Làm thế nào phân biệt Iphone thật hay giả???

[:-/]Mình nghe nói hiện nay có hàng nhái giống hẹt Iphone. Nếu vậy thì khá nguy hiểm khi chọn mua Iphone vì có thể gặp hàng nhái. Mình ko đề cập đến vấn đề chọn mua ở tiệm uy tín hay ko, ý mình là khi bạn mua kiểu tay trao tay của người nào đó thì làm sao có thể nhận ra đó là thật hay giả. Mong các bạn có kinh nghiệm về vấn đề này có thể chỉ ra điểm khác nhau giữa thật và clone của Iphone 2G và cả 3G.
Wasabi
Wasabi
Trả lời 15 năm trước
Kể từ khi Apple ra mắt iPhone 3G thì trên thị trường song hành 2 phiên bản iPhone 3G là: iPhone 3G phiên bản quốc tế và phiên bản bị khóa mạng được phân phối qua các Hãng Dịch vụ viễn thông như AT&T, Optus, SingTel, Vodafon...(ở VN chủ yếu là của AT&T - Mỹ). Điểm khác biệt của 2 phiên bản này ngoài giá thành (phiên bản QT 16Gb giá hơn 1100$, phiên bản AT&T + X-sim giá khoảng 900$) còn ở tính ổn định của sản phẩm. iPhone 3G - bản quốc tế không bị khóa mạng nên có thể dùng bất cứ SIM nào có nghe/gọi được ngay, ngoài ra khi update phần mềm, cài ứng dụng vv người dùng hoàn toàn yên tâm. Với phiên bản bị locked At&T muốn dùng phải ghép với một thiết bị gọi là X-Sim(hay còn gọi là Fake-Sim) hoặc giải mã phần cứng(mở máy) cho nên về thời lượng Pin cũng như tính ổn định trong vận hành cũng không bằng. Gần đây có thông tin là một số người bán hàng iPhone3G dùng x-Sim(ghép trong máy) nhưng lại nói với khách hàng là bản Quốc tế gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Để cung cấp thông tin khách quan giúp khách hàng tránh nhầm lẫn chúng tôi đưa ra một vài điểm để phân biệt giữa 2 phiên bản này: [b]1. Phân biệt iphone 3G AT&T (Lock) và iphone 3G phiên bản Quốc Tế thông qua vỏ hộp:[/b] Ngay từ vỏ hộp của 2 phiên bản cũng có thể phân biệt rất dễ dàng, phiên bản quốc tế(global) không bị khóa máy nên không cần giải mã (legally unlocked). Phiên bản đặc biệt này chỉ bán tại Italia và HongKong, Úc kích thước là Hộp cao hơn phiên bản 2G 1 cm và cao hơn phiên bản 3G AT&T 2,5 cm. Chiều cao của hộp là 7,9 cm và không có Logo AT&T. Phụ kiện theo máy : Tai nghe, cáp ( AT&T và Quốc Tế giống nhau) . Nhưng Adaptor Sạc của phiên bản Quốc Tế to như sạc iphone 2G và có thêm 1 đầu nối 3 chấu [b] 2. Kiểm tra máy:[/b] - Phiên bản quốc tế thì bạn có thể cho bất kỳ Sim GSM nào là dùng được ngay. Bản locked dùng x-sim khi bật máy thường hiện "no service" một lúc mới có sóng Vinaphone, mobiFone... - Cũng có thể xem model máy: Setting> General> Model nếu là: Hai ký tự cuối là LL : xxxxxLL thì thường là bản AT&T locked Hai ký tự cuối là ZP: xxxxxZP thường là bản quốc tế, xuất sứ HKBa ký tự cuối là 96X: xxx96X thường là bản quốc tế, xuất sứ Úc
Wasabi
Wasabi
Trả lời 15 năm trước
