Tay mình bị làm sao vậy?

Tay mình mấy hôm nay tự nhiên ngứa và nổi các nốt có nước, rồi sưng tấy lên. Ngón tay to hơn bình thường[:(], bên cạnh đó các ngón tay của mình cũng bị các đường rạn nứt ngang dọc trên ngón tay nữa[:(]. Bây giờ mà mình có lăn tay để lấy "hoa tay" thì không biết sao nữa. Xin hãy cho mình lời khuyên
Vespa
Vespa
Trả lời 15 năm trước
Trường hợp xuất hiện mụn nước và mọc chi chít trên kẽ ngón tay… thì có thể là bệnh ghẻ ngứa. Tuy nhiên bệnh đã xảy ra cách nay một năm và tái đi tái lại có thể do: 1. Ghẻ chàm hóa: hiện tượng chàm hóa là do da tăng nhạy cảm với con cái ghẻ hoặc do cào gãi nhiều. Da bị ngứa rất nhiều, tăng sừng, sậm màu xảy ra sau khi bị ghẻ đã được điều trị hết hoặc điều trị chưa triệt để. Ghẻ là bệnh da do nhiễm ký sinh trùng. Con cái ghẻ sinh ra trứng và có thể tồn tại trong môi trường xung quanh (tấm trải giường, nệm, gối, chân tường, quần áo…) 3-5 ngày, và cứ thế gây tái nhiễm lại cho người bệnh. Do đó các biểu hiện có thể diễn ra thành từng đợt theo chu kỳ đẻ trứng - ấp trứng - trưởng thành - đào hang và chết. Mỗi chu kỳ kéo dài 2-3 tháng. Có khoảng 25% trường hợp bị ghẻ với các dấu hiệu ngứa, bong dộp da thành từng đợt kéo dài hơn một năm. Trường hợp này nên điều trị ghẻ trước rồi điều trị hiện tượng chàm hóa sau. Điều trị ghẻ bằng các thuốc bôi (theo y lệnh bác sĩ chuyên khoa) kết hợp các biện pháp vệ sinh thích hợp. Giặt và ngâm nước sôi quần áo, bao gối, trải giường… Không sử dụng các vật dụng này trong năm ngày sau khi giặt. Sau đó có thể bôi các thuốc corticosteroid trong thời gian ngắn < 7 ngày và uống thuốc giảm ngứa để điều trị chàm. 2. Tổ đỉa: là bệnh dị ứng của da. Bệnh rất dễ tái phát khi tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như chất tẩy rửa, xà bông, một số thức ăn… và có thể tự khỏi. Biểu hiện là các mụn nước ở sâu dưới da của lòng bàn tay - lòng bàn chân, ngứa nhiều, sau đó da bong tróc thành những mảng nhỏ dính. Cách chăm sóc da trong trường hợp này là: - Tránh tiếp xúc xà bông, chất tẩy rửa. Dùng xà bông baby để vệ sinh. - Tránh các thức ăn gây cho da ngứa hơn. - Bôi các thuốc tiêu sừng hoặc làm dịu da khi đang có tổn thương. - Bôi chất giữ ẩm da khi da không có tổn thương. - Hạn chế tiếp xúc vùng da dễ bị tổn thương với các vật dụng bằng chất liệu như cao su, da, nhựa có màu. Để chẩn đoán chính xác bệnh và có chỉ định điều trị thì bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi và uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị để đảm bảo bệnh không tái phát. Chúc bạn mau khỏi!
Bùi Xuân Minh
Bùi Xuân Minh
Trả lời 15 năm trước
Cũng có thể bạn bị nấm ở tay, tốt hơn là bạn nên đi khám ở da liêu ấy, nếu bị nấm thật thì mình sẽ mách cho bạn người có thể giúp bạn được, vì người đó trước cũng bị nấm tay nhựng chữa khỏi rồi. [blue]Lan Anh - 01215151440[/blue]