Ho nhiều về đêm

bé cún nhà mình mấy hôm nay ho rũ rượi về đêm, ko ngủ được. Có cách nào ban đêm để bé ngủ ngon & ít ho không?
Trả lời 16 năm trước
Nhóc nhà em mấy hôm trước cũng có hiện tượng ho về đêm nhiều lắm, ban ngày thì đỡ hơn, do chỉ mới bắt đầu thôi mà mẹ lại chẳng biết cho con uống thuốc gì nên mấy hôm nay có vẻ nặng lên rồi, chắc phải đi bác sỹ thôi chứ em cho uống quất mật ong nhưng chưa biết thế nào.
Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc
Trả lời 14 năm trước
Chào chị! Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ho về đêm, có thể do bệnh lý (ho gà, viêm mũi xoang dị ứng,trào ngược thực quản, hen phế quản, viên phế quản mãn tính, các chất gây cản trở trong phế quản) nhưng cũng có thể đơn giản chỉ là do cháu đã đi ngủ ngay sau khi ăn, uống, do ban ngày cháu chạy nhảy quá nhiều. Nếu không phải nguyên nhân do ăn uống hay vui đùa, chị nên đưa cháu đi khám bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và có hướng xử lý kịp thời. Trước mắt chị có thể cho cháu 1 thìa mật ong trước khi đi ngủ, như vậy sẽ làm dịu cơn ho và ngủ ngơ hơn. Tuy nhiên nếu trẻ ho kéo dài đặc biệt khi có kèm triệu trứng bất thường như đau bụng chị nhất thiết nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Chúc chị mạnh khỏe, hạnh phúc! [gallery]/6/fcz1254393780.jpg[/gallery]
Tran Dung
Tran Dung
Trả lời 14 năm trước
Trước khi đi ngủ bạn cho bé uống 1 thìa mật ong. Ban đêm bạn chịu khó thỉnh thoảng thức dậy cho bé 1, 2 thìa nước lọc ấm ấm, bé đỡ khô họng sẽ hạn chế ho. Ngoài ra, có thể con bạn có đờm, khi nằm đờm chảy ngược vào gây ho. Tốt nhất bạn cho cháu đi kiểm tra bác sỹ và kê thuốc hợp lý. Chúc bé khỏe !
Lê Quang Trà
Lê Quang Trà
Trả lời 14 năm trước
[url=http://www.viemphequan.com]http://www.viemphequan.com[/url]
Trần Thị Huyền
Trần Thị Huyền
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn.

Do ăn quá no, sát giờ đi ngủ (sữa, bột, cơm, hoa quả…), thức ăn không kịp tiêu hoá cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản. Tình trạng dịch vị ở dạ dày trào lên thực quản thường xuyên, lâu ngày có thể gây viêm thực quản dẫn đến ho.

Chào bạn.

Hiện tượng này gặp ở cả người lớn nhưng rõ nhất là ở trẻ em. Những trẻ bị thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản thường bị ho về đêm, thậm chí cả ban ngày khi nằm nghỉ, chơi, ngủ (còn gọi là chứng ho ngang - ho khi ngủ, nghỉ, trong tư thế nằm ngang). Thậm chí có cháu còn bị trào ngược lên tận mũi gây viêm mũi kéo dài, rất khó chịu và nguy hiểm cho trẻ.

“Ở người lớn, hiện tượng này có thể dễ nhận biết hơn khi họ thấy thức ăn “ợ” lên, hoặc có cảm giác nóng rát ở ngực rồi lại hết. Tuy nhiên, ít người nghĩ triệu chứng này là nguy hiểm mà thường bỏ qua, coi đó là bình thường. Ở trẻ, càng khó nhận biết hơn vì nhiều trẻ khi “ợ” cha mẹ lại cho rằng trẻ ợ hơi”, Nên để trẻ ăn theo nhu cầu

Các bà mẹ nên để trẻ ăn uống theo nhu cầu. Đừng cố gắng ép trẻ ăn khi trẻ không muốn. Tình trạng lười ăn của trẻ cần phải tìm ra nguyên nhân thực sự mới có cách giải quyết. Còn nếu cứ ép trẻ ăn trong tâm trạng không thoải mái có thể khiến trẻ ức chế, khó hấp thu được thức ăn.

Đặc biệt là buổi tối, để khắc phục tình trạng ho ngang rất đơn giản, chỉ cần không cho trẻ ăn, uống sát giờ đi ngủ. Sau khi cho con ăn hay uống, cha mẹ nên để trẻ thức, hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Trường hợp cho các cháu ăn trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho trẻ.

Không chỉ có nguy cơ khiến trẻ bị ho ngang mà trẻ còn đầy bụng, ậm ạch khó chịu khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

“Như một bản năng tự nhiên, khi trẻ đói tức khắc sẽ đòi bú mẹ. Khi đó, bé có thể vừa ngủ vừa bú cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Còn trong trường hợp vì lý do nào đó cho bé ăn sữa ngoài, vẫn có thể cho trẻ ăn trong đêm khi trẻ có nhu cầu, còn không nên ép trẻ”,

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 12 năm trước

Bạn thân mến!

Ho là triệu chứng thường gặp ở các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, ho là phản xạ tốt giúp con tống đờm dãi, giúp làm sạch đường hô hấp.

Trẻ ho đêm vì nhiều lý do

Vào mùa lạnh, các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Các bệnh này đều có chung đặc điểm như ho có đờm, ho sâu, tiếng ho khan và kèm sổ mũi. Để xác định rõ ràng bé bị ho do nguyên nhân gì, chỉ có thể nhờ bác sỹ thăm khám thì mới xác định rõ được.

Nhưng bé có thể cũng bị ho vì bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều.

Với các bé bị ho về đêm, hoặc ho lúc ngủ trưa, sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ, theo bác sỹ Ngô Ngọc Liễn – Viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, đây là triệu chứng của ho ngang. Bé bị ho do khi ngủ, nghỉ, con nằm trong tư thế ngang, do “trào ngược” dạ dày, thực quản.

Ho “ngang” thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dầy. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản, gây ho sặc từng cơn.

Chăm sóc bé bị ho đêm

Đa số khi thấy con bị ho đêm, các bố mẹ thường áp dụng một số các bài thuốc dân gian để giúp con bớt ho. Có thể hấp mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ… chắt lấy nước cho con uống ngày 3 – 4 lần. Những cách này giúp cho bé giảm ho hiệu quả và lành tính.

Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, giờ ăn và giờ ngủ của con cách nhau ít nhất một giờ đồng hồ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Bạn cũng lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.

Khi ngủ, hãy kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và hôn nhiều hơn.

Nếu con bị ho nhiều, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạ chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ… Tránh cho con xa các môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc, bụi đường… Điều này cũng khiến bé bị ho nhiều hơn.

Với các bé bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bạn nên đưa con đến khám bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh và thuốc giảm ho cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.

Chúc bé yêu của bạn mau khỏe!

Ms Hạnh- ban theo y/c KH
Ms Hạnh- ban theo y/c KH
Trả lời 12 năm trước

bạn cho bé dùng bonikiddy sẽ giúp bé nâng cao hệ miễn dịch tăng cường sức đề khángư phòng tránh cảm cúm cảm lạnh các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, ho hắt hơi sổ mũi viêm họng.