Điện thoại bây giờ đã rất thông minh, có khả năng nhớ toàn bộ thông tin của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người khác nhau mà bạn lưu vào đó. Nếu bạn là một doanh nhân hay người có quan hệ rộng thì chắc hẳn danh bạ điện thoại của bạn phải dài lắm. Vậy bạn quản lý danh bạ của mình như thế nào? Sắp xếp ra sao? Đặt tên như thế nào để không bị trùng mà vẫn có thể biết rõ người đang gọi đến là ai, ở đâu, nghề nghiệp gì, công ty nào...? Hãy cùng chia sẻ cách quản lý danh bạ của bạn nhé.
Trước hết mình xin chia sẻ phương pháp đặt tên trong danh bạ mà mình đã sử dụng hơn 3 năm nay và vẫn còn đang áp dụng nó. Mặc dù so với nhiều người thì thời gian dùng điện thoại di động của mình chưa lâu, chỉ khoảng 8 năm trở lại và danh bạ cũng chỉ có vỏn vẹn hơn 300 người. Nhưng trong suốt thời gian đó, mình đã phải thay đi đổi lại rất nhiều cách đặt tên khác nhau, gõ lại tên cho hơn 300 người đó theo nhiều cách chỉ với mục đích là tìm được cách quản lý danh bạ sao cho có hiệu quả nhất, dễ nhớ nhất, tìm kiếm nhanh nhất và dễ nhận biết nhất khi có ai đang gọi đến điện thoại của mình. Và đây cách đặt tên mà mình đang áp dụng:
Trong đó:
Ví dụ:
- UFM@ Minh DKB (UFM: Tên viết tắt của trường, DKB là tên lớp)
- UFM@ Minh DKQ
- TT@ Anh Hiệp (TT: Tên viết tắt công ty)
- ...
Tại sao chọn cách đặt tên này?
Giả sử trong danh bạ của mình có 10 người: 3 người trong gia đình, 3 người ở trường học và 4 người trong công ty với tên gọi từng người như sau: Cha, Mẹ, Chị, Minh 1, Ngọc 1, Sơn 1, Minh 2, Trung, Sơn 2, Ngọc 2. Nếu mình chỉ gõ tên họ thôi thì danh bạ của mình sẽ giống như cột bên trái trong bảng dưới, cột bên phải là khi mình đã thêm tiền tố vào:
Không có tiền tố | Có tiền tố |
---|---|
Cha | GĐI@ Cha |
Chị | GĐI@ Chị |
Mẹ | GĐI@ Mẹ |
Minh 1 | UFM@ Minh (UFM: Viết tắt tên trường) |
Minh 2 | UFM@ Ngọc |
Ngọc 1 | UFM@ Sơn |
Ngọc 2 | TT@ Minh (TT: Viết tắt tên công ty) |
Sơn 1 | TT@ Ngọc |
Sơn 2 | TT@ Sơn |
Trung | TT@ Trung |