Nên ăn thực phẩm gì cho an toàn đây?

Tôi hay xem thời sự cũng như báo chí nói rất nhiều về các loại thực phẩm hiện nay không an toàn cho lắm như thịt lợn siêu nạc, thịt lợn ăn tăng trọng, thịt gia cầm nhiễm H5N1, v.v... Mua nhầm phải những loại đó về ăn thì không biết như thế nào nữa. Nên mỗi lần đi chợ tôi không biết mua cái gì, chọn như thế nào? Vào siêu thị mua thì độ an toàn cao hơn nhưng không hợp túi tiền của gia đình. Vậy các bà mẹ, chị em nào có kinh nghiệm đi chợ, kinh nghiệm chọn mua hàng chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người với. Thanks !

Trần Hồng Cường
Trần Hồng Cường
Trả lời 12 năm trước

Câu hỏi của bạn của bạn cũng là thắc mắc của nhiều bà nội trợ hiện nay khi mà báo chi cũng như TV nói rất nhiều về các loại thực phẩm có chứa các chất không an toàn cho sức khỏe. Trên mạng có rất nhiều bài viết về kinh nghiệm chọn thực phẩm sạch đó bạn à, bạn lướt web để tham khảo. Nhưng mình thấy trong tuần bạn nên đổi khẩu vị ăn món cá biển vừa an toàn vừa có lợi cho sức khỏe. Nhà mình thì hầu như ăn đồ biển là chính và ăn cũng thấy ngon nữa. Nếu bạn muốn thử ăn món cá thu nướng sốt cà chua thì bạn tham khảo bài viết này http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/521871-Bán-cá-thu-nu?ng-Ngh?-An-giá-180k-kg . Chúc bạn là người nội trợ đảm đang.

Thúy Hằng
Thúy Hằng
Trả lời 12 năm trước

Cám ơn bạn cubi0707 nhé!

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Sử dụng thực phẩm tươi ngon không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể chúng ta phòng tránh được nhiều bệnh. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được thực phẩm tươi cho gia đình mình.

Chọn gạo ngon thế nào?

Gạo là thực phẩm dạng lương thực cung cấp cho chúng ta chủ yếu chất tinh bột. Tinh bột khi vào cơ thể, qua quá trình chuyển hóa sẽ cho chúng ta dạng đường đơn giản, đây là dạng năng lượng chủ yếu cho con người.

Gạo mới sẽ giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất mà ở đây chủ yếu là tinh bột, không có các thành phần nấm mốc. Để biết được gạo có mới, tươi ngon hay không chúng ta cần nhìn và sờ vào gạo. Gạo mới là gạo khô, không bị ẩm mốc, các hạt gạo đều nhau, hình tròn hay dài tùy giống lúa, trong, không đục, không xỉn, không có mạt cám, không có màu sắc biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt gạo giòn, không vỡ vụn hay bở bục. Ngửi mùi gạo có mùi thơm đặc trưng. Đó là gạo mới và ngon.

Nhận ra thịt tươi có khó?

Thịt là thực phẩm cung cấp chất đạm và chất béo cho cơ thể. Chất đạm và chất béo có vai trò kiến tạo nên các bộ phận, một phần chúng còn tham gia vào cơ chế cung cấp và duy trì năng lượng. Năng lượng do chất béo cung cấp lớn hơn gấp 3 lần năng lượng do chất tinh bột tạo ra. Vì thế ta thường cảm thấy nếu ăn thịt đủ khối lượng thì sẽ lao động khoẻ hơn, lâu hơn, cảm thấy ít mệt hơn.

Chúng ta thường sử dụng nhiều thịt lợn, thịt gà, thịt bò. Thịt tươi mới là thịt của động vật vừa mới giết mổ. Nếu là thịt mới thì thịt còn ấm, miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước. Nếu bạn nhìn nghiêng dưới ánh sáng thì có thể thấy các màu ngũ sắc ánh lên khác nhau. Đó là thịt tươi và ngon. Thịt ôi thì không được dẻo, miếng thịt vón lại như một cục và sẽ không có các màu ngũ sắc.

Dấu hiệu của cá tươi

Cá là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp nhiều đạm, nhiều axít béo tốt. Cá không gây ra chứng dư mỡ máu, không gây béo phì lại cung cấp một số khoáng chất quan trọng như iốt. Thế nên, cá là một thực phẩm nên bổ sung tích cực vào thực đơn.

Lưu ý, vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá phải khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía. Chú ý quan sát mắt cá. Cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ.

Cách chọn rau quả tươi

Rau quả tươi là nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ và các khoáng chất cần thiết như sắt, đồng, kẽm, magiê. Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng. Cánh lá cứng cáp, không mềm. Cầm cây rau lên thân cây rau sẽ nằm thẳng, không mềm rũ xuống là rau mới. Chú ý quan sát lá rau, lá rau phải không được vàng, không có lá đen. Sờ thân cây rau không có nhớt vì nhiều khi lá héo được người bán hàng vứt bỏ nhưng những lá thối sẽ tạo nhớt trên thân. Cuống lá rau phải còn xanh, mập hoặc mang dáng vẻ đặc trưng.

Để chọn quả tươi thì quan trọng là chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, quả không dập nát. Nếu những quả có cành như vải, nhãn, nho thì bẻ cành xem thử, nếu lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa cây thì quả đó mới thu hoạch. Nếu khô, héo, quắt, đen thì là đã thu hoạch từ lâu, quả không còn mới nữa.

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Cách phân biệt thịt lợn siêu nạc có hoá chất?

Người tiêu dùng nên lựa chọn thịt lợn có mỡ dày, thớ cứng.

4 đặc điểm nhận biết thịt siêu nạc có hóa chất:

- Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường heo siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.

- Màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất Ractopamine và Clenbuterol thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng.

- Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.

- Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.

pq
pq
Trả lời 12 năm trước

Nếu bạn đang ăn món rau cần tây “phi hữu cơ” (có dùng phân bón, thuốc trừ sâu), cơ thể bạn có thể đã phải tiêu hóa thêm tới 67 loại thuốc trừ sâu, theo một báo cáo mới nhất của Nhóm Làm việc vì môi trường Mỹ (EWG).

Tổ chức phi lợi nhuận này luôn tập trung vào các vấn đề sức khỏe cộng đồng, đã truy tìm gần 100.000 báo cáo về thuốc trừ sâu của Bộ Nông nghiệp Mỹ và tổ chức Quản lý Thực phẩm và Thuốc Mỹ nhằm xác định xem những loại quả và rau nào có nguy cơ dư thừa hóa chất nhiều nhất và ít nhất.

Những rau quả dễ và khó nhiễm thuốc trừ sâu Trong đó các loại rau quả bẩn nhất đều có chứa 47-67 loại thuốc trừ sâu trong mỗi khẩu phần. Những thực phẩm này được cho là có nguy cơ cao vì vỏ mềm và dễ hấp thụ nhiều thuốc trừ sâu hơn. Đó là 12 rau quả sau:

- Cần tây - Đào

- Dâu tây

- Táo

- Nam việt quất

- Quả xuân đào

- Ớt chuông ngọt

- Rau chân vịt

- Quả anh đào

- Khoai tây

- Nho nhập khẩu

- Xà lách

Không phải tất cả các loại rau quả “phi hữu cơ” đều có hàm lượng thuốc trừ sâu cao. Một số rau quả có một lớp vỏ rất mạnh mà có thể chống lại được sự ô nhiễm thuốc trừ sâu. Đó là 15 rau quả sạch (có rất ít hoặc không có thuốc trừ sâu) dù là trồng hữu cơ hay “phi hữu cơ”:

- Hành tây

- Quả bơ

- Ngô ngọt

- Dứa

- Xoài

- Lê ngọt

- Măng tây

- Quả kiwi

- Bắp cải

- Quả cà

- Dưa vàng

- Dưa hấu

- Bưởi chùm

- Khoai lang

- Hành ngọt

Thuốc trừ sâu là gì?

Thuốc trừ sâu là sự pha trộn của các hóa chất dùng để tiêu diệt hay ngăn chặn các loài côn trùng, bệnh tật và cỏ dại mà có thể ảnh hưởng tới mùa màng. Theo khảo sát, 45% vụ mùa trên toàn thế giới có thể bị đe dọa mất trắng do các yếu tố kể trên và vì thế nông dân phải tính tới việc dùng thuốc trừ sâu.

Vậy một lượng nhỏ thuốc trừ sâu có gây hại cho cơ thể?

Theo khuyến nghị chính thức của Chính phủ Mỹ: việc nạp một lượng nhỏ thuốc trừ sâu không gây hại nhưng một số nghiên cứu lại chỉ ra sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và các vấn đề sức khỏe như ung thư, chứng tăng động giảm chú ý và các rối loạn thần kinh; đặc biệt, nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch.

Một số bác sĩ cảnh báo rằng sự tăng trưởng của não bộ trẻ em có thể bị tổn thương do thuốc trừ sâu trong thực phẩm. “Não bộ của một đứa trẻ phát triển rất nhanh, với tốc độ phi thường, và nếu thuốc trừ sâu vào được não, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng não bộ”, BS Phillip Landrigan, chủ tịch Khoa phòng ngừa, Trường Y Mount Sinai (Mỹ), nói.

Có thể rửa trôi thuốc trừ sâu?

Không hẳn. Các thử nghiệm cho thấy có một số loại thuốc trừ sâu tìm thấy trên bề mặt rau quả nhưng một số khác lại theo rễ đi vào các bộ phận khác của cây trồng và vì thế không thể rửa sạch.

“Rửa không giải quyết được vấn đề nhưng gọt vỏ có thể giúp giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể”, BS Landrigan khuyên.

Tất cả các loại rau quả tươi, có hay không phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt, đều cần được rửa dưới vòi nước chảy để gột sạch bụi bẩn và các vi khuẩn có hại. Và các chuyên gia sức khỏe đồng ý rằng nếu ăn các loại rau quả có trong danh sách “Mười hai loại rau quả bẩn” thì tốt nhất là nên chọn loại được trồng hữu cơ.

“Nếu đủ khả năng, chỉ nên ăn rau quả hữu cơ bởi chỉ cần ăn các thực phẩm sạch này trong 2 tuần là giảm 95% lượng thuốc trừ sâu trong cơ thể”, Landrigan nói.

Trần Xuân Nam
Trần Xuân Nam
Trả lời 12 năm trước

Chào bạn

Chúng ta hiện nay đang đứng trước một nguy cơ về thực phẩm không an toàn.

Để có thể chăm sóc sức khỏe chủ động cho mình và gia đình hãy liên lạc với tôi.

Trần Xuân Nam 0982.444.332

mail : txnam81@gmail.com