Moto Z Play sử dụng loa như thế nào?

Thao tác "kết nối" điện thoại với loa SoundBoost đơn giản hơn rất nhiều so với các loại loa Bluetooth thông thường. Chiếc loa gắn ngoài JBL SoundBoost có điểm cộng là kết nối và hoạt động nhanh hơn hẳn so với các loại loa Bluetooth. Ngay sau khi gắn loa, máy sẽ nhận biết là bạn đã kết nối và phát âm thanh ra loa. Loa không có nút điều khiển nào nên các thao tác đều được chỉnh trên điện thoại. Mặt sau loa có một chân đế để dựng điện thoại khá tiện.

Loa có pin riêng nên sẽ không làm ảnh hưởng đến pin của điện thoại khi phát nhạc. Ở mặt trong của loa có cổng USB Type C để sạc, còn khi gắn vào điện thoại và cắm nguồn thì loa sẽ được sạc sau khi điện thoại đầy pin. Khi bật nhạc ở mức dung lượng khoảng 80%, loa mất khoảng 15% pin sau 1 giờ. Như vậy thời gian pin 10 giờ như Moto công bố là có thể đạt được nếu bật nhạc nhỏ hơn.

Sau khi gắn loa, chiếc Z Play sẽ trở thành một "bé bự" với độ dày gần 2 cm và nặng hơn 300 g. Về mặt chất lượng, loa JBL SoundBoost với công suất 6W (mỗi bên loa 3W) đem lại âm thanh rất lớn, có thể lấp đầy căn phòng với diện tích khoảng 20m2. Khả năng thể hiện âm trầm hơi đuối do kích thước loa nhỏ, do vậy những bản nhạc rock sẽ hơi thiếu lực. Khi gắn vào máy phần mềm Moto Mods sẽ được chỉnh mặc định về chế độ tăng bass nhằm cải thiện điểm yếu này.

Thiết kế của loa khiến cho âm thanh hướng về phía sau, nhưng đây không hẳn là vấn đề do âm lượng lớn. Khi mở chân đế và đặt loa trên mặt phẳng âm thanh có hiệu ứng vang và ấn tượng hơn. Nhìn chung chất lượng âm thanh của JBL SoundBoost chỉ ở mức khá, chưa phải là lựa chọn loa xuất sắc nhất ở mức giá 3 triệu. Tuy nhiên sự nhỏ gọn, kết nối tiện lợi là ưu điểm giúp đây là phụ kiện cần có đối với dòng Moto Z.

 

Chưa có câu trả lời nào