Trẻ đại tiện phân có máu là bệnh gì?

Con trai tôi 19 tháng tuổi. Mấy hôm nay cháu đi đại tiện phân có máu. Xin hỏi cháu bị bệnh gì?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước

Đối với mỗi bà mẹ nuôi con, việc biết phân biệt phân lành và phân xấu, phân bình thường và phân bất thường là việc rất quan trọng. Nó phản ánh tình trạng tiêu hoá của đứa trẻ và có thể phát hiện sớm một tình huống bất thường đang hoặc có thể xảy ra, cũng có khi nó báo hiệu bệnh nguy hiểm.

Nếu là phân có máu lẫn mũi thì phần lớn là do lỵ. Bệnh lỵ trực khuẩn thường xảy ra cấp diễn, trẻ có sốt cao, đại tiện ngày nhiều lần, phân lỏng có lẫn máu mũi và dễ đi đến trạng thái nhiễm độc.

Trái lại, lỵ amíp thường dai dẳng tái phát, phân ít, lỏng nhưng rất nhiều máu và mũi, trẻ đi ngoài thường phải rặn.

Nếu trẻ đại tiện máu tươi thì trước hết nên nghĩ đến lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú (hay gặp trẻ 4 - 8 tháng bụ bẫm).

Nếu là phân đen, tức là máu chảy ở dạ dày hay ruột non thì có khả năng là một trường hợp loét dạ dày hay tá tràng hoặc một loại bệnh dị ứng hay chảy máu đường mật... Lời khuyên mọi trường hợp trẻ đi ngoài ra máu và phân đen đều cần theo dõi trẻ và đưa đến bác sĩ khám để tìm nguyên nhân và chữa bệnh.

BS Kim Anh, Sức khỏe và Đời sống

mùa đông
mùa đông
Trả lời 13 năm trước

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé đại tiện ra máu, vì vậy rất dễ nhầm lẫn khi xác định chữa trị. Cha mẹ cần quan sát kỹ màu máu trong phân của trẻ để bác sĩ chuẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả.

Nguyên nhân chính của việc xuất huyết khi đi tiêu chính là do gan của bé con khá non nớt nên không thể tạo đầy đủ các chất đông huyết với trường hợp bé sinh thiếu tháng. Bên cạnh đó có nhiều nguyên nhânkhác dẫn đến việc bé đi tiêu ra máu: Bé bị táo bón nên phân khô cứng làm rách hậu môn, bé bị bệnh lộn ruột, bệnh sốt thương hàn,bệnh sốt xuất huyết…

Chính vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến đi tiêu ra máu nêncha mẹrấtdễ nhầm lẫn! Màu của máu trong phân là yếu tố quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn nên các bố mẹ cần theo dõi và quan sát kỹ càng.

- Triệu chứng của bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói. Việc như vậy xảy ra với các bé mạnh khỏe, bụbẫm thì chính là bé bị lồng ruột chứ không phải bị bệnh khác như người ta vẫn hay nhầm nếu không được chụp X-Quang hay siêu âm kỹ càng. Trong trường hợp này,hi thấy bé đau bụng dữ dội một cách bất thường là phải đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ khôngđợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra máu ở hậu môn.

- Triệu chứng bệnh táo bón: Bé đi tiêu ra phân khô, cứng, chặt nên làm rách màn hậu môn gây xuất huyết. Bé đi tiêu chảy ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu, cầnsớm phát hiện và điều trị để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ảnh minh họa.

- Triệu chứng bệnh trĩ: Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ, bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.

-Triệu chứng bệnh sốt thương hàn: Biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết làm cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu. Trong trường hợp này máu có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.

- Triệu chứng chảy máu cam: Có nhiều bé đi cầu ra phân đen vì ngày hôm trước đã bị chảy máu cam chứ không liên quan đến đường tiêu hóa của bé.

- Triệu chứng bệnh kiết: Bé đi tiêu khó khăn, đau bụng nhiều, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đàm và máu.

Bệnh kiết do Amibe là một loại bệnh ở ruột già, giai đoạn đầu phân đỏ tươi, có lẫn mũ do ruột tiết ra và đàm nhớt. Bệnh thường làm bệnh nhân nóng sốt nhưng không cấp tính. Kiết do Amibe thường ít xảy ra ở trẻ em nhưng có thể trở thành kinh niên khó chữa.

Kiết do trực tràng thường gặp ở trẻ em. Giai đoạn 2 – 6 tuổi bé dễ bị kiết trực tràng. Bệnh cấp tính, bé nóng sốt rất nhanh, có thể gây động kinh, nôn ói, đi tiêu nhiều lần cóđờm-máu lẫn lộn, đau bụng. Nếu không chữa kịp thời bé có thể tử vong do mất nước và rối loạn các chất điện giải. Nhưng nếu chữa kịp thời và đúng cách thì bệnh kiết trực tràng là một bệnh dễ khỏi.

Bạn nên đưa bé đi khám để có thể chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả.