Cách Lựa chọn tai nghe một cách thông minh

Ngày nay, mọi người thường lựa chọn tai nghe dựa trên nhiều tiêu chí, ví dụ như kiểu dáng của tai nghe mà họ thích (in-ear, on-ear, around-ear), tới loại tai nghe có dây hay không dây. Hơn thế nữa, trên thị trường hiện tại cũng có những tai nghe sở hữu nhiều chức năng bổ sung ví dụ như noise-cancellation giúp loại bỏ tiếng ồn xung quanh khi bạn nghe nhạc. Yếu tố cuối cùng có thể kể đến để chọn tai nghe chính là giá cả của nó

Nếu bạn đã thu hẹp sự lựa chọn của mình dựa vào những yêu cầu cụ thể, hãy xem qua danh sách dưới đây để tham khảo nhé. Nhưng nếu bạn vẫn chưa có tiêu chí nào trong việc lựa chọn tai nghe thì dưới đây cũng là những thông tin có thể giúp đỡ bạn trên con đường chọn đúng loại tai nghe mình cần. Dưới đây là những chiếc tai nghe tốt nhất đạt đủ các tiêu chí mà bạn có thể cần, bao gồm: không dây, có thể dùng cho việc tập thể thao, chống ồn và có giá thành hợp lý.

Theo kiểu dáng và thiết kế:

Sự khác biệt giữa tai nghe di động và tai nghe tại gia đã bị xóa nhòa, nhưng những chiếc tai nghe dưới đây vẫn sẽ giúp bạn có những lựa chọn rõ ràng. Bạn muốn sử dụng tai nghe vào mục đích gì (dùng để nghe nhạc đơn thuần, xem phim tại gia hay chơi game) và bạn muốn sử dụng để nghe ở đâu (ở nhà hay đi trên đường), chúng là những câu hỏi sẽ giúp bạn giới hạn những lựa chọn mà bạn đang tìm hiểu.

  1.    Tai nghe Earbud

Tai nghe Earbud là dòng tai nghe thông dụng nhất, nhỏ gọn, nhiều kiểu dáng và thường đi kèm trong bộ phụ kiện khi bạn mua smartphone. Chúng là dạng tai nghe được đeo bên ngoài ống tai và không thể nhét sâu vào trong, một số loại còn được thiết kế thêm cánh vòng quanh tai để có thể đeo dễ dàng hơn.

Ưu điểm: Siêu gọn và nhẹ; hầu hết các mẫu đều có micro và các phím điều chỉnh âm lượng trên đây tai nghe; Có thể cách âm tiếng ồn bên ngoài từ mức trung bình tới mức tuyệt vời; khi đeo thì ít nhiều cũng tránh ảnh hưởng tới bông tai, kính, mũ và những kiểu tóc được tạo kiểu.

Nhược điểm: Chất lượng âm thanh thường không đồng đều; đôi khi gây khó chịu khi sử dụng trong thời gian dài; không phù hợp cho môi trường văn phòng; dây tai nghe thường dễ rối vào nhau.

Các tính năng bổ sung: Điều khiển âm lượng dễ dàng; đa dạng về kích cỡ, vật liệu, mút tai nghe làm từ nhiều dạng nguyên liệu như xốp, cao su, silicone; có hướng dẫn khi đeo tai nghe; trình cân bằng âm thanh Balanced-armature.

  1.    Tai nghe on-ear

Tai nghe on-ear là kiểu tai nghe có phần đệm (pad) đè lên vành tai của người dùng, có thể tương thích với những thiết bị từ trung cấp đến cao cấp. Nhờ có phần đệm bao quanh tai mà loại tai nghe này có thể cách âm rất tốt, không chỉ vậy còn hạn chế để tiếng nhạc bị thoát ra ngoài. Đây là loại tai nghe được yêu thích ở môi trường văn phòng.

Ưu điểm: Khá nhỏ gọn, ít bị nóng khi sử dụng so với tai nghe full-size; mẫu mã đa dạng và dễ dàng mang theo.

Nhược điểm: Cách âm không được tốt như với những mẫu tai nghe in-ear và full-size; bass không mạnh được bằng tai nghe full-size; có những mẫu vẫn để lọt âm thanh ra ngoài.

