Dual core , core dual , và core 2 dual, tư vấn cho em... ?

Mọi ngừoi đã quá quen với các khai niệm này trên Laptop , nhưng bản chất của công nghệ này không hẳn a em nào cũng biết , lập topic mong anh em hiểu biết giải thích rõ hơn về thuật nghu này .
Theo mình hiểu bản chất khác nhau thực tế là ở "Cache (Bộ nhớ đệm)" và xử lý cache vì lõi đều là 2 nhân .
Ngoài sự khác nhau giữ dung lượng bộ nhớ cache (1mb,2mb,4mb) thì bản chất thực tế là sử dung cache giữa các model CPU này .
Cụ thể cpu dual core và core dual Cache được sử dụng riêng biệt (Không được chia sẻ)
trên cpu core 2 sử dụng cache chia sẻ (tức là sử dụng cache lẫn nhau được)
Ví dụ như cpu 1 sử dụng cache thiếu có thể sự dung cache được chia sẻ từ cpu 2 và ngược lại .
Mình chỉ hiểu và giải thích qua kinh nghiệm , các bạn hiểu sâu hơn dành chút thời gian để giúp đỡ a e chưa hiểu rõ nhé
Thanks all !

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Dual-Core là danh từ chung. CPU nào có 2 nhân tích hợp (Intel, AMD, ...) đều gọi là Dual-Core.
Khi Pentium D mới xuất hiện, ai nói Dual-Core là họ muốn nói đến Pentium D.
Bây giờ, không hẳn như vậy, từ "Dual-Core" nên được hiểu theo ngữ cảnh (context.)

Core Duo, Core 2 Duo là tên các dòng sản phẩm (độc quyền) của Intel. Cả 2 là Dual-Core CPUs.

- Đối với laptop:
CPU Core Duo (codename: Yonah), Core 2 Duo (codename: Memron) khác nhau không nhiều. Core 2 Duo là bản cải tiến của Core Duo, với 2 lợi ích thiết thực với users: ăn điện ít hơn và nguội hơn. Nếu giá chênh lệch ít, mua Core 2 Duo lợi hơn

pq
pq
Trả lời 14 năm trước

Theo em nghĩ thì chip core dual,core duo là chip 2 nhân 1 nhân ảo 1 thật :core dual nhân là chip celeron,core duo nhân là chip centrino thể hiện ở cache 1mb và 2mb
tương tự với chip core 2 dual và core 2 duo cũng thế là 2 nhân thật!!!
ko biết thế đùng hay sai,các cao thủ vào phân giải.

biet roi
biet roi
Trả lời 14 năm trước

Theo hiểu biết của em thì core duo là chip 2 nhân với 2 bộ nhớ đệm cache L2 riêng biệt, kiến trúc này có nhược điểm khi một nhân chạy quá tải thì nó sẽ lấy bộ nhớ từ ram, tuy nhiên tốc độ của bộ nhớ cache nhanh hơn rất nhiều so với ram nên viecj lấy bộ nhớ ram sẽ làm giảm hiệu suất của cpu trong khi một nhân còn lại vẫn còn dư tài nguyên nhưng lại không chia sẻ được, với chip core 2 duo thì 2 nhân dùng chung 1 bộ nhớ đệm cache L2 nên đã cải thiện đáng kể tình hình. Cache L1, L2, L3 thức là level 1, level 2 và level 3 cũng chính là khoảng cách các bộ nhớ tới nhân chip, và cũng xếp theo tốc độ , cache L1 có tốc độ nhanh hợn cache L2 và L3. đấy là hiểu biết của em thì nó thế ạ, có gì sai các bác bỏ quá

roi biet
roi biet
Trả lời 14 năm trước
Tôi nghĩ các bạn đang có sự nhầm lẫn rất lớn ở đây: một cái nói về bản chất của CPU, và một cái đơn giản chỉ là cách đặt tên của Intel (Intel's brand name) cho những con CPU nhất định.
1. Dual-core đơn giản chỉ là một thuật ngữ nhằm nói đến những bộ xử lý (processor) được tích hợp hai nhân xử lý vật lý (physical core) trên cùng một đế (die). Như vậy khi nói đến Pentium D, Core Duo, Core2 Duo, Athlon X2 chúng đều là những bộ xử lý dual-core (hay ta thường gọi là hai nhân).
2. Core Duo, Core2 Duo chỉ là những cái tên mà Intel đặt cho những dòng vi xử lý của mình. Ở đây mình chỉ nói đến các dòng CPU của Intel. Ở thế hệ CPU hai nhân đầu tiên của Intel, các bạn đều biết chúng có tên là Pentium D, thực chất nó được tích hợp hai nhân Prescott trên cùng một CPU. Những CPU thế hệ này được phát triển dựa trên vi kiến trúc (micro architecture) Netburst cũ xưa từ những con Pentium 4 đời đầu. Thế hệ CPU này nổi tiếng là cực nóng (điều này không lạ vì chỉ cần một nhân Prescott thôi đã nóng kinh rồi huống chi là hai nhân Prescott), và không thể cạnh tranh được với các dòng Athlon X2 của AMD, vốn có performance tốt hơn hẳn. Để cạnh tranh với AMD, Intel buộc phải có một kiến trúc CPU mới hiệu quả hơn, và như các bạn cũng biết, vi kiến trúc Core ra đời (do nhóm kỹ sư từ Israel phát triển). Mình không nêu ra những cải tiến từ vi kiến trúc Core (các bạn có thể search), nhưng hiệu quả của kiến trúc Core so với Netburst chủ yếu nằm ở hiệu quả xử lý lệnh chứ không chạy theo việc tăng xung nhịp, điều đó giúp làm giảm stage lệnh của CPU xuống đáng kể.

Với vi kiến trúc Core, những con CPU Core2 Duo đã nhanh chóng giúp Intel đánh bại AMD từ performance đến khả năng overclock cực tốt. Mình nghĩ đến đây có thể giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn, phần còn lại các bạn chịu khó search nhé. Sorry vì mình hơi lười gõ phím. Hoặc các bạn cứ nêu thắc mắc cụ thể, có thể giúp được đến đâu mình trả lời thêm đến đó.