Cho em hỏi về các bệnh van tim ở người cao tuổi ?

Trả lời 16 năm trước
Nói đến các bệnh van tim người ta hay nghĩ ngay đến nguyên nhân thấp tim và do đó cho là chỉ gặp ở người trẻ. Sự thật bệnh van tim cũng hay gặp ở người cao tuổi và thường do nguyên nhân khác. Ngược lại, nói đến bệnh tim ở người cao tuổi người ta hay nghĩ ngay đến các bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch mà không để ý rằng một số bệnh van tim có thể là nguyên nhân của triệu chứng về tim mạch. Các bệnh van tim ở người cao tuổi thường gặp là: [b]Hẹp van động mạch chủ[/b] Nguyên nhân phổ biến nhất của hẹp động mạch chủ đơn độc là dị dạng bẩm sinh có nhiễm canxi thoái hóa ở vòng van. Tình trạng canxi hóa cũng thường gặp ở cả vòng van hai lá và các động mạch vành. Ở người cao tuổi bị hẹp van động mạch chủ canxi hóa, gần như bao giờ cũng có một mức độ nhẹ hở van động mạch chủ, có thể quan sát được qua cinéangiocardiogra-phie (quay phim X quang khoang tim mạch). Mức độ hở van động mạch chủ thông thường không phát hiện được bằng nghe và nguyên nhân là do van động mạch chủ cứng đờ, không có khả năng tự đóng kín lại được. Bệnh cảnh lâm sàng của hẹp van động mạch chủ ở người cao tuổi gồm một hoặc nhiều triệu chứng như sau: suy nhược cơ thể, hay ngất lịm, có cơn đau thắt ngực và suy tim xung huyết. Tiếng thổi tâm thu tống máu của hẹp van động mạch chủ là do có sự chênh lệch áp lực do chỗ hẹp gây nên. Tất cả các bệnh nhân cao tuổi đều cần được làm thông tim để đánh giá mức độ hẹp van động mạch chủ và đều nên chụp động mạch vành để phát hiện xem có bệnh mạch vành phối hợp hay không. Nếu có bệnh động mạch vành phối hợp, cần thực hiện phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, cùng với việc thay van. .... Bạn có thể tham khảo bài viết của giáo sư tại http://www.ykhoanet.com/SKDS/LAOKHOA/40-07.html [right]GS. PHẠM KHUÊ Viện Lão khoa[/right]
mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Các loại bệnh van tim

Bệnh van tim là sự rối loạn hoạt động của các van có tác dụng kiểm soát dòng máu vào tim và chảy qua tim. Một số thể bệnh có thể đe dọa tính mạng và cần được phẫu thuật.

Nếu van tim bị chít hẹp, lượng máu bơm qua van cho mỗi nhát bóp sẽ quá ít. Còn nếu van tim bị hở (đóng không kín), một lượng máu khi vận chuyển qua van sẽ bị trào ngược trở lại vùng tim trước đó trong mỗi nhát bóp. Trong cả hai trường hợp, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ số lượng máu theo yêu cầu, cơ của một hay nhiều vùng tim có thể bị dày lên, hậu quả là tim to ra.

Một số bệnh van tim có thể gây ra những rung động khi máu luân chuyển, gọi là tiếng thổi của tim. Một số rối loạn van tim khác có thể làm tăng nguy cơ gây loạn nhịp tim, suy tim, cơn đau tim, đột quỵ hoặc nhiễm trùng tim.

Nhiều bệnh van tim, đặc biệt là bệnh hở van hai lá có rất ít hoặc không có triệu chứng rõ rệt, nhất là trong giai đoạn đầu. Trường hợp hẹp hở hai lá tiến triển sẽ gây khó thở, đau thắt ngực, mệt mỏi và những triệu chứng suy tim khác. Những rối loạn của van động mạch phổi gây da xanh tái, bàn chân và bàn tay lạnh. Hẹp van động mạch chủ yếu có thể gây chóng mặt, thậm chí ngất xỉu nhất là khi gắng sức.

Hầu hết các bệnh van tim, đặc biệt là bệnh hẹp hở van động mạch chủ là bẩm sinh. Hẹp van hai lá thường là hậu quả của bệnh thấp tim. Bệnh của van ba lá bao giờ cũng kết hợp với những bệnh van tim khác hoặc các bệnh về phổi.

Các bệnh van tim nhẹ có thể không cần điều trị. Với một số trường hợp, chỉ cần dùng thuốc để dự phòng hình thành cục máu đông, làm chậm nhịp tim, tránh loạn nhịp hoặc giảm ứ đọng dịch trong cơ thể. Với những bệnh van tim nặng, có thể phải phẫu thuật để tạo hình hoặc thay van. Một số bệnh van tim đe dọa tính mạng cần phải được can thiệp ngay bằng phẫu thuật.

BS Nguyễn Phương Thảo, Sức Khỏe & Đời Sống