Bạn biết gì về màn hình cảm ứng?

Thế nào là màn hình cảm ứng (Touch Screen)? Có những kỹ thuật sản xuất màn hình cảm ứng nào? Và iPhone đã sử dụng kỹ thuật nào? Cấu trúc màn hình của iPhone như thế nào? Màn hình cảm ứng đã và sẽ được ứng dụng trong những thiết bị nào?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
[b]1. Thế nào là màn hình cảm ứng (Touch Screen)?[/b] Màn hình cảm ứng thường có trong một số loại điện thoại di động hay thiết bị cầm tay PDA. Nó được thiết kể để người dùng có thể dùng ngón tay hay một loại bút đặc biệt giao tiếp với thiết bị. Khi ta chấm một điểm (bằng ngón tay hay bút) lên màn hình, nó sẽ tác động đến một nút ảo hay một đối tượng ảo. Một số thiết bị PDA với màn hình cảm ứng còn có thể nhận biết chữ viết tay. Bằng cách viết lên màn hình bằng một loại bút đặc biệt như đã nói ở trên, thiết bị có thể nhận biết và mã hóa chữ viết thành các ký tự tương ứng trên màn hình. Và tương tự như vậy, nó còn có thể nhận biết các nét vẽ liên tục. [b]2. Có những kỹ thuật sản xuất màn hình cảm ứng nào? Và iPhone đã sử dụng kỹ thuật nào?[/b] Có tất cả 16 kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất màn hình cảm ứng: - Trở kháng (resistive) - Điện dung bề mặt (surface capacitive) - Điện dung chiếu (projected capacitive) - Hồng ngoại (infrared) - Sóng âm bề mặt (surface acoustic wave) - Quang (optical) - Bẻ sóng (bending wave) - Chuyển đổi tức thời tương tự - số (active digitiser) - Cảm biến quang trong điểm ảnh (photo sensor in pixel) - Dẫn sóng đa phân tử (polymer waveguide) - Phân bố ánh sáng (distributed light), Độ căng (strain gauge) - Đa điểm tiếp xúc (multi-touch) - Tiếp xúc lực đối ngẫu (dual-force touch) - Tiếp xúc điểm kích hoạt laser (laser-point activated touch) - Tiếp xúc 3 chiều ( 3D Touch) Phần lớn các màn hình là tiếp xúc đơn điểm (single-touch screen), tuy nhiên, màn hình cảm ứng mà Apple sử dụng cho iPhone là tiếp xúc đa điểm (multi-touch screen). Màn hình tiếp xúc đa điểm (hay multi-touch) cho phép tương tác đồng thời nhiều điểm khi ta tác động cùng lúc lên màn hình. Việc này đồng nghĩa với nhiều người có thể sử dụng cùng lúc một thiết bị. Nhờ thế, màn hình tương tự như của iPhone rất hữu dụng khi được dùng trong lĩnh vực trò chơi điện tử (cho phép nhiều người chơi đồng thời trên một máy). [b] 3. Cấu trúc màn hình của iPhone như thế nào?[/b] Màn hình gồm ba lớp: ngoài cùng lớp vỏ bảo vệ bên ngoài chống xước tiếp đến là một bản điện dung (thường được phủ oxit thiếc hoặc oxit indi để có thể dẫn dòng điện liên tục qua cảm biến) và đương nhiên hai lớp này là trong suốt, lớp thứ ba chính là màn hình TFT LCD. Màn hình iPhone yêu cầu phải sử dụng tay trần để có thể thao tác. Không thể đeo găng tay hay sử dụng bút điện tử khi điều khiển iPhone vì màn hình cảm ứng của chiếc điện thoại này có một lớp bản điện dung và tay người khi thao tác sẽ đóng vai trò như một bản điện dung khác. [b] 4. Màn hình cảm ứng có phải luôn thuận tiện, dễ tương tác ?[/b] Đối với người dùng vốn chỉ quen dùng bàn phím thì việc sử dụng màn hình cảm ứng của iPhone (không có bàn phím mà chỉ có một nút để quay trở lại menu chính) sẽ cần phải có thời gian để làm quen. Chiếc điện thoại sẽ phải được sử dụng bằng 2 tay: một tay giữ và một tay di chuyển trên khắp màn hình để thao tác bởi các nút sẽ phụ thuộc vào từng ứng dụng mà được để ở các vị trí khác nhau trên màn hình. Thêm vào đó, những cảm giác về lực cơ học khi nhấn nút là hoàn toàn không có, điều này sẽ khiến bạn có cảm giác hẫng hụt và không biết là mình đã nhấn vào nút đó hay chưa. Nói về ưu điểm của màn hình cảm ứng, trước tiên đó là một màn hình rộng bởi bàn phím đã bị loại bỏ. Đối với iPhone, các tương tác với màn hình là đa điểm đồng thời. Và như đã nói ở trên, nó giúp người dùng thao tác nhanh cùng lúc nhiều ứng dụng cũng như cho phép nhiều người sử dụng. Ngoài ra, màn hình cảm ứng còn giảm số lần bấm nhầm nút (không phải không có) so với bàn phím điện thoại thông thường (có các nút được sắp xếp gần sát nhau và kích thước khá nhỏ). Về nhược điểm, màn hình cảm ứng khi bị dính bụi bẩn hay bị xước bị xước thì độ nhạy sẽ giảm. Màn hình nếu quá nhạy hoặc ngược lại đều gây ra khó khăn cho người sử dụng, dẫn đến việc bấm nút không thực hiện được hoặc bị nhấp đúp vào. Sau một thời gian sử dụng, người dùng luôn phải cân chỉnh lại màn hình (calibrate) để các điểm trên màn hình khi tiếp xúc sẽ tác động đúng đến đối tượng được tương tác. Hơn nữa, khi bị rơi từ một độ cao nhất định, đủ thấp để không phá vỡ máy, thì chiếc màn hình cảm ứng luôn luôn là phần dễ bị chấn động và bị hỏng nhất trong chiếc điện thoại. Vậy iPhone có khắc phục được những điểm này không? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời. [b] 5. Màn hình cảm ứng đã và sẽ được ứng dụng trong những thiết bị nào?[/b] Phần lớn màn hình cảm ứng được biến đến qua các thiết bị cầm tay cá nhân PDA hay một số loại điên thoại di động. Công nghệ này chưa phổ biến vì giá thành sản xuất còn khá đắt để có thể làm một chiếc màn hình lớn như màn hình máy tính cá nhân. Gần đây đã xuất hiện những màn hình cảm ứng dành cho máy tính hay một số đồ dùng điện tử trong gia đình như tủ lạnh lò vi ba v.v.. nhưng vẫn rất hiếm hoi. Theo một số nhà phân tích, đến năm 2012, màn hình cảm ứng sẽ được sử dụng rộng rãi từ ngành công nghiệp hàng không đến những thiết bị điện tử gia dụng. Tương lai sẽ mở ra một thế giới mà nhứng bàn phím cơ học bị loại bỏ và thay vào đó là màn hình cảm ứng.

CÂU HỎI LIÊN QUAN