Bên trong hộp Bang & Olufsen Beoplay H8i có gì?

Nếu bạn đang có ý địnhtìm mua cho mình một chiếc tai nghe chất lượng, thì hôm nay Vật Giá sẽ giới thiệu đến bạn chiếc tai nghe On-Ear “đỉnh của đỉnh” Beoplay H8i mới xuất hiện tại sự kiện CES2018.

Về mặt thiết kế, Beoplay H8i trông hiện đại và có gì đó gọn gàng hơn mẫu H8 cũ. Với cá nhân mình thì từ cảm giác đeo, độ sang trọng, chất âm và thương hiệu của B&O trên H8 là đã quá đủ, nếu bạn nào đang có H8 và hài lòng với nó thì hoàn toàn không cần nâng cấp nên H8i, nhưng sẽ có một vài điểm khác biệt mà mình sẽ liệt kê ngay sau đây.

Điểm cộng đầu tiên của chiếc Beoplay H8i đó là cảm biến khoảng cách được trang bị hỗ trợ nhận biết và tự động tắt nhạc khi người dùng không sử dụng tai nghe nữa.

Thêm 1 cái hay mà ít người biết cũng như B&O không quảng cáo đó chính là bạn nhấc phần củ tai bên trái ra thì nhạc cũng được dừng, tuy nhiên, nó lại không đúng với củ tai bên phải. Chính vì thế, mình nghĩ cảm biến của Beoplay H8i chỉ có ở 1 bên trái mà thôi.

Bên cạnh đó, tai nghe còn có tích hợp chế độ 1 chạm. "Chạm" ở đây theo ý của B&O tức là bạn cũng phải nhấn nút 1 lần. Ở phần củ tai trái, bạn sẽ có 1 cái lẫy. Đây đồng thời vừa là nút tắt bật "Noise Cancelling" - chống ồn, vừa là dừng nhạc để đàm thoại với người ngoài, cũng là nút nguồn.

Phần da của tai nghe cho cảm giác đeo vô cùng êm. Nếu bạn lỡ đeo những chiếc tai nghe bọc da của B&O rồi thì có lẽ Bose hay Sony sẽ không làm bạn hài lòng.

Phần đệm đầu là sự kết hợp của vải, polyme và da đem lại cảm giác êm ái vô cùng thoải mái. Lớp vải này nếu ở bản màu đen thì không có gì đáng nói, nhưng ở bạn màu kem, mình lỡ dính một ít nước và bụi bẩn thì nó khó làm sạch, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chúng trở lại vẻ đẹp bạn đầu được, chỉ là khó mà thôi.

Lúc mới cầm Beoplay H8i lên, mình đã loay hoay phải 15 phút vì không biết làm sao để pair Bluetooth và sau đó mình phải lên trang Youtube của B&O để xem họ setup. Để kết nối chiếc tai nghe này với điện thoại bạn sẽ nhấn nút nguồn ở củ tai trái trước cho đèn màu trắng hiện lên, sau đó nhấn giữ nút pair (là nút chính giữa ở củ tai phải) cho đến khi đèn màu xanh dương nhấp nháy. Ngay lúc này, mở Bluetooth của điện thoại lên và tìm rồi kết nối thôi. Một điểm cộng nữa là khi mình chuyển kết nối giữa điện thoại và máy Mac cũng nhanh, tắt bên này là pair bên kia được liền.

Đối với 1 chiếc tai nghe di động, và còn là chiếc tai nghe cao cấp với nhiều công nghệ, tính năng thì 15 tiếng nghe nhạc liên tục là một điểm vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, đó là thời gian mà bạn tận hưởng tên H8. Còn với Beoplay H8i, con số đó ấn tượng gấp đôi - 30 giờ nghe nhạc liên tục (B&O còn nói rằng nó có thể lên tới 45 tiếng nếu bạn chỉ nghe Bluetooth mà không bật chống ồn). Nó thậm chí còn cao cấp hơn chiếc tai nghe đầu bảng của B&O là H9i với chỉ 18 giờ mà thôi.

Mình nghĩ vì nó là tai nghe On-Ear cũng như tính năng chống ồn không quá khủng như chiếc Over-Ear H9i nên thời lượng pin được nâng lên nhiều.

Và bạn biết không, sau khi hết pin, nếu bạn muốn tiếp tục nghe nhạc thêm thì trong bộ phụ kiện đi kèm, hãng âm thanh Đan Mạch không quên tặng kèm một dây AUX với 2 đầu 3.5mm.

Mình không quan tâm lắm tới những thông số và Beoplay H8i được trang bị driver Electro-dynamic đường kính 40mm (tuy driver to như H9i nhưng nó chỉ là tai nghe On-Ear).

Một trang bị rất đáng giá ở Beoplay H8i là nó không chỉ làm tốt công việc nghe nhạc mà còn ở hệ thống mico để đàm thoại.

Về phần chất âm thì mình thấy Beoplay H8i không quá khác biệt nhiều. Có chăng âm thanh hướng vocal nhiều hơn một chút. Mình có nghe thử nhưng bài nhạc indie ở trên soundcloud với chất lượng không quá cao nhưng âm nghe vẫn rất sáng. Bass của H8i đều và chậm, nó không mạnh mẽ như H9i nên đây là điểm trừ với các bạn thích nghe những loại nhạc điện tử, còn với mình, nó không cần thiết.

Mức giá của Beoplay H8i là 12.590.000 VNĐ, sẽ là cao nếu bạn là người yêu nhạc đơn thuần, nhưng sẽ là rẻ nếu bạn yêu thêm sự sang trọng, đẳng cấp, thương hiệu B&O, sự khác biệt và cả một thời gian dài với chiếc tai nghe.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.

Chưa có câu trả lời nào