Nếu như ở Việt Nam có bánh chưng, bánh tét thì ở các nước láng giềng xung quanh chúng ta cũng có những món ăn đặc trưng riêng cho ngày Tết. Những món ăn đó tượng trưng cho sự may mắn và mong ước của người dân để hướng tới một năm mới tốt đẹp hơn.
Theo truyền thống của người Trung, bữa tối của ngày đầy năm mới được xem là bữa ăn quan trọng nhất. Vì đây là bữa cơm sum họp đầu năm nên mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt. Bữa cơm này gồm rất nhiều món ăn nhưng phổ biến nhất là bánh bao và cá.
Theo họ, món bánh bao tượng trưng cho sự may mắn, còn món cá tượng trưng cho sự giàu có, sung túc. Nhìn chung, cả hai món ăn đều tượng trưng cho sự no ấm, thịnh vượng mà người nào cũng mong muốn. Ngoài ra, món sủi cảo có hình giống quan tiền cũng là một món ăn rất được người Trung Quốc ưa chuộng vào những ngày đầu năm mới này.
Hàn Quốc có một món ăn đặc trưng cho ngày lễ đầu năm mới là món canh Tteokguk. Món canh này được chế biến từ bột gạo, nước xương bò, thịt bò, hành hoa,... Người Hàn Quốc sử dụng món ăn này với mong ước có một sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn trong năm tới.
Thời gian Tết cổ truyền của Mông Cổ khá giống Việt Nam (3 ngày). Món ăn được người Mông Cổ chế biến trong những ngày Tết là bánh bao nhân cừu và sữa ngựa. Và đương nhiên cơm sum họp của người Mông Cổ cũng phải đầy đủ thành viên trong gia đình để đón giao thừa và cầu chúc cho một năm mới an lành.
Món ăn thường người Singapore và Malaysia dùng trong ngày Tết nguyên đán là Yu Sheng. Món ăn này được chế biến từ cá hồi và rau củ và thường được trộn chung với nước sốt để ăn. Các thành phần làm ra món ăn này cũng mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Cụ thể, cá hồi tượng trưng cho sự may mắn, cà rốt tượng cho sự phát đạt, dưa leo tượng trưng cho sự trẻ trung, dầu ăn tượng trưng cho sự phát tài.
Trong ngày lễ lớn này, món ăn mà người Lào thường ăn là món lạp được làm từ thịt gà và bò tươi và ăn kèm với cơm nếp. Đây là món ăn tượng trưng cho tài lộc của gia chủ cũng như người thân.
Món cà ri là đặc sản ngày Tết của người dân Campuchia. Theo tập tuc, người Campuchia thường đem món ăn này lên chùa để làm lễ trước rồi sau đó cả nhà mới ngồi quây quần cùng nhau thưởng thức.
Người Ấn Độ thì vô cùng rất đặc biệt khi họ chuộng những thức ăn có vị đắng. Đối với họ, vị đắng tượng trưng cho sự may mắn cho cả năm mới. Hơn nữa, tất cả các món ăn trong ngày Tết sẽ được người Ấn nêm gấp đôi gia vị để cho thật mặn hoặc thật ngọt với hy vọng những món ăn này sẽ giúp họ xua đuổi ma quỷ cản trở con đường làm ăn của họ. Thêm vào đó, người Ấn cũng rất thích món trà pha sữa trâu bò với mong ước một năm mới ngọt ngào và suôn sẻ.
Mỗi đất nước, mỗi quốc gia đều có những món ăn đặc trưng riêng cho ngày Tết của riêng mình. Và dù là món ăn nào đi nữa thì chung quy tất cả mọi người đều mong có một năm mới an lành với nhiều may mắn.