Thời gian gần đây, rất nhiều người bị lừa mua phải iPhone "nhái" của Trung Quốc với giá bán rất rẻ, từ 4 đến 6 triệu đồng. Thực tế, máy "dởm" trông rất dại và không có màn hình cảm ứng đa điểm. "Tôi mua chiếc iPhone 3G này giá 5 triệu đồng", anh Nguyễn Phúc Hưng (Gò Vấp - TP HCM) mở đầu câu chuyện, "cô gái bán hàng hẹn tôi ở quán cafe trên đường Hòa Hưng (quận 3). Cô này bảo không biết sử dụng nên bán. Khi khoe máy mới với bạn, tôi mới biết là hàng nhái". Anh Hưng chỉ là một trong rất nhiều người tiêu dùng gần đây mua phải iPhone nhái của Trung Quốc. Ảnh minh họa: http://vn.media.thongtincongnghe.com/upload/large/0810/22/img-1224666537-1.jpg Mặt sau của iPhone 'nhái' với camera có đèn flash. Thời gian gần đây, khá nhiều người bị lừa mua phải iPhone "nhái" của Trung Quốc, với giá bán rất rẻ, từ 4 đến 6 triệu đồng cho phiên bản 8 hoặc 16 GB. Tuy nhiên, phần lớn người bị lừa là do ham rẻ, tiếp đó chưa từng sử dụng hoặc ít hiểu biết về thương hiệu điện thoại này. Như anh Hưng, mới chỉ biết iPhone qua mạng nên mới nhìn ngoài, anh không thể phân biệt nổi máy thật hay dởm. Trên các trang web về mua bán, rao vặt xuất hiện rất nhiều topic bán iPhone mà người bán bảo rằng hàng của họ "xách tay từ Mỹ, Hong Kong hoặc Singapore về". Nhưng thực tế, không phải ai cũng nói thật. Một số đã nhập hàng nhái từ Trung Quốc. Ảnh minh họa: http://vn.media.thongtincongnghe.com/upload/large/0810/22/img-1224666537-2.jpg Một mẫu iPhone 'nhái' của Trung Quốc. Tuy nhiên, iPhone dởm so với hàng thật khác nhau "một trời một vực". Về thiết kế, iPhone Trung Quốc nhẹ và cầm không đầm tay. Các ký tự khắc mặt sau máy không sắc nét. Phím tăng giảm âm thanh to, thô hơn bản gốc. Ngoài ra, phụ kiện kèm theo như tai nghe, sạc, không mượt mà lại giống loại "vài ba chục nghìn" bán đầy ở các cửa hàng điện thoại. Một điểm "nhận dạng" khác là camera phía sau của máy dởm có đèn flash, trong khi bản thật không hề có. Ngoài ra, các nhà sản xuất của Trung Quốc lại thêm cho nhãn hiệu nổi tiếng này một thẻ nhớ, trong khi bổ sung này nhà sản xuất không trang bị. Khi nhìn vào màn hình, các icon của iPhone "nhái" mờ do độ phân giải thấp. Thao tác chạm trên màn hình khó và cứng nhắc. Ảnh minh họa: http://vn.media.thongtincongnghe.com/upload/med/0810/22/img-1224666537-3.jpg iPhone thật có khả năng cảm ứng đa điểm. Một kinh nghiệm nhỏ khi mua iPhone, theo anh Hồ Đức Tâm, kỹ thuật viên một cửa hàng điện thoại ở TP HCM, là nên hẹn mua bán tại những quán cafe có Wi-Fi. Hàng "nhái" có khi không bắt Wi-Fi được, trong khi bản gốc thì dễ dàng kết nối, lướt web, tải nhạc. Với tính năng nghe nhạc, iPhone 3G bản "xịn" có âm thanh không to nhưng trong trẻo còn bản "nhái" tiếng lớn và rè chẳng khác gì các điện thoại Trung Quốc khác. iPhone 3G của Apple nổi tiếng với màn hình cảm ứng đa điểm. Tính năng này thì không thể làm dởm được. Do đó, khi kiểm tra, bạn luôn lưu ý test màn hình cảm ứng bằng cách mở một bức ảnh để xem. Nếu là iPhone thật thì dùng hai ngón tay là có thể zoom to, nhỏ, còn nếu là hàng nhái, có miết thế nào cũng không thể phóng to hình. (Theo Số hoá)
quaque
quaque
Trả lời 13 năm trước