Các tính năng bổ sung: Microphone và các phím điều khiển âm lượng có trên dây tai nghe; có một số mẫu được tặng thêm đệm tai nghe để thay thế; có hộp để tai nghe; dây cuộn tiện lợi.

  1.    Tai nghe full-size

Tai nghe full-size là kiểu tai nghe có phần đệm (pad) ôm hết bên ngoài vành tai của người sử dụng. Những chiếc tai nghe này có kích thước khá lớn, trông nặng nề, thường được sử dụng tại phòng thu hay tại nhà. Với sự xuất hiện của những tai nghe đến từ Beatsbydre với nhiều lựa chọn kích thước và dễ mang, cùng chức năng loại bỏ tiếng ồn đã cạnh tranh trực tiếp với dòng tai nghe full-size này.

Ưu điểm: Có trường âm lớn và dải bass tốt; có công nghệ âm thanh vòm; cách âm hoàn toàn với tiếng ồn bên ngoài.

Nhược điểm: Kích thước tai nghe lớn nên thường khó dùng khi di chuyển; một số mẫu tai nghe full-size hay gặp vấn đề nóng lên trong quá trình sử dụng; đệm tai nghe to gây ảnh hưởng tới việc đeo bông tai, kính và các kiểu tóc được tạo kiểu.

Các tính năng bổ sung: Được thiết kế gập lại được; dây tai nghe có thể tháo rời; micro, phím điều khiển âm lượng nằm trên dây tai nghe; miếng đệm có thể thay đổi dễ dàng; có thêm dây nối chuẩn 3.5mm phù hợp với thị hiếu người sử dụng.

  1.    Tai nghe Wireles

Đây là loại tai nghe không dây sử dụng công nghệ bluetooth, chất lượng âm thanh từ loại tai nghe này thường không được tốt lắm do quá trình nén âm thanh. Để khắc phục việc này, một số dòng tai nghe được hộ trợ bởi bluetooth aptx để tăng độ trung thực của am thanh lên một chút.

Trên thị trường cũng xuất hiện những tai nghe sử dụng kết nối RF và wifi.

Ưu điểm: Không cần dây để kết nối giữa thiết bị phát và tai nghe; khoảng cách phát âm thanh không cần dây có thể lên tới 10m và có thể còn xa hơn.

Nhược điểm: Thời lượng pin thấp; tùy vào khoảng cách mà chất lượng âm thanh không đồng đều.

Các tính năng bổ sung: Cách âm tốt; có dây nổi tai nghe chuẩn 3.5 nếu bạn không muồn dùng chức năng không dây; bộ đệm tai nghe có thể thay thế; có hộp đựng cho trường hợp cần di chuyển.

  1.    Tai nghe Totally Wireless

Số lượng tai nghe Totally Wireless đang tăng nhanh trên thị trường hiện nay. Có thể thể kể đến như Airpods của Apple và Skybuds của Alpha Audio, chúng được thiết kế đơn giản với những tính năng khá hạn chế so với những loại tai nghe khác. Tuy nhiên, một số dòng cao cấp hơn như Bragi’s The Dash Pro và Doppler Labs’ Hear One thì có những chức năng “thông mình” được mở rộng.

Ưu điểm: Hoàn toàn không dây.

Nhược điểm: Tuổi thọ pin ngắn; khá bé nên rất dễ mất nếu không cẩn thận; với những mẫu có hiệu suất âm thanh cao thường khá đắt.

Các tính năng bổ sung: Có hộp riêng để đựng tai nghe, đồng thời cũng là sạc của tai nghe; tai nghe được tích hợp sẵn cảm biến nhịp tim; điều khiển âm lượng bằng phím cảm ứng; chức năng lọc tiếng ồn.

