Bé nhà mình bị ho và khò khè là vì sao nhỉ, bạn nào có kinh nghiệm ko?

Cu nhà em được gần 5 tháng lúc 2 tháng cháu bị ho nửa tháng mà ho rất nặng điều trị thuốc kháng sinh mãi không khỏi, em cho cháu uống lá hẹ hấp với mật ong thì thấy đỡ và khỏi hẳn, khi điều trị khỏi ho rồi thì cháu vẫn bị khò khè. Em đi khám ở bệnh viện đa khoa Sơn Tây bác sỹ trưởng khoa nhi kết luận cháu có vách ngăn gây nên khò khè, uống mấy đợt thuốc mà không khỏi. Em cho cháu xuống viện nhi trung ương khám, bác sỹ bảo đi chụp tim phổi và đi siêu âm, rồi bác sỹ kết luận cháu bị viêm họng cấp và tuyến hung to làm cho bé khó thở, rồi bác sỹ kê đơn nhưng em cho cháu uống thuốc 1 tuần mà chẳng thấy dỡ tí nào. Hiện tại cháu vẫn khò khè, em ngừng cho cháu uống thuốc gần tháng nay rồi, mấy hôm nay lạnh cháu lại bắt đầu ho.

Nguồn: webtretho

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Khò khè là do có hiện tượng co thắt đường hô hấp hay do luồng không khí phải đi qua chỗ chít hẹp. Chỗ chít hẹp có thể do dị tật bẩm sinh, do đàm nhớt. Hiện tượng co thắt thường gặp khi có tình trạng viêm nhiễm hoặc do không khí lạnh kích thích… Một số trường hợp, em bé sau khi sinh có hiện tượng “khò khè” (khi đặt tay vào lưng bé cảm giác như có tiếng khò khè) là do ứ đọng đàm nhớt. Tùy vào từng trường hợp mà cách xử trí khác nhau. Vấn đề quan trọng ở đây là bé của anh/chị bị khò khè do nguyên nhân gì. Do đó, anh/chị cần khám và theo dõi đúng chuyên khoa hô hấp của nhi trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, anh/chị nên giữ ấm cho bé, nhất là vào mùa lạnh, mỗi khi bé ngủ dậy có thể vỗ lưng cho bé.

Chúc bé mau khỏe.

Nguồn: webtretho

L2 love
L2 love
Trả lời 13 năm trước

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi.

Ởlứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).
Làm sao biết được trẻ bị khò khè ?

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy,“tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai trần. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít ).

Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè ( là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này ) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng ). Thật vậy, trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho ( làm trẻ thở nghe khụt khịt ). Khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.


Các nguyên nhân làm cho trẻ bị khò khè ?

Khò khè xảy ra khi trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).

Các nguyên nhân thường gặp nhất là: suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản), … Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

Cần làm gì khi trẻ bị khò khè ?

Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì ); khò khè tái phát.

- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.

- Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần ), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, … )

Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn
Lương Cao Cường
Lương Cao Cường
Trả lời 11 năm trước

Bài thuốc chữa ho hiệu quả

Hẹ, Đu đủ, Quất, Gừng, Cải cúc, Rẻ quạt, Củ cải, Vỏ rễ dâu, Mơ, Chanh ta, Hoa mướp, Bạc hà, Cam thảo, Húng chanh, Lá chanh. Đây là những vị thuốc hay được dùng khi chữa ho.


1. Chữa ho trẻ em, hen suyễn, họng sưng đau bằng lá hẹ.
Hẹ: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.
Cổ họng khó nuốt bằng lá hẹ.
Hẹ: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.
2. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực.
Hoa đu đủ đực 20g đem hấp với đường phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể hấp kết hợp với há hẹ 10g, hạt chanh 10g.
3. Chữa ho, mất ngủ bằng quất
Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.
Chữa ho gió, ho khan bằng quất.
Quả quất: Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.
Chữa ho gà bằng quất.
Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần
Chữa ho do phế nhiệt bằng quất.
Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.
4. Chữa ho, viêm phế quản bằng gừng.
Gừng: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, hạ sốt, kháng histamin. Được dùng chữa ho, viêm phế quản. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
5. Chữa ho trẻ em bằng cải cúc
Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.
6. Chữa ho, viêm họng bằng cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt: Ðể chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ Mạch môn, Húng chanh, hoa Ðu đủ đực, đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ Cam thảo đất, rễ Đậu săng, giã ngậm.
7. Chữa ho có đờm, hen, ho ra máu, trẻ em ho gà bằng rễ dâu.
Vỏ rễ dâu(tang bạch bì): Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.
8. Chữa ho, viêm họng, khản tiếng bằng lá húng chanh
Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.
9. Chữa ho mất tiếng bằng vỏ quýt
Trần bì(Vỏ quả Quýt chín) 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày (Dược liệu Việt Nam).
10. Chữa ho có đờm bằng lá bạc hà.
Lá bạc hà tươi 50g vắt nước uống hàng ngày.
12. Chữa ho, có sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng bằng hoa mướp.
Hoa mướp 12g rửa sạch hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang.
13. Chữa ho lao, ho lâu ngày bằng cam thảo
Dùng Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần (Nam dược thần hiệu).
14. Chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng bằng hạt mơ
Hạt Mơ: dùng trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, Ngày dùng 4,5-9g, dạng thuốc sắc.
Quả Mơ: thường dùng làm thuốc thay vị Ô mai là quả của cây Mai - Prunus mume. Quả Mơ muối dùng chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng.
15. Chữa ho nhiều đờm, khản tiếng bằng củ cải
Chữa ho nhiều đờm: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa, mật ong mỗi vị 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Uống ngày hai lần.
Trị khản tiếng: Lấy 3 củ cải trắng và 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ gạn lấy nước để uống, uống trong 2 ngày.
16. Chữa ho gà bằng chanh
Lá Chanh tươi sắc với vài lát Gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.

(St)

P/S:

Nếu nhà mẹ nào có người nhà ho lâu ngày không khỏi, hen suyễn.... áp dụng những bài trên không hiệu quả có thể p.m với e. Gần nhà bà ngoại e có thầy thuốc đông y gia truyền có bài thuốc đặc trị ho, hen suyễn, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi e sẽ lấy thuốc giúp cho. Cái này là do thằng cu Tũn nhà em nó bị ho. Khi cháu ho thì có đờm còn khi thở thì khò khè nghe đến là khó nhọc! Ngày cháu biếng ăn rất hay nôn trớ, đêm thì ngủ không sâu giấc khóc quấy. E cho đi khám uống đủ thứ thuốc cũng không đỡ. Sau có người mách đi châm cứu cũng đỡ được một chút nhưng tốn kém và vất vả cả nhà vì mỗi lần điều trị: bố làm xe ôm chở 02 mẹ con đi đi, về về 6-7 ngày....

May tuần trước về nhà bà ngoại chơi được mọi người mách, e sang lấy thuốc ho bên nhà thấy thuốc đông y. 03 hôm là Tũn khỏi. E mừng quá! Về đi buôn dưa với mọi người và lấy hộ cho vài anh chị em. Kết quả cũng rất ok! Mẹ nào quan tâm p.m e giúp! Đảm bảo 1-200k là khỏi liền. LH: Hằng Moon - 0987 290 785