Chào các bạn. hiện nay tren thị trường có rất nhiều sản phẩm IP do APPLE đã ra rât nhiều phiên bản khác nhau.Nếu như bạn đang dự định mua chiếc IP thì hãy bỏ ra vài phút để đọc bài viết này nhé.Chắc chắn nó sẽ có ích cho bạn đó.

Những điều cơ bản mà bạn cần lưu ý để tránh mua phải Táo “dại”.



Đầu tư số tiền khá lớn cho iPhone, sẽ thật đau lòng nếu bạn mua nhầm hàng nhái. Vậy làm thế nào để không bị “dắt mũi” giữa một… rừng cạm bẫy đây nhỉ?

1. Chú ý màn hình cảm ứng, pin, khe cắm Sim và bộ nhớ

Mọi đời máy "trái táo khuyết" đều sở hữu màn hình cảm ứng điện dung. Vậy nếu bạn đang cầm trên tay chiếc iPhone được trang bị… bút điều khiển, đấy chắc chắn là hàng rởm.

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm



iPhone luôn luôn dùng pin liền và người dùng không thể tháo rời pin nếu không thật sự am hiểu. iPhone chính hãng có một khe cắm thẻ Sim duy nhất, không hỗ trợ “hai Sim hai sóng”. Hơn nữa, iPhone 4/4S còn sử dụng chuẩn microSim khác thẻ Sim thông thường.

Về bộ nhớ, bạn cần biết những phiên bản iPhone tích hợp dung lượng bộ nhớ khác nhau. Ví dụ, iPhone 2G chỉ dùng bản 4GB, 8GB và 16GB chứ không có bản 32GB như iPhone 3G/3GS. Cũng như vậy, iPhone 4S lần đầu tiên hỗ trợ dung lượng bộ nhớ 64GB. Và đặc biệt, iPhone không bao gồm thẻ nhớ ngoài.

2. Làm gì với số IMEI?

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm



Rất đơn giản, bạn hãy gõ số IMEI (ấn *#06# hoặc xem trong phần Settings – General – About) vào ô kiểm tra tại trang https://selfsolve.apple.com.

Tốt nhất, bạn đừng nên kiểm tra tại những trang khác vì không thực sự đảm bảo. Nếu sản phẩm cộp mác hàng hiệu, mọi thông tin về chiếc iPhone đều xuất hiện trên website chính thức của Apple.

3. Kiểm tra bằng iTunes

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm



Kết nối iPhone với máy tính bằng dây cáp đi kèm. Nếu iTunes báo nhận được thiết bị thì bạn yên tâm rồi nhé!

Muốn thật chắc chắn, bạn nên dùng cách này hoặc kiểm tra số IMEI.


4. Đặc điểm chỉ Táo “dại” mới có


a. Thẻ nhớ ngoài


b. Pin tháo rời


c. Hỗ trợ giắc tai nghe ngoài chuẩn 3,5mm


d. Dùng nắp sim thay vì khay sim


e. Hỗ trợ FM radio (iPhone thật có hỗ trợ Bluetooth và Wi-Fi radio)


f. Vỏ máy ọp ẹp, các đường gia công thiếu tinh tế


g. Phụ kiện đi kèm nhìn khá thô, không chắc chắn


5. Thêm những nhận biết cơ bản khác



Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm


Màn hình khóa iPhone thật (bên trái). iPhone thật khi sạc điện


không có biểu tượng USB màu xanh như hình bên phải.
Vị trí ứng dụng báo thức trên màn hình khóa không đúng và iPhone không


hỗ trợ kết nối hồng ngoại (biểu tượng bên phải tên nhà mạng).



Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm


Biểu tượng của iPhone thật (bên trái) khác với iPhone giả (bên phải).

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Giao diện màn hình bàn phím của iPhone thật (bên trái).



Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Màn hình tin nhắn của iPhone thật (bên trái) có bàn phím to hơn


và khung tên người nhận lớn hơn bên phải (hàng fake).

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Ứng dụng lịch bên trái (iPhone thật) gọn gàng và


khác màu sắc của ô ngày hiện tại với iPhone giả.

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Giao diện album ảnh bên trái (iPhone thật) đẹp hơn và có thanh công cụ bên dưới.

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Giao diện đồng hồ của iPhone thật (bên trái).

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
iPhone thật (bên trái) có màn hình tùy chỉnh giờ báo thức với số to hơn.

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Ứng dụng đồng hồ đếm ngược bên trái (iPhone thật) có số to hơn.

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Màn hình giao diện ứng dụng máy tính của iPhone thật (bên trái) có thanh


công cụ phía trên màu đen thay vì màu trắng như iPhone giả (bên phải).

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Bàn phím trong ứng dụng viết ghi chú của iPhone thật (bên trái) có chữ lớn hơn.

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
iPhone thật (bên trái) có cách sắp xếp những tùy chọn


trong phần cài đặt khác với iPhone giả (bên phải).

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Phím bấm của iPhone thật (bên phải) không lõm xuống nhiều như iPhone giả (bên trái).

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Những ký tự mặt sau của iPhone nhái (bên phải) mờ và không rõ nét như hàng thật.

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Táo của iPhone nhái bé hơn (bên phải).

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Giao diện ứng dụng nghe nhạc của iPhone thật (bên trên) nhìn sang hơn.

Bí quyết giúp bạn vạch mặt iPhone rởm
Camera của iPhone nhái (bên dưới) có đường viên to hơn.


Nhìn chung, giải pháp trên đây chỉ giúp bạn phân biệt hàng giả. Còn đối với máy dựng, thay vỏ tinh vi... bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của dân chuyên hoặc lựa chọn những cửa hàng kinh doanh lớn, có uy tín lâu năm.