  1.    Tai nghe chống tiếng ồn

Những chiếc tai nghe này có thể cách âm nhờ khả năng loại bỏ tiếng ồn xung quang tai của bạn. Khi sử dụng bạn sẽ có cảm nhận như mình đang tách biệt với thế giới bên ngoài, có những mẫu có thể loại bỏ được cả tiếng động cơ máy bay. Loại tai nghe chống tiếng ồn này có rất nhiều kiểu dáng có thể kể đến như tai nghe earbuds, hay tai nghe full-size. Nhờ vào chức năng noise-canceling của tai nghe mà bạn không cần bật âm lượng nhạc thật to để tránh tiếng ồn xung quanh, với âm lượng nhạc vừa phải bạn có thể tránh được cảm giác mệt mỏi khi nghe nhạc trong thời gian dài.

Ưu điểm: Chức năng noise-canceling chủ động loại bỏ tiếng ồn xung quanh bạn; lý tưởng khi sử dụng trên máy bay và những nơi công cộng ồn ào.

Nhược điểm: có thể thay đổi chất lượng âm thanh; có một số người sử dụng có cảm nhận bị chóng mặt và buồn nôn khi trải nghiệm sử dụng tai nghe dưới nước.

Các tính năng bổ sung: Kết nối không dây; có hộp đựng khi cần di chuyển; có thể sạc lại pin; điều khiển âm lượng nhờ phím cảm ứng trên tai.

  1.    Tai nghe sử dụng jack cắm chuẩn lightning và USB-type C

Đây là những tai nghe sử dụng jack cắm chuẩn lightning (trên thiết bị của Apple) và jack cẳm chuẩn USB-type C (trên thiết bị Android). Với chuẩn jack cắm này, tai nghe sẽ kết nối trực tiếp với đầu đọc kỹ thuật số trên thiết bị. Bằng cách tích hợp bộ chuyển đổi DAC (digital-to-analog) trên smartphone, nó đem lại chất lượng âm thanh cao hơn, nhưng việc tiêu thụ pin của thiết bị cũng khá đáng kể so với chuẩn jack cắm 3.5mm.

Tuy chưa xuất hiện nhiều trên thị trường nhưng vẫn có rất nhiều kiểu dáng để lựa chọn như in-ear, on-ear và over-ear.

Ưu điểm: Đem lại chất lương âm thanh trong hơn các loại tai nghe khác.

Nhược điểm: ngốn pin của điện thoại; giá thành cao hơn; với những smartphone đời thấp thì cần mua thêm cổng chuyển đổi về jack cắm thông thường.

Các tính năng bổ sung: Tai nghe được tích hợp khả năng chống tiếng ồn nhờ vào sự hỗ trợ của điện thoại.

  1.    Tai nghe thể thao

Tai nghe thể thao là loại tai nghe phổ biến nhất hiện nay và loại tốt nhất còn có thêm lựa chọn không dây. Chúng có khả năng chống nước rất tốt, tránh thấm nước và mồ hôi khi bạn hoạt động nhiều. Nó thường được sử dụng tại những phòng tập gym, hay những lúc hoạt động ngoài trời. Một số tai nghe được thiết kế để âm thanh bên ngoài có thể lọt vào tai để tăng sự an toàn cho người sử dụng (vị vậy bạn có thể nghe thấy tiếng xung quanh khi tham gia giao thông). Tuy nhiên cũng có những dòng được thiết kế đóng và cách âm hoàn toàn.

Đa số các loại tai nghe thể thao làm việc khá tốt và có thể trở thành tai nghe dùng hàng ngày.

Ưu điểm: Được thiết kế riêng cho mục đích nghe nhạc khi tập thể thao; chống thấm nước và mồ hôi.

Nhược điểm: một số mẫu tai nghe thể thao được thiết kế mở nên khả năng loại bỏ tiếng ồn kém.

Tính năng bổ sung: có tích hợp cảm biến nhịp tim; có hộp đựng tai nghe.

 

Theo tính năng và đặc điểm

Kích thước, kiểu dáng và công nghệ đều là những yếu tố để bạn quyết định xem nên mua tai nghe loại nào. Tuy nhiên, quan trọng hơn những yếu tố đó chính là tính năng và những thông số đặc biệt của tai nghe. Dưới đây sẽ là những tính năng quan trọng mà bạn cần để chọn được một chiếc tai nghe hoàn hảo.

