Trĩ chủ yếu tìm đến nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối hoặc những người lao động nặng.
Trĩ là hiện tượng giãn tĩnh mạch ở vùng trực tràng thấp và hậu môn. Có 2 loại trĩ là trị ngoại và trĩ nội. Trường hợp tĩnh mạch giãn bên ngoài hậu môn và nhìn thấy được là trĩ ngoại. Tĩnh mạch bị giãn nằm ở sâu hơn trong trực tràng không thể nhìn thấy được gọi là trĩ nội.
Trĩ chủ yếu tìm đến nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối hoặc những người lao động nặng. Nguyên nhân gây ra trĩ do ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, thường xuyên làm việc nặng, chế độ ăn uống không hợp lý, viêm đại tràng mãn tính, thai nhi lớn chèn vào tĩnh mạch hồi lưu của vùng xương chậu.
Khảo sát của Sanisphere cho thấy, 3 triệu chứng mà bệnh nhân hay gặp phải khi trĩ "ghé thăm" là chảy máu khi đại tiện (69%), sưng tấy vùng hậu môn (43%), ẩm ướt vùng nhạy cảm (41%).
Trĩ ngoại thường khó chịu hơn vì chảy máu nhiều, có thể hình thành một cục máu đông, gây đau, sưng và viêm cho người bệnh. Trĩ nội ít đau hơn, thậm chí ngay cả khi chảy máu, người bệnh chỉ thấy một lượng máu nhỏ, đỏ tươi xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu mà không có cảm giác rát như trĩ ngoại.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Dương Phước Hưng - Trưởng Phân khoa Hậu môn, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM bệnh cũng được chia thành 4 mức độ. Mức độ đầu tiên, người bệnh sẽ chảy máu, sưng, ngứa quanh vùng hậu môn, nhưng không thấy búi trĩ. Ở độ 2, trĩ hơi sa ra ngoài khi đi đại tiện, nhưng sau đó tự co lên. Với độ 3, trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện và không thể tự co lên được. Độ 4, búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.
Khi bị trĩ ở mức độ nhẹ gọi là trĩ cấp, người bệnh có thể chữa khỏi mà không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trên thực tế khi bị trĩ người bệnh có tâm lý xấu hổ. Thay vì đi khám, điều trị ngay khi chớm bệnh, họ lại âm thầm chịu đựng hoặc tự chữa đến khi biến chứng mới miễn cưỡng tìm đến bác sĩ.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và khám chữa kịp thời. Có nhiều phương pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa hoặc dùng thuốc điều trị trĩ ngay ở giai đoạn trĩ cấp.
Trong trường hợp người bệnh đang ở mức độ đầu tiên và thứ 2 của trĩ, có thể tuân thủ liệu trình dùng thuốc điều trị trĩ trong 7 ngày, trong đó 3 ngày đầu cắt hẳn việc chảy máu và chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng khó chịu, đau rát, ngứa ngáy vào 4 ngày kế tiếp. Người bệnh có thể lựa chọn loại thuốc điều trị trĩ được chiết xuất từ quả cam Aurantiaeae còn xanh (giống cây sinh trưởng ở Tây Ban Nha, Bắc Phi và Trung Quốc), được tinh chế thành dạng vi hạt. Thuốc có kích thước nhỏ hơn 2 micromet, đảm bảo hấp thu nhanh hơn qua niêm mạc ruột, nhờ đó phát huy tác dụng nhanh và mạnh hơn các dạng khác, giúp hiệu quả điều trị chỉ trong 7 ngày dùng đúng liều lượng.
Không chỉ vậy, để đề phòng trĩ tái phát, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày và không quên dùng thuốc trong 2 tháng sau phẫu thuật cắt búi trĩ để hiệu quả ca phẫu thuật cao hơn. Tìm hiểu thêm thông tin về thuốc chữa bệnh trĩ.