Tắt mở Laptop như thế nào không hại máy , mình chút chút lại vào máy như vậy có ảnh hưởng gì không ? chỉ mình cách để chế độ nào hợp lý nha các bạn

tellme
tellme
Trả lời 15 năm trước
Mặc dù có thể đúng khi nói rằng ổ cứng máy tính hoặc các hệ thống cung cấp điện nguồn sẽ xuống cấp theo thời gian do bật và tắt máy tính nhiều lần, nhưng hiện có quá ít lý do để hạn chế việc bật tắt máy (và tiết kiệm tiền điện). Vậy hãy tắt toàn bộ máy tính nếu bạn không sử dụng nó trong nhiều giờ liên tục. Các thử nghiệm gần đây tại Đại học Waterloo của Canada đã phát hiện rằng các máy tính sử dụng bộ xử lý Pentium4 chạy ở tốc độ 1,7GHz tiêu thụ điện với công suất 110 watt khi khởi động và 60 watt khi chúng đang chạy ở trạng thái tạm nghỉ (idle). Một màn hình chiếu tia CRT (cathode-ray tube) 17-inch sẽ ngốn thêm khoảng 75 watt nữa. Các loại màn hình phẳng LCD đời mới có mức tiêu thụ điện năng xấp xỉ 1/2 màn hình CRT. Theo cảm nhận từ những con số trên, máy tính không phải là một thứ đồ dùng quá ngốn điện. Một chiếc lò vi sóng có công suất 750-1.100 watt, hoặc một chiếc bàn là cũng tương tự như vậy. Các máy tính trong chế độ nghỉ sẽ tiết kiệm điện năng, thậm chí còn tiêu thụ điện ít hơn nữa. Trong các thử nghiệm tại Đại học Waterloo, các máy tính chỉ tiêu thụ 35 watt/giờ. Mức tiêu thụ điện này chỉ tương đương với 3 giờ nghe radio. Tuy vậy, nếu tính tổng cộng số giờ máy tính ở chế độ nghỉ chờ (standby), và nhân với con số hàng triệu máy tính trên thế giới, thì kết quả lại là một vấn đề nghiêm trọng về lãng phí điện năng. Thực tế, hãng sản xuất microchip Infineon Technologies AG, hiện đang cải tiến các chế độ nghỉ chờ của thiết bị điện tử trở nên tiết kiệm điện năng hơn, đã ước tính rằng chỉ cần giảm 1% mức điện năng tiêu thụ ở chế độ standby, các máy tính trên toàn nước Mỹ sẽ tiết kiệm được 360 megawatt - tương đương với công suất khai thác của một nhà máy điện cỡ vừa. Nhưng theo một phân tích khác, thì 10% mức tiêu thụ điện năng của một gia đình thông thường là từ các thiết bị hoặc đồ dùng điện nào đó để ở chế độ nghỉ chờ. Dell Inc., hãng sản xuất máy tính dẫn đầu thế giới, không có quan điểm chính thức gì về việc liệu người tiêu dùng nên để các máy tính chạy liên tục hay tắt đi. Theo người phát ngôn Menchaca của Infineon, việc để máy tính chạy liên tục không làm giảm hiệu suất hoạt động của các thiết bị trong máy, nhưng cũng không có dấu hiệu nào cho thấy việc bật và tắt chúng thường xuyên lại làm giảm tuổi thọ máy, đó là do độ ổn định của các thành phần quan trọng trong máy tính đã được cải tiến đáng kể. Ông Menchaca nói: "Trước đây, đã từng có một sự khác biệt lớn hơn nhiều trong việc làm hao mòn máy vì hoạt động bật tắt máy tính thường xuyên, nhưng hiện giờ nó không còn là một vấn đề đáng kể nữa". Trong các thử nghiệm tại Đại học Waterloo, chuyên gia Manfred Grisebach, thuộc nhóm công nghệ và hệ thống thông tin của trường này, đã chỉ ra rằng các ổ cứng không bao giờ bị tắt nguồn điện thường có tuổi thọ khá cao. Tuy nhiên, việc tắt bật máy tính thường xuyên