Độ phân giải có ý nghĩa như thế nào khi chọn mua TV?

1. Độ phân giải của tivi: Đại khái để thể hiện lại hình ảnh nào đấy mà đã được chia nhỏ ra làm các ô con con có cái tên pixel thì người ta cũng phải chia nhỏ cái mặt ti vi ra làm các ô con con để mà ướm các pixel ấy vào. Người ta chia màn hình theo chiều ngang thành các dòng và chia chiều dọc thành các cột. Giao của các đường chia đó gọi tạo nên các ô con con và cũng được gọi là một pixel của tivi. Vì kĩ thuật kém với các chùm electrons thô thiển nên màn hính CRT chia được rất ít chỉ độ khoảng 320 dòng và 480 cột. Thành ra CRT chỉ có độ phân giải là 320×480 pixel (153 600 pixel) Plasma và LDC khá hơn nhiều trong lãnh thổ này. Trong Plasma mỗi một ô khí được coi một pixel còn trong LCD pixel là tế bào cơ bản gồm đầy đủ chất liệu của màn hình, nên muôn nhiềupixel cứ ghep nhiều tế bào vào là xong . Thành ra Plasma và LCD có thể làm đến cỡ vài triệu pixel là thường. Vì tỉ lể dài rộng của tivi có thể có nhiều loại( phổ biến là 4:3 và 16:9) nên người ta hay dùng độ phân dải theo dòng( nghĩa là số dòng mà màn hình chia ra hay số pixel trên một cột) để làm chỉ số về độ phân giải của tivi đó. Chỉ số tối thiểu về độ phân giải của một tivi có thể gọi là HD là 720(HD ready). Nếu chỉ số từ 1080 trở nên gọi là FullHD. Dưới 720 tivi được gọi là SDTV( Standard Definition TV) Trong kĩ thuật số hóa, đặc biệt là trong công nghệ LCD còn có một yếu tố nữa, đó là “độ sâu” của pixel mà tivi tái hiện. Độ sâu đó được tính theo só bit dùng để mã hóa gam màu trong từng pixel. Đương nhiên, số bit càng nhiều thì màu mè càng đa dạng và rực rỡ. [gallery]/3/rcd1266889501.jpg[/gallery] tivi LCD Series 7 46 inch full HD của Samsung có độ phân giải 1920.1080 2. Độ quét: Mắt thường thì nhìn khoảng 24 hình/s ngon lành trôi chảy. Thế nên ở châu Âu trước đây, người ta dùng chuẩn PAL/SECAM với tín hiệu kiểu 25 hình trên giây( cố tình làm thừa ra một hình để đối phó với bọn cú vọ) để phát hình. Thế mà bọn cú vọ vẫn phát hiện ra chúng bị lừa, chúng bảo đấy không phải là hìnhảnh sống động, đấy chỉ là nhiều tập hợp của 25 cái hình giống giống nhau trong một giây mà thôi. Cú lắm, bọn đài phát tìm cách lừa lại chúng nó bằng cách thế này: Theo chuẩn PAL/SECAM của châu Âu thì khi phát lên tivi, chùm electron sẽ quét làm 625 dòng để kín được mà hình. Tập hợp 625 dòng này gọi là một frame . Mẹo của tụi đài phát bây giờ là chia 1 frame thành 2 tập con gọi là field: 1 field bao gồm các dòng lẻ, 1 field bao gồm các dòng chẵn. Sau đó tụi này chỉnh đài phát sao cho mỗi lần tivi chỉ quét 1 field thôi. Thế là vô hình chung trong một giây với 25 hình ảnh được phát, tivi quét cả thẩy 50 lần, bọn cú vọ lúc đấy sẽ tưởng là có 50 hình trên giây, nghĩa là tần số quét bằng 50Hz. Bọn Mỹ chơi trội hơn, dùng chuẩn NTSC chúng chơi hẳn 30 hình xịn/s. Nhưng vẫn chơi bẩn như châu Âu là quét theo field nên lừa được thành 60 hình (đểu)/s. Thành ra tần số quét của NTSC là 60hz. Thế nên tivi đểu hồi xưa chỉ tương thích với một loại tần số quét cố định nên chỉ chởi được một hệt. Về sau tân tiến hơn làm tần số quét linh động chơi được tuốt. Thậm chí bây giờ có nhiều loại tivi lên đến 100hz, sẵn sàng đối phó với nhiều thủ đoạn khác nhau . Cách quét theo field( hay là nửa frame) như vậy được gọi là interlaced scanning(viết tắt là i). Còn trong trường hợp lương thiện, mỗi lần quét tivi quét luôn một thể cả frame thì gọi là progessive scanning(viết tắt là p). Thế nên thỉnh thoảng bạn hay gặp tín hiệu video kiểu 720p, 1080i hay 1080p,… ý nghĩa là như vậy Thực ra khái niệm interlaced và progessive xuất phát từ bản chất quét hình trong công nghệ màn hình CRT. Còn Plasma và LCD thì bản chất là ánh sáng được phát đồng thời trên toàn bộ màn hình. Thế nên trong mạch điện tử hai laoij tivi này luôn gắn sẵn một cái gọi là “upscaler” để ngụy tạo những tín hiệu interlaced thành progressive, nhưng lởm lắm, rất dễn nhận ra. Xem interlaced thấy người như bị xé ra nghìn mảnh trông rất hãi . Tuy là PAL/ SECAM và NTSC chơi trội với 25 và 30 hình thật/s, nhưng thực ra các tín hiệu video mà bạn hay xem( nhất là DVD) chỉ thường xấp xỉ khoảng 24/s giây thôi . Nếu bạn để ý bạn sẽ thấy tín hiệu video là 23.xyz fps, nghĩa là hơn 23 frame/s. Cũng giống như nhạc số, bitrate của hình ảnh là yếu tố quyết định đến chất lượng, cụ thể là các yếu tố màu sắc. Bitrate càng cao hình càng ngon.
Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 14 năm trước
Câu cuối không ổn rồi! Bitrate càng cao, bài nhạc càng "sống", tức là có càng nhiều âm (bởi vì có càng nhiều chỗ để lưu), nhạc càng lởm mà bitrate càng cao thì nghe càng kinh khủng!!! Còn trong video thì độ phân giải và Framerate là 2 khái niệm riêng biệt. Độ phân giải càng cao, cho hình càng nét, nhưng Framerate cao chỉ làm cho phim thêm mượt (không bị đứng, giật) vì nó là chuỗi ảnh trong 1 giây, nhưng độ tối ưu của Framerate là 24, nếu chậm hơn thì hơi giật, nhanh hơn thì cũng giật (vì mắt không bắt ảnh kịp). Thanks bạn đã đóng góp cho forum, bài viết rất có cảm xúc, làm giảm bớt độ khô khan của vấn đề kỹ thuật, có điều hơi "quá khích" tí. Rất mong chờ những đóng góp khác của bạn cho 4rum.