Nếu trẻ em bị sốt thì cần làm những gì cần thiết để chữa cho em bé nhanh khỏi ?

Trả lời 16 năm trước
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, có thể là mọc răng, nhiễm khuản, nhiễm lạnh. Trẻ em thường rất hay bị sốt và trong đại đa số các trường hợp, đó là một cách phòng thủ của cơ thể vì vậy đừng nên chống lại cơ thể một cách máy móc trù khi nó quá nghiêm trọng, vì rắc rối có thể xẩy ra chỉ vì sự thiếu hiểu biết của bạn như: co giật và mất nước. Nếu con bạn đang sốt, hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân và hướng điều trị. Trước hết kiểm tra một cách chính xác nhiệt độ của con bạn bằng nhiệt kế. Trong suốt quá trình bị sốt cần kiểm tra nhiệt kế thường xuyên, lặp lại nhiều lần trong ngày và cùng thời điểm nếu bạn thực hiện 3 – 4 ngày liên tiếp. Lưu ý rằng thân nhiệt thay đổi trong ngày, chênh lệch khoảng 1 độ, vào buổi sáng 36,5 độ, buổi chiều 37,5 độ. Khi trẻ bị sốt, tốt nhất vẫn dự phòng ngăn chặn nhiệt độ không lên quá cao và kéo dài. Trong trường hợp nóng sốt bình thường bạn có thể thực hiện vài phương pháp hữu hiệu và đơn giản: - Cho bé uống nước đầy đủ và thường xuyên để tránh mất nước do sốt nóng. - Làm mát cho bé bằng cách tắm chừng 10 phút và nhiệt độ bé 2 độ C (ví dụ, đối với cơn sốt 40 độ C để nhiệt độ nước là 38 Độ C). - Làm mát bé bằng khăn ướt hoặc đắp túi nước đá, túi chườm lạnh bằng cách di chuyển thường xuyên trên khắp cơ thể. Trường hợp bé sốt quá cáo hoặc có tiền sử co giật cần cho bé uống thuốc giảm sốt (apirin, paracetamon) để làm hạ sốt, chỉ nên dùng loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Tuyệt đối không được vượt quá liều lượng quy định, tốt nhất tham vấn theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Sau khi áp dụng các biện pháp hạ nhiệt, cơn sốt vẫn lên quá cao hoặc kéo dài cần phải gọi bác sĩ hoặc dược sĩ. Đối với trẻ sơ sinh sốt đến 39 độ C trở lên và trẻ con ở mức 41 độ C là tình trạng khẩn cấp một cách thực sự. Lúc này cần đến sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Những điều nên tránh - Không ấp ủ con trong lúc đang sốt. Rất nhiều bà mẹ sợ con bị lạnh nên mặc nhiều quần áo kín và ôm con vào lòng. Điều này thực sự không có lợi vì làm tăng nhiệt độ trong cơ thể trẻ. Có thể dẫn đến sốt co giật. - Căn phòng phải thông thoáng, nhiệt độ phòng phải tốt nhất từ 27 – 28 độ C. Tránh hướng gió lùa. - Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Cấp cứu cho trẻ bị sốt co giật Tuyệt đối không kìm giữ cơ thể bé, hãy để bé ở trạng thái thả lỏng và thực hiện các biện pháp giảm nhiệt. Cởi quần áo cho bé, để bé nằm thoải mái, lấy khăn ướt đắp lên trán và hai bên bẹn. Đồng thời lau khắp người cho bé, liên tục thay khăn ướt. Làm liên tục trong khoảng 15 phút, khi cơ thể bé dần hạ nhiệt, có thể cho bé uống liều thuốc giảm sốt và an thần.
Phạm Thị Minh Huệ
Phạm Thị Minh Huệ
Trả lời 11 năm trước


Hạ sốt cho bé bằng phương pháp dân gian đang được nhiều bà mẹ áp dụng mỗi khi con sốt. Ngày nay, trẻ phải uống quá nhiều loại thuốc, nên tâm lý của các bậc cha mẹ chỉ mong muốn tìm những bài thuốc, những phương pháp an toàn, hiệu quả cho con yêu.

Hạ sốt cho con bằng thảo dược

Cây nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml.

Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

Chanh tươi

Khi bé bị sốt cao 39,5 – 40 độ, cần giảm sốt nhanh, các mẹ có thể lấy 1 quả chanh tươi trong tủ lạnh, cắt làm nhiều lát mỏng, sau đó dùng lát chanh này chà nhẹ lên trán, thái dương, khe khuỷu tay, khe khuỷu chân, bẹn, dọc sống lưng để hạ sốt. Bé hạ sốt rất nhanh và hạ được lâu.

Lưu ý, do nước chanh có axit chua, nên cần tránh những chỗ bé có mụn ngứa, hoặc da bị xước dễ làm xót. Hoặc nếu thấy bé kêu xót thì cố gắng để chừng 2,3 phút rồi lấy khăn ướt lau đi.

Hạ sốt cho bé bằng phương pháp xông

Đổ nước nóng vào một chậu lớn rồi cho một thìa dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.

Lưu ý khi hạ sốt cho bé

  • Lau người cho bé: Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn… Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng.

  • Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống nhiều nước như nước chanh, nước cam, hoặc orezol bù điện giải để tránh mất nước quá nhiều.

  • Không nên chườm nước lạnh, nước đá, cũng không được xoa dầu gió cho bé. Trong quá trình hạ sốt, tuyệt đối không bật quạt, bật điều hoà. Làm như thế, da bé khô sẽ mất nước và khó hạ sốt. Hãy để cho bé tự ra mồi hôi.

  • Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Hoặc nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.

Trong trường hợp bé sốt quá 3 ngày mà không đỡ dù đã áp dụng mọi cách thì nên đưa bé đi khám sớm. Với bé dưới 3 tháng tuổi thì nên đưa bé đi khám ngay khi bị sốt. Nếu bé khó thở, nổi nốt trên da kèm sốt thì càng nên đưa đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh truyền nhiễm nặng.