cũng không có dấu hiệu nào cho thấy làm giảm tuổi thọ ổ cứng. Ông nói: "Chúng tôi không thể chờ xem chiếc ổ cứng nào có tuổi thọ cao hơn". Một lý do khác cũng khá thuyết phục trong việc tắt máy tính khi không sử dụng: Đó là nếu máy tính của bạn nối mạng Internet liên tục, khi không sử dụng tới, nó có thể dễ dàng trở thành mục tiêu xâm nhập từ xa của các loại virus và những kẻ tấn công. Chúng hoàn toàn có nhiều thời gian để thực hiện công việc này vì bạn không dùng đến máy tính, còn việc kết nối mạng vẫn luôn hoạt động. Bình Minh (Theo AP)
Chita
Chita
Trả lời 15 năm trước
- Linh kiện điện tử cần có thời gian nghỉ sau khi ngưng cấp điện cho nó (khoảng 30p hoặc hơn), như vậy việc bật và tắt máy trong khoảng thời gian ngắn là không tốt. - Mọi linh kiện điện tử đều có tuổi thọ (MTBF) được nhà SX ước tính, thường là rất lâu có khi đến 10 năm hoặc hơn. Như vậy nếu như anh không xài máy tính trong thời gian lâu thì hãy tắt máy còn không thì nên để máy ở Stand by để tiết kiệm điện Nó cũng không làm giảm MTBF nhìu vì Stand by cũng đã làm giảm tần số hoạt động của những linh kiện này rồi Đấy là lý thuyết thế còn tớ thì hay đặt chế độ sau: 1- Đóng nắp máy - stanby 2- Bấm nút power - hibernate Ngoài ra nếu stanby quá 1h thì sẽ tự chuyển hibernate (tớ đã theo dõi thử - đúng như cài đặt) Khi nào chỉ chạy quanh 1 lát thì đóng nắp, nếu sẽ lâu không dùng thì bấm power > hibernate. Còn thì hầu như tớ không shutdown, chỉ thỉnh thoảng restart theo yêu cầu của Windows automatic update
nguyen van chinh
nguyen van chinh
Trả lời 15 năm trước
CHÀO BẠN. MÌNH XIN TƯ VẤN CHO BẠN CÁCH XÀI LAPTOP LÂU , BỀN NHƯ SAU 1 NGUỒN ỔN ĐỊNH , KHI XẠC TRÁNH TÌNH TRẠNG CHẬP CHỜN, SẼ DỄ DẪN ĐẾN CHAI BIN ( 2 TIẾNG CÒN 15 PHÚT) 2 KIỂM TRA NGUỒN, KHI THẤY MÁY BÁO BIN YẾU, NÊN XẠC NGAY. 3 KHỞI ĐỘNG MÁY THEO DÚNG NHƯ HƯỚNG DẪN SỮ DỤNG CỦA CATALOG, HOẶC BẠN ĐANG XÀI HỆ ĐIỀU HÀNH NÀO THÌ NÊN KHỞI ĐỘNG MÁY THEO CÁCH MÀ HỆ ĐIỀU HÀNH ĐÓ YÊU CẦU. 4 NẾU LÀM VIỆC LÂU, CÓ MỘT SỐ MODEL MÁY SẼ CÓ HIỆN TƯỢNG NÓNG , VẬY TỐT NHẤT HÃY CHO MÁY NGHỈ 1 THỜI GIAN 5 ĐẾN 30 PHÚT, NẾU KHÔNG THỂ THÌ NÊN SẮM 1 CÁI QUẠT LAPTOP ( GIÁ THỊ TRƯỜNG KHOẢNG 80 ĐẾN 100 NGÀN, DÙNG NGUỒN USB NÊN RẤT TIỆN) 5 TÙY THEO CẤU HÌNH MÁY MÀ SẼ CÓ CHẾ ĐỘ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM THÍCH HỢP,TRÁNH TÌNH TRẠNG ĐỂ MÁY QUÁ TẢI. 6 THƯỜNG XUYÊN CẬP NHẬT CÁC PHIÊN BẢN VIRUS MỚI VỀ MÁY ( TỐT NHẤT MUA BẢN QUYỀN CỦA BKAV 299 000/1 NĂM) VẤN ĐỀ BẠN HỎI TRÊN CHÚNG TÔI XIN TRẢ LỜI NHƯ SAU: VIỆC BẠ HAY RA VÀO LAPTOP BẤT THƯỜNG THẬT RA KHÔNG CÓ GÌ HẠI CHO MÁY CẢ, NẾU BẠNĐẢM BẢO RẰNG NGUỒN ỔNN ĐỊNH VÀ KHÔNG TRONG CHẾ ĐỘ SẠC BIN THÌ KHÔNG SAO.TỐT HƠN HẾT BẠN KHÔNG NÊN RA VÀO NHƯ VẬY, VÌ MÁY CHẠY 24/7 SẼ TỐT HƠN LÀ CỨ 5 PHÚT LẠI RA VÀO MỘT LẦN. CHÚCC BẠN THÀNH CÔNG NEWPRO
Nguyen anh hong
Nguyen anh hong
Trả lời 15 năm trước
Chân thành cảm ơn các bạn đã trả lời giúp mình thắc mắc , và hy vọng trên diễn đàn này giúp chúng ta học hỏi thêm nhiều mới lạ và biết xử lý những gì mình găp Một lần nữa cám ơn tấc cả các bạn BÀ GIÀ SÍ SỌN [:x]