  •    Bass: Những chiếc tai nghe thiên về bass tốt nhất cũng không thể đem lại trải nghiệm tốt như những mẫu loa lớn hay loa siêu trầm, nhưng các nhà sản xuất vẫn tùy chỉnh âm thanh trên những tai nghe này để làm âm thanh xuống tần số thấp nhất có thể kể cả mất thêm chi phí cho những công cụ bên ngoài.

Earbuds là loại tai nghe nhỏ gọn và dễ di chuyển, nhưng ngoại trừ một số dòng cao cấp thì chúng không thể cạnh tranh được với tai nghe full-size có dải bass sâu và dải âm thanh chất lượng tốt.

  •    Thiết kế tai nghe đóng và mở: Tai nghe được thiết kế đóng là loại tai nghe có thiết kế để loại bỏ âm thanh từ môi trường bên ngoài, có thể kể đến như tai nghe in-ear và tai nghe full-size. Tuy nhiên, chất lượng của chức năng loại bỏ tiếng ồn là khác nhau tùy vào các dòng tai nghe. Với tai nghe được thiết kế đóng, các âm thanh từ bên trong tai nghe cũng bị hạn chế thoát ra ngoài.

Các mẫu tai nghe thiết kế đóng được tạo ra để việc nghe nhạc trở nên riêng tư hơn, nó là chức năng rất có ích khi bạn không muốn người khác nghe thấy những bài hát bạn đang nghe. Còn với những tai nghe được thiết kế mở như những tai nghe thể thao thì được làm ra cho những ai tập thể dục ở ngoài trời, nó giúp bạn nghe được âm thanh xung quanh, nhưng ngược lại những người xung quanh cũng có thể nghe được những bài hát mà bạn đang nghe khi đứng gần.

Nói chung là trong một số trường hợp thì những tai nghe có thiết kế mở vẫn vẫn tốt hơn những tai nghe được thiết kế đóng. Nhất là trong trường hợp bạn tập thể dục ở ngoài trời, nó giúp bạn nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh khi hoạt động để tránh những rủi ro không đáng có.

  •    Sự thoải mái khi sử dụng và trọng lượng của tai nghe: Để đánh giá chất lượng âm thanh thì bạn phải luyện tập rất nhiều, nhưng để xét xem chiếc tai nghe đó có đem lại sự thoải mái khi sử dụng hay không thì bạn chỉ cần dùng nó để nghe nhạc ít nhất trong 10 phút.

Một chiếc tai nghe có gây áp lực lớn lên tai của bạn không? Đối với những chiếc tai nghe có đệm mút bao quanh hay đè lên tai có thể gây ra sự khó chịu khi sự dụng. Nhưng bạn chỉ có thể xác định xem nó có thoải mái hay không bằng cách đeo lên nghe thử trong một khoảng thời gian nhất định. Một số loại với thiết kế to và đóng có thể đem lại trải nghiệm xấu khi bạn nghe nhạc trong thời gian dài.

Những chiếc tai nghe với thiết kế cồng kềnh cũng đem lại cảm giác nặng nề sau nhiều giờ sử dụng. Bởi vậy những chiếc tai nghe nhỏ và nhẹ vẫn sẽ là lựa chọn được ưa chuộng, kể cả chúng có mang lại trải nghiệm âm thanh chưa thực sự tốt thì vẫn sẽ dễ mang theo người hơn.

  •    Độ bền: Không giống với những thiết bị điện tử tiêu dùng khác, các tai nghe hiện nay có tuổi thọ rất lâu. Trên thực tế, chẳng có lý do gì mà một chiếc tai nghe không thể có tuổi thọ tới cả thập kỷ.

Hãy lựa chọn những chiếc tai nghe bạn sẽ có trong tương lai thật cẩn thận. Một số loại tai nghe có thể gập lại thường rất dễ bị hỏng bản lề trong quá trình sử dụng.

  •    Vỏ và độ dài của dây cáp tai nghe: Hầu hết các tai nghe stereo chỉ có một dây tai nghe rời, thường gắn vào bên trái của tai nghe. Một số mẫu tai nghe khác có thể kể đến như tai nghe earbuds thì có dây cáp gắn liền hình chữ Y. Ngoài ra, đầu cắm của dây tai nghe thường được thiết kế theo 2 kiểu: một là thiết kế thẳng hình chữ I, hai là thiết kế có cạnh như hình chữ L.

