Tại sao Viêm mũi ở trẻ sơ sinh- Không thể xem thường?

Trả lời 16 năm trước
Kỳ trước, chúng ta đã nghe giới chuyên môn trong nước đưa ra những lời khuyên và chỉ dẫn nhằm giúp các bà mẹ có được nguồn sữa dồi dào, bổ dưỡng cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của con trẻ.Chúng ta biết rằng chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là một việc làm đơn giản, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ, vì công việc này đòi hỏi lòng thương yêu, sự kiên trì, hiểu biết, và cả sự tỉ mỉ của các bậc phụ huynh. Bạn có thể tải bài nghe tại đây Chương trình hôm nay mời quý vị cùng tìm hiểu những điều cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh, qua phần trình bày của bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, chuyên khoa nhi, hiện đang hành nghề tại miền Nam California: Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Trẻ sơ sinh những ngày đầu tiên là những ngày rất quan trọng là bởi vì có một số điều nếu mình làm không đúng thì sẽ có ảnh hưởng rất tai hại cho cuộc đời của các cháu sau này. Điều thứ nhất tôi khuyên các cháu nên được bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ những chất bổ cho các cháu. Lớp sữa đầu tiên của người mẹ rất quan trọng vì chứa nhiều kháng thể. Khi người mẹ cho bú, sự gần gũi của người mẹ và đứa bé trong những gìơ đầu tiên rất quan trọng, ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý của cháu sau này rất lâu dài. Nhiều người hỏi là cho con bú bao nhiêu thì đủ? Thường những cháu bú sữa mẹ, thật sự không thể biết được cháu bú lượng sữa là bao nhiêu, nhưng tôi xin nhấn mạnh là các cháu cần phải đi tiểu từ 6-8 lần trong ngày. Nếu số lần đi tiểu của các cháu trong 24 tiếng đồng hồ mà ít hơn 6-8 lần thì cũng có nghĩa là lượng sữa cháu bú không đủ. Mình phải xem lại nguyên do vì sao. Trà Mi: Nhiều phụ nữ ngày nay phải ra xã hội làm việc, nên lo ngại rằng nếu cho con bú sữa mẹ sẽ tạo cho cháu thói quen quen với sữa mẹ mà không chịu bú sữa bình. Thế nên trong những giờ người mẹ ra ngoài làm việc thì cháu quấy khóc, không uống được sữa khác thay thế thì cũng ảnh hưởng sức khoẻ cho cháu. Lời khuyên của bác sĩ ra sao? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Thực sự chúng ta cố gắng hết sức cho cháu uống sữa mẹ, nhưng vì người mẹ cũng phải đi làm, nên vấn để cho trẻ bú sữa mẹ 100% nhiều khi rất khó khăn. Có một phương pháp là lấy sữa mẹ bằng máy bơm hút sữa, rồi để vào tủ lạnh. Như vậy, cháu có thể dùng sữa mẹ trong khi người mẹ đang đi làm. Trà Mi: Nguồn sữa mẹ khi để ra ngoài cho vào tủ lạnh thì vô hại? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Vâng, nếu mình để đúng theo nhiệt độ, thời gian thích hợp, và bảo quản đúng cách. Có dịp tôi sẽ nói về đề tài này kỹ hơn. Sữa người mẹ lấy từ máy vắt sữa có thể dùng 24/24, nghĩa là có thể dư để trẻ dùng trong khi người mẹ không có ở nhà. Trà Mi: Có thể nào xen kẽ giữa sữa mẹ và sữa công thức để vừa cho cháu đủ chất dinh dưỡng mà cũng vừa thuận tiện cho người mẹ khi phải đi làm? