Cháu nhà tôi 22 tháng tuổi, khi cháu ăn sữa thì rất hay bị táo bón. Tôi nên cho cháu ăn uống thế nào, có sữa gì mát để cháu ăn được không?
Táo bón là triệu chứng, thường do ăn uống thiếu chất xơ, ngoài ra cũng là một biểu hiện của việc thiếu nước, có khi chỉ cần uống thêm nước (nước chín hoặc nước tinh khiết đóng chai) sẽ đi cầu dễ dàng.
Ở tuổi cháu, ngoài sữa, hẳn chị đã tập cho cháu ăn nhiều thức ăn khác. Chị hãy kiểm tra xem cháu có mắc phải các thói quen sau đây không:
1. Chỉ thích ăn thịt, ít ăn rau, trái cây: Đối phó bằng cách tập cho cháu quen ăn đa dạng, tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả có nhiều chất xơ như cà rốt, rau muống, rau lang, bó xôi… Chất xơ cũng có nhiều trong ngô, gạo lứt, khoai lang, khoai sọ…
2. Không uống nước: Uống nhiều nước giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn và làm mềm phân. Hiện nay nhiều trẻ em không thích uống nước, đặc biệt là nước trắng (nước lọc). Chị nên tập cho cháu quen uống nước trắng khi khát, không nên uống nhiều nước ngọt, càng dễ gây sún răng.
3. Không biết chị đã gửi cháu đi nhà trẻ chưa? Trẻ mới đi nhà trẻ hoặc đi học hay bị táo bón do dễ bị căng thẳng, mót đi cầu mà chưa biết kêu cô giáo (còn lạ chẳng hạn), hoặc có cháu ham chơi quên cả chuyện đi vệ sinh... lâu dần đâm ra táo bón.
Ngoài ra, không nên ẵm bồng cháu nhiều khiến cháu lười vận động. Trẻ ít vận động thường dễ bị táo bón. Khi cơ thể vận động sẽ tác động lên các hoạt động co bóp của dạ dày và ruột, làm các luồng nhu động hướng về hậu môn, khi tới trực tràng ngay trên hậu môn, sẽ tạo cảm giác đau bụng và “mót” đi cầu.
Về các hiệu sữa “mát” (nhuận tràng giúp cho các cháu dễ đi cầu) chị có thể chọn loại sữa có bổ sung loại chất xơ Fructose hay Galactose Oligo Saccharides viết tắt FOS hay GOS, sẽ lấy lại quân bình tiêu hóa, gây lại dòng bifidobactoria thân thiện với môi trường ruột kết trẻ em.
Chị cũng nên tập dần cho cháu đi cầu, nhất là sau bữa ăn là lúc trẻ có phản xạ “mót” đi cầu, chọn lúc đó cho ngồi bô, dần dần sẽ hình thành thói quen “ngồi bô” đúng giờ. Lớn hơn, thì chỉ cần nhắc “đi cầu” là cháu sẽ đi vào một giờ nhất định.
Trẻ bú sữa ngoài dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Và cũng có khi do thành phần sữa có chất gây táo bón cho trẻ, tùy vào cơ địa của mỗi bé nên có thể bé này dị ứng với loại sữa này nhưng bé khác thì không. Theo như thông tin bạn cung cấp, rõ ràng ăn sữa ngoài là nguyên nhân khiến bé bị táo bón. Do đó, điều cần thiết là bạn nên đổi sữa cho bé, chọn đúng loại sữa không gây táo bón, có bổ sung thêm chất xơ và có thể pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền cho bé nhuận tràng. Lưu ý, bạn cần pha sữa cho bé theo đúng hướng dẫn.
Ngoài ra, bạn nên xoa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn và tập cho bé đi tiêu vào một giờ nhất định.
Cũng xin nói thêm, có thể bạn chưa cho bé bú mẹ đúng cách nên sữa ít về. Bạn cho bé bú hết 2 bầu sữa mẹ, nếu bé còn bứt rứt khó chịu thì mới cho ăn thêm sữa ngoài (thế mới gọi là thêm, còn cho ăn thành bữa riêng gọi là thay thế). Bạn càng cho bé bú mẹ thì phản xạ tiết sữa càng nhiều.
Trường hợp táo bón cần phải cho bé đi khám tại bệnh viện:
- 2 ngày sau khi bạn đã dùng mọi nỗ lực để chữa trị chứng táo bón ở nhà mà bé vẫn không thể đi tiêu.
- “Sản phẩm” của bé đóng thành khuôn, cứng và bé phải rặn mạnh mỗi khi đi tiêu.
- Bé lười ăn, sụt cân.
- Có dính máu trong tã hoặc mỗi lần rặn tiêu.
Nếu bạn cảm thấy bé có dấu hiệu khác lạ, tốt nhất, nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được khám và tư vấn.
Trẻ em hay gặp các bệnh như táo bón với tiêu chảy lắm. Mấy bệnh này không những làm bé hay cáu khóc mà còn làm bé biếng ăn và chậm phát triển. Bạn cho bédùng sữa Nebilia của Pháp đi. Sữa này có chứa Bifidus hỗ trợ tiêu hóa đấy. Ngoài ra còn cung cấp các đầy đủ vitamin và khoáng chất bổ xung cho bé. Nhà mình chỉ tin mấy hãng sữa lớn của châu Âu thôi (mang tiếng sính ngoại nhưng được cái ăn chắc bạn ạ)