Chú ý nhé: thông thường người bán hàng bán IP chính hãng thật 100% nhưng chỉ bằng thủ thuật là họ thay màn hình cảm ứng ban đầu của máy bằng 1 màn hình cảm ứng khác nên tất cả các bước trên đều không có vấn đề gì. tất nhiên loại màn hình cảm ứng kia cũng đảm bảo chất lượng khá tốt nhưng độ hiển thị và đọ trong của màn hình không bằng màn hình gốc 100% được. bạn nên đến các cửa hàng lớn cầm thử và ghi nhớ đọ trong và đọ sáng của IP gốc rồi sau đó so sánh với Chiếc IP mà bạn đinh mua.

Chita
Chita
Trả lời 12 năm trước

Bên cạnh những chiếc iPhone 4 trắng hàng nguyên bản, thị trường đã xuất hiện những sản phẩm thay vỏ nhằm nâng giá bán mà giới dân buôn hay gọi là hàng “dựng”. Các chuyên gia đã đưa ra một số lưu ý để phân biệt thật-giả.

Với giá bán ra chỉ còn 14,5 triệu/máy 16GB bản quốc tế, xem ra iPhone 4 đã chạm đáy bởi lẽ giá mua vào tại các thị trường ngoài Việt Nam cũng xấp xỉ mức này. Điều này làm giới dân buôn khá điêu đứng và phải tính cửa nhập hàng để bán có lãi thay vì cầm chừng như hiện nay, từ đó phát sinh ra vô số hình thức “ma mị” người dùng.

Ngay trung tuần tháng 4, thị trường đã ghi nhận sự xuất hiện của những chiếc iPhone 4 phiên bản khóa mạng AT&T nhưng lại được quảng cáo là phiên bản quốc tế và rao bán với mức giá tương đương.

Những chiếc máy này thực chất là iPhone 4 bị khóa mạng khá sâu, không thể unlock bằng các phần mềm mà buộc phải sự dụng SIM Gevey (một loại SIM đánh lừa) để có thể nghe gọi bằng SIM của các nhà mạng trong nước. Tuy nhiên, bằng một số thủ thuật của giới hacker, những chiếc máy này đã được mở mạng và dùng được bằng các SIM thông thường.

Nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, khả năng iPhone 4 hàng AT&T mở mạng bằng code là rất thấp nhất là code hack. Kể cả sau đó có mở mạng được thì cũng không thể update các firmware mới bởi rất dễ dẫn tới việc bị Apple khóa trở lại.

Theo các chuyên gia, để tránh tình trạng mua nhầm iPhone 4 trắng “rởm”, người dùng cần lưu ý hết sức những chi tiết sau:

Vỏ hộp phải sắc nét, iPhone 4 trắng thì vỏ in màu trắng. Không chấp nhận bị bóc nilon, chữ in đằng sau lưng hộp phải rõ nét, không nhập nhèm. Các phần quan trọng như Serial, IMEI không có dấu hiệu tẩy xóa.

Phần mã code sau thân máy phải là MC604B/A nếu là phiên bản Quốc tế màu trắng và MC603B/A nếu là phiên bản đen. Thông tin Serial máy rất quan trọng, lô hàng iPhone 4 trắng chỉ bắt đầu ra thị trường vào tháng 4, do đó ngày xuất xưởng chỉ khoảng tháng 2 năm 2011.

Lô máy iPhone 4 trắng đợt đầu tiên sẽ PHẢI có serial tương tự như sau: 881191X0DZZ. Bạn bỏ qua con số 88, và chỉ quan tâm từ con số 11 phía sau, tức là năm sản xuất 2011 và số 9 tức là tuần thứ 9 của năm. Nghĩa là lô hàng iPhone 4 trắng đều chỉ xuất xưởng sớm nhất vào khoảng tháng 3 năm nay. Nếu serial hiển thị trước đó ví dụ như 880381X0DZZ, khoảng tuần 38 năm 2010, chắc chắn đây là hàng màu đen thay vỏ.

Ngay khi vừa mua máy phải bắt nhân viên cắm vào máy tính để kết nối qua iTunes, giao diện sau khi kích hoạt của iTunes phải nhận diện đây là iPhone 4 đúng màu trắng cũng như các thông số IMEI, serial trùng khớp với vỏ hộp hay trên máy (kiểm tra IMEI bằng cách quay số *#06#).

Người dùng cũng có thể vào địa chỉ https://selfsolve.apple.com/ của Apple để tra cứu thông tin về thời gian bảo hành của máy, tuy nhiên website này không thể thẩm định được đây là phiên bản màu gì, dung lượng bao nhiêu.