Độ dài của dây tai nghe thường phụ thuộc vào người dùng, ví dụ như bạn muốn để thiết bị nghe nhạc của mình ở đâu (trong balo hay túi quần). Với những chiếc tai nghe có dây cáp quá dài thường gây ra những lỗi có thể gây chết người, chẳng hạn như khi đang di chuyển thì dây tai nghe có thể vướng vào đồ vật xung quanh.

Một số thuật ngữ tham khảo:

Bạn sẽ tìm thấy những thông số sau trên hộp tai nghe hoặc trên website của nhà sản xuất. dưới đây sẽ là ý nghĩa của chúng:

  •    Frequency response (dải tần): Là dải âm thanh cân bằng trên toàn bộ âm phổ được tái tạo bởi thiết bị âm thanh mà tai nghe có thể nghe thấy ở cùng mức âm lượng từ 20Hz đến 20,000Hz. Với những loại tai nghe giá rẻ thì chứng thường có dải tàn chỉ từ 15Hz đến 20Hz, mặc dù hiệu suất của bass thấp nhưng âm thanh của nó đem lại thường nhẹ và khá sáng.
  •    Total harmonic distortion (THD): total harmolic distortion có nghĩa là sự méo hài toàn phần, chỉ số THD càng thắp thì khả năng âm thanh sẽ trung thực hơn so với những tai nghe có chỉ số THD cao.
  •    Impedance (trở kháng): Tổng lượng đối kháng (điện trở, điện dung, độ tự cảm) trên đường đi đối với dòng điện xoay chiều. Với tai nghe có trở kháng càng thấp thì sẽ thu được âm lượng càng lớn. Tuy nhiên trở kháng thấp không có nghĩa là tai nghe sẽ có chất lượng âm thanh tốt. Chỉ số này có thể bị ảnh hưởng bởi thiết bị có điện năng yếu, bởi vậy trước khi mua tai nghe bạn nên trực tiếp kiểm tra âm thanh của tai nghe tại cửa hàng.

Các câu hỏi thường gặp

Hỏi: tôi có cần một bộ âm ly cho tai nghe hay không?

Những thiết bị bạn cắm tai nghe vào thường có ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh và chất lượng của âm ly được tích hợp trong các máy MP3 rất khủng khiếp. Đó không phải lỗi của chúng: với những thiết bị nhỏ thì chúng chỉ được tích hợp âm ly sử dụng ít năng lượng nhất có thể. Còn với những bộ loa tại gia mới cần đến những thiết bị cao để đạt được âm thanh với chất lượng tốt nhất.

Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng nhiều tới tai nghe và quan tâm tới chất lượng âm thanh thì bạn có thể cân nhắc sắm thêm một bộ âm ly dành riêng cho tai nghe.

Hỏi: Tôi bị mất miếng eartips đi kèm với tai nghe, liệu tôi có phải mua một chiếc tai nghe hoàn toàn mới không?

Câu trả lời là không, trừ khi bạn muốn tìm một chiếc tai nghe mới. hầu hết các tai nghe earbuds thường chỉ có một bộ eartips dành riêng cho tai nghe, nên khi mất một chiếc thường sẽ gây ra khá nhiều phiền phức. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại eartips với kích thước và vật liệu đa dạng để bạn thay thế.

Hỏi: Liệu một chiếc tai nghe có giá thành cao hơn có đem lại chất lượng âm thanh tốt hơn?

Câu trả lời là không hẳn như vậy. Chúng ta có thể thấy rất nhiều người sắm cho mình một chiếc smartphone đắt tiền nhưng lại không muốn sở hữu tai nghe với giá cao. Có thể hiểu rằng không phải cứ tai nghe có giá rẻ thì nó không chất lượng.

Ví dụ điển hình: tai nghe Koss PortaPro xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường vào năm 1984, nó đã trở thành một sản phẩm được yêu thích bởi những người yêu âm nhạc với chất lượng âm thanh trung thực trong khi công ty sản xuất chiếc tai nghe đã bỏ qua việc thiết kế và bán ra với giá khá thấp.

 

Chưa có câu trả lời nào