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Dạ vâng. Điều này là một điều thực tế. Nếu không cho cháu bú 100% sữa mẹ được thì mình có thể dung hoà với sữa công thức, rất tốt. Một vấn đề khác mà các cháu sơ sinh hay gặp ở những ngày đầu tiên là bị vàng da. Nguyên nhân là do lá gan chưa làm việc trong những ngày đầu tiên. Người mẹ có nhóm máu O thì trường hợp vàng da ở trẻ nhiều hơn. Nếu thấy cháu vàng da càng lúc càng nhiều, đặc biệt nếu lòng trắng trong mắt cháu bị vàng, thì nên thông báo cho bác sĩ biết. Đặt cháu nằm ngủ ở tư thế ngửa hay sấp thì tốt? Cách đây 5-10 năm, người ta khuyên nên cho trẻ nằm sấp. Thế nhưng gần đây người ta khuyên nên cho trẻ nằm ngửa, bởi phát hiện thấy có sự liên hệ giữa việc cháu nằm sấp với các trường hợp tử vong trong lúc ngủ. Cho nên, nên cho cháu nằm ngửa. Một điều nữa, tránh để gối hay những gì xung quanh các cháu, bởi vì những vật này có thể làm cháu ngộp thở khi cháu lăn. Trà Mi: Có cách nào phòng tránh việc trẻ có thể lăn, lật, hay té ngã trong lúc ngủ? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Có những cái giường dành cho trẻ mà có những song chắn ở xung quanh. Như vậy đủ tốt. Mình không cần phải kê gối, vì khi cháu lăn, mặt cháu có thể áp vào gối gây ngộp thở. Nệm dành cho cháu nên chọn loại không cứng hay mềm quá, nghĩa là đừng có độ lún nhiều quá cũng có thể làm cho cháu ngộp thở. Một số cháu trai cần được cắt da quy đầu thì chúng ta nên săn sóc bé bằng cách dùng vaseline bôi lên. Vết thương sẽ tự lành trong một tuần lễ. Một việc khác mà nhiều người hay lo là cuống rốn. Việc nhiễm trùng cuống rốn rất hiếm, nếu chúng ta biết cách săn sóc. Quan trọng nhất là phải giữ khô cuống rốn. Có thể dùng cồn để lau cho các cháu 2-3 lần một ngày. Trà Mi: Trong những trường hợp nào thì người mẹ cần thiết phải đưa cháu đi bác sĩ? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Nên mang cháu đi khám khi các cháu bị nóng sốt chẳng hạn. Thường thân nhiệt của cháu khoảng 38 độ C. Các cháu dưới 2 tháng nên tuyệt đối tránh đừng để nóng sốt. Vấn đề nhiễm trùng rất nguy hiểm ở độ tuổi này. Nếu cháu ói mửa thì cũng là dấu hiệu không tốt, có thể do những bệnh nguy hiểm như tắt ruột. Lòng trắng mắt của bé bị vàng là phải đi khám ngay, hoặc bé bị khó thở, hoặc phân của bé có máu thì cũng nên liên lạc với bác sĩ ngay. Người Việt Nam hay cho các cháu uống nước. Điều này không nên. Cần hiểu thế này, trong sữa các cháu uống đã có đủ nguồn nước rồi. Nếu mình cho cháu uống thêm nước nữa thì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của cháu. Trà Mi: Như vậy thì lượng nước như thế nào cho cháu mỗi ngày được coi là vừa đủ, điều độ? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Trên nguyên tắc, các cháu không cần phải uống nước. Tuy nhiên, cho cháu một vài giọt nước sau khi cho bú để miệng cháu được sạch thì không sao. Nhưng cho cháu từ 20-30 cc nước thì nguy hiểm. Hơn nữa, người Việt Nam hay dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ cho sạch. Điều đó rất nguy hiểm vì trong mật ong có chứa một loại vi trùng rất nguy hiểm cho trẻ. Đừng bao giờ dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ. Trà Mi: Có thể dùng cách nào khác thay thế thưa bác sĩ? Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Thật ra các cháu hay bị hai trường hợp. Một là đóng sữa dưới lưỡi. Đây là trường hợp bình thường, có thể dùng một tấm gạc nhúng một chút nước ấm để chà lưỡi cho cháu, như vậy là đủ rồi. Một số trường hợp cháu bị đẹn lưỡi tức bị một loại nấm mọc trên lưỡi và trắng hết cả má trong của các cháu. Trường hợp này nên đem cháu đi khám. Bác sĩ sẽ cho dùng thuốc trong 1-2 tuần là hết.