngon miệng

- Buồn nôn

- Nôn

- Cảm giác mệt mỏi

- Giảm cân

- Thiếu máu

Khi đến khám tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi dạ dày. Phương pháp này giúp cho bác sỹ nhìn thấy tường tận những nốt viêm nhiễm bên trong, sự lây lan của nó và các khối u. Tiếp đó, các bác sỹ sẽ sinh thiết tế bào dạ dày để xác định đúng căn bệnh.

Điều trị

Nếu được phát hiện sớm, việc mổ cắt bỏ khối u dạ dày sẽ giúp cho bệnh nhân kéo dài cuộc sống vài năm.Ngoài ra, các biện pháp khác đi kèm trong quá trình điều trị là trị xạ, truyền hoá chất,...


(Theo Yahoo)

Nguyen Dinh Duan
Nguyen Dinh Duan
Trả lời 13 năm trước

Bệnh đau dạ dày ,Loét dạ dày - tá tràng (DD-TT) là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 10 – 20% dân số, và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 25%. Việc điều trị bệnh loét DD - TT đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980...

I. Nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh:

1. Quan niệm về sự sinh bệnh loétđược hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đó là do sự mất quân bình giữa 2 lực đối kháng tác động lên niêm mạc DD-TT: (1)Lực tấn cônglàm phá hủy niêm mạc DD-TT mà tiêu biểu là HCl và pepsin của dịch dạ dày và (2)Lực bảo vệđảm bảo sự nguyên vẹn của thành DD-TT do hàng rào nhày và lớp tế bào niêm mạc DD-TT. Theo quan niệm này, bất cứ một tác nhân nào làm gia tăng lực tấn công hoặc làm giảm lực bảo vệ đều có thể gây bệnh loét DD-TT

2. Trong số các tác nhân gây bệnhnêu trên,H. Pylori là nguyên nhân quan trọng nhất.Các thuốc AINS, Steroides có thể gây loét ở người phải điều trị dài ngày với các thuốc này. Các stress về tâm lý thần kinh cũng có thể gây bệnh loét. Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị loét, tăng tỉ lệ tái phát và biến chứng của bệnh loét. Rượu cũng tăng tỉ lệ tái phát loét.

II. Triệu chứng của bệnh loét DD-TT như thế nào?

Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét DD-TT là có triệu chứng điển hình,40 – 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của DD-TT như viêm DD-TT, ung thư DD. Có 5 - 10% bệnh nhân loét hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi.

1. Cơn đau loét:là triệu chứng điển hình của bệnh loét DD-TT với các đặc điểm (1) Đau thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). (2) Đau có chu kỳ theo bữa ăn và theo mùa. (3) Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh và giảm khi uống các thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày.

2. Các triệu chứng không điển hìnhnhư đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm DD, ung thư DD, hay chứng loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này phải chụp Xquang hoặc nội soi DD-TT mới chẩn đoán chắc chắn.

3. Các trường hợp loét câmthường chỉ được chẩn đoán khi xảy ra biến chứng.

4. Bệnh thường hay tái phát.Trước đây, sau khi được chữa lành, có 60 – 80% tái phát trong vòng 2 năm. Từ thập niên 80, khi xác định được vai trò gây bệnh của vi khuẩn H. Pylori, việc điều trị tiệt trừ H. Pylori đã làm giảm tỉ lệ tái phát còn khoảng 10%.III. Các biến chứng của bệnh loét DD-TT là gì?

  • Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa):xuất huyết hay chảy máu thường rầm rộ với ói ra máu, có hoặc không có đi tiêu phân đen. Bệnh nhân cần được nhập viện ngay để điều trị cấp cứu.
  • Thủng DD-TT:xuất hiệncơn đau bụng đột ngột , dữ dội vùng thượng vị như dao đâm,thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong.
  • Hẹp môn vị:lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn. Bệnh nhân thường gầy sút do bị nôn ói. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật.
  • Hóa ung thư:ngày nay người ta thấy có chứng cứ nhiễm H. Pylori gây viêm loét dạ dày lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày.