Với thiết kế được dành riêng cho các game thủ, lần này Alienware 15 R4 hội tụ tất cả các ưu điểm cần có nhất trong dòng máy tính xách tay chơi game.
Khá giống với phiên bản “tiền nhiệm” Alienware 17, tuy nhiên Alienware 15 R4 đã có sự thay đổi màu sắc và được bổ sung sức mạnh nhờ bộ xử lý Intel Core i7 thế hệ thứ 8; card đồ họa Nvidia GTX 1070. Bất chấp nhược điểm là tỏa nhiệt lớn, nó vẫn là một trong những máy tính xách tay chơi game tốt nhất ở mức giá khởi điểm 1299 USD (tương đương 30,2 triệu đồng).
Nếu chỉ giữ nguyên một phiên bản màu đen sẽ rất nhàm chán nên Alienware đã bổ sung thêm một vài nét chấm phá cho nắp máy cùng biểu tượng đầu người ngoài hành tinh huyền thoại kèm đèn sáng. Phần ánh sáng tùy chỉnh còn lại chỉ có thể được tìm thấy ở dọc theo hai bên của nắp và bàn phím.
Thiết kế đầy hầm hố.
Ở bên trong, ánh sáng được bổ sung nhiều hơn trên khắp bàn phím, cảm ứng touchpad, logo Alienware ở viền bezel dưới cùng và nút nguồn. Các bộ phận còn lại của bàn phím đều được phủ màu đen đồng nhất.
Alienware 15 vẫn thuộc dòng laptop hạng nặng với trọng lượng và kích thước lần lượt là 7,8 pound (3,5kg), 15,3 x 12 x 1 inch. So với các “đối thủ” khác, nó vẫn khá cồng kềnh: PowerSpec 1510 (kích thước 15,3 x 10,8 x 1,3 inch; trọng lượng 6,5 pound); Asus ROG Zephyrus M GM501 (15,1 x 10,3 x 0,7 ~ 0,8 inch; nặng 5,5 pound) hay MSI GS65 Stealth Thin (14,1 x 9,8 x 0,7 inch; 4,1 pound) và Razer Blade (14 x 9,3 x 0,7 inch; 4,6 pound).
Máy bố trí các cổng kết nối chủ yếu ở phía sau.
Giống như hầu hết các máy tính xách tay chơi game khác, Alienware 15 đều bố trí đầy đủ các cổng kết nối ở phía sau máy. Thiết bị sở hữu: 1 cổng Thunderbolt 3, mini DisplayPort, Ethernet, cổng nguồn và cổng độc quyền để kết nối bộ khuếch đại đồ họa Alienware, 2 cổng USB 3.1 ở hai bên; 1 cổng USB Type C, giắc cắm tai nghe và khe khóa Noble ở cạnh trái máy.
Màn hình nhám với độ phân giải 1920 x 1080 pixel của Alienware 15 có khả năng hiển thị màu sắc sống động và nhiều độ sáng. Nhờ vậy, trải nghiệm khi xem phim cũng không kém phần ấn tượng và hấp dẫn.
Chiếc màn hình này cũng rất tuyệt khi chơi game. Đáng tiếc, Alienware lại không tích hợp cho bộ phận này công nghệ G-Sync (giải pháp đồng bộ khung hình) của Nvidia. Bù lại, tốc độ làm tươi màn hình cùng bộ xử lý đồ họa (GPU) khỏe giúp cho việc hiển thị được “mượt mà” hơn.
Màn hình của chiếc laptop này siêu sáng.
Thử nghiệm cho thấy, màn hình của Alienware 15 đạt tới 119% trên gam màu sRGB, thấp hơn mức trung bình của máy tính xách tay chơi game cao cấp - 132%. Tuy nhiên, Alienware 15 đã làm tốt hơn so với Razer Blade, PowerSpec 1510 và Zephyrus, lần lượt đạt 112%, 113% và 120%.
Mặc dù màn hình Alienware 15 không hiển thị sống động nhất nhưng lại có độ sáng áp đảo hơn so với các “đối thủ” cạnh tranh ở 311 nit. Con số này dễ dàng “đánh bại” mức trung bình (281 nit) và PowerSpec 1510 với 306 nit.
Loa trước của Alienware 15 mang tới âm thanh rất to, có khả năng lấp đầy phòng họp cỡ trung bình. Tuy nhiên, khi mở âm lượng ở mức tối đa, âm thanh dễ bị méo hơn.
Cảm giác khi gõ trên bàn phím Alienware 15 sẽ nhỏ hơn một chút so với máy tính để bàn. Với độ dày mỗi phím khoảng 2 mm, cần lực tác động 78 gram, tốc độ gõ mà người dùng có thể đạt là khoảng 80 từ mỗi phút, nhanh hơn đáng kể so với tốc độ bình thường 70 từ trên phút.
Bàn phím cho tốc độ gõ nhanh.
Touchpad của máy có kích cỡ nhỏ 3,9 x 2,1 inch nhưng vẫn hỗ trợ các cử chỉ cảm ứng đa điểm. Alienware là một trong số ít các công ty vẫn sử dụng 2 nút chuột rời rạc kiểu truyền thống.
Trong bảy năm qua, Alienware Command Center là nơi duy nhất giúp người dùng tùy chỉnh ánh sáng trên bàn phím và đèn LED, các lập trình macro,... Giờ đây, bộ phận này vẫn đảm nhiệm chức năng này với giao diện sạch, dễ điều hướng hơn.
Máy khá dày và cồng kềnh.
Hai thay đổi đầu tiên người dùng sẽ thấy trong Command Center là bạn có thể truy cập tất cả các trò chơi từ tab Home cùng với cài đặt hiệu suất cho máy tính xách tay và bạn có thể chuyển nền (background) của phần mềm từ sáng sang tối.
Tất nhiên, người dùng vẫn có thể tùy chỉnh ánh sáng bàn phím bằng Command Center bằng cách sử dụng tab FX. Bằng cách kết hợp các khu vực phụ với bảng 16,8 triệu màu và 12 hiệu ứng, Alienware cho biết người dùng hoàn toàn có thể tạo tối đa 80 nghìn tỷ kết hợp, thể hiện phong cách riêng của mình.
Trò chơi, đồ họa và VR
Không thể chê được tốc độ của Alienware 15 R4 với GPU Nvidia GeForce GTX 1070 và bộ nhớ VRAM 8GB, ước đạt 64 khung hình/ giây (fps) trên cài đặt độ phân giải Ultra 1920 x 1080 pixel.
Alienware 15 R4 trang bị đầy đủ cổng kết nối.
Trong bài thử nghiệm tiêu chuẩn khác, chiếc máy tính này còn đạt tới tốc độ 72fps ở độ phân giải 1080p, dễ dàng vượt qua mức trung bình của dòng máy tính xách tay cao cấp - 58 fps, chỉ thua Razer Blade với card đồ họa 1070 Max-Q với tốc độ 77 fps. Nếu thích kết nối với tai nghe thực tế ảo VR (Virtual Reality), Alienware 15 hoàn toàn hỗ trợ bạn trình chiếu thực tế ảo Steam VR cực “chất”.
Với việc cùng lúc xem phim trực tuyến, quét hệ thống trong Windows Defender và mở 18 tab khác nhau trong Google Chrome, sức mạnh của Alienware 15 dường như là không giới hạn. Nhờ được tích hợp chip xử lý Intel Core i7 8750H, tốc độ 2,1GHz và RAM 16GB, thiết bị được mệnh danh là một “con quái vật” đa nhiệm trong phân khúc.
Hiệu suất của Alienware là khỏi bàn cãi.
Chiếc máy tính xách tay này ghi được 17,109 điểm trên bài kiểm tra hiệu năng tổng thể Geekbench 4.1, thấp hơn một chút so với mức trung bình - 20,031 điểm. Bù lại, khi chạy thử nghiệm HandBrake, Alienware 15 có khả năng chuyển đổi video 4K thành 1080p chỉ trong 10 phút 28 giây, “đánh bại” Razer Blade (11:46), Stealth Thin (12:01) và PowerSpec 1510 (14:00).
Ấn tượng hơn, ổ cứng PCIe m.2 256GB của Alienware 15 còn có thể chuyển tập tin đa phương tiện 4,77GB với tốc độ 221 megabyte/ giây. Ngoài ra, máy tính còn có khả năng truy vấn 65.000 tên và địa chỉ trong 50 giây trong bài kiểm tra Exel, lâu hơn mức trung bình 0:44 nhưng vẫn nhanh hơn thời gian của Stealth Thin và PowerSpec 1510 với thời gian 0:54 và 1:04.
Alienware 15 có thời lượng kéo dài 5 giờ 15 phút cho một lần sạc, bao gồm lướt web liên tục qua Wi-Fi với độ sáng 150 nit. Thời gian này dài hơn nhiều so với mức trung bình 3:40 cho máy tính xách tay chơi game cao cấp và cả Zephyrus (2:47).
Phiên bản Alienware 15 R4 được đánh giá bên trên có giá bán lên tới 1549,99 USD (khoảng 36 triệu đồng) có cấu hình gồm: bộ vi xử lý Intel Core i7-8750H tốc độ 2,2 GHz; RAM 16 GB; SSD PCIe M 256 GB; GPU Intel HD 630 và GPU Nvidia GeForce GTX 1070; VRAM 8GB và màn hình 15,6 inch (độ phân giải 1920 x 1080 pixel) với tốc độ làm mới 60Hz.
Mô hình 1,299,99 USD (30,2 triệu đồng) có các thông số kỹ thuật thấp hơn: CPU Intel Core i5-8300H tốc độ 2,3 GHz, RAM 8 GB, ổ cứng 1TB, GPU đồ họa Intel HD 630 với GPU Nvidia GeForce GTX 1060, VRAM 6 GB và màn hình như phiên bản trên.
Alienware luôn có vị thế trong dòng laptop chơi game.
Với tùy chọn đắt nhất hiện nay lên tới 2,599 USD (khoảng 60,4 triệu đồng), lần này bạn cũng sẽ có được trải nghiệm cao cấp nhất nhờ: GPU Intel Core i9-8950HK tốc độ 2,9 GHz, RAM 16 GB, SSD PCIe M.2 256 GB với ổ cứng 1TB, GPU đồ họa Intel HD 630 với GPU Nvidia GeForce GTX 1080; VRAM 8GB và màn hình Nvidia G – Sync 1920 x 1080 pixel.