4 sai lầm thường mắc phải khi “cấp cứu” điện thoại bị rơi vào nước

Nếu chiếc điện thoại thông minh của bạn bị rơi vào nước mà bạn không biết cách khắc phục thì sẽ càng khiến cho chiếc điện thoại của bạn bị hỏng nặng hơn. Và dưới dây sẽ là 4 sai lầm thường mắc phải trong việc “cứu chữa” chiếc điện thoại bị ướt mà bạn cần tránh khi sửa chữa điện thoại của mình.

Rung lắc điện thoại để lấy nước ra

Khi điện thoại bị rơi vào nước, phản xạ bình thường của nhiều người là ngay lập tức vớt điện thoại lên và liền dùng tay đập, rung, lắc điện thoại thật mạnh để giúp nước từ bên trong chảy ra.  Nhưng thực chất việc này lại hoàn toàn sai lầm và khiến điện thoại bị nhiễm nước nặng hơn.  Bởi khi bạn đập lắc như vậy sẽ khiến nước trong điện thoại lan sang những vùng khác.

Vì thế, khi vớt điện thoại từ dưới nước lên, bạn nên nhẹ nhàng, đừng rung lắc quá mạnh sẽ khiến việc sửa chữa điện thoại trở nên khó khăn hơn.

Bật nguồn điện thoại ngay khi bị rơi xuống nước

Khi điện thoại rơi vào nước, bị ngâm trong nước sẽ có thể bị tắt nguồn. Và lúc này nếu bạn vội vàng bật nguồn lên để kiểm tra sẽ khiến điện thoại hỏng nặng hơn. Bởi nếu các thiết bị bên trong hoạt động trong môi trường đầy nước thì khả năng hư hại sẽ tăng cao.

Chính vì vậy, khi điện thoại vẫn còn đầy nước thì bạn tuyệt đối không được mở nguồn lên kiểm tra. Nếu điện thoại còn mở thì sau khi lau khô bạn nên tắt nguồn và tháo pin, tháo sim ra ngay lập tức sẽ tốt hơn khi sửa chữa điện thoại.

Sử dụng máy sấy tóc

Khi điện thoại bị rơi vào nước nhiều người thường sử dụng máy sấy tóc nhằm sấy khô nước trong điện thoại. Tuy nhiên  đây không phải cách hay bởi bạn nên biết rằng, máy sấy tóc hong khô nước bằng cách phả ra luồng hơi nóng mạnh.  Và do đó trước khi nước được hong khô thì sẽ dễ lan sang các vị trí khác khiến điện thoại dễ hỏng hơn. Hơn nữa nhiệt từ máy sấy tóc khá cao nên không phải là lựa chọn an toàn.

Vì thế, khi điện thoại bị ướt nước, bạn không nên sử dụng máy sấy tóc. Thay vào đó, hãy dùng máy hút bụi cầm tay sẽ giúp hút nước nhẹ nhàng từ các khe nhỏ mà không tạo nhiệt nóng làm hỏng máy.

Sử dụng gạo để hút ẩm

Hiện nay có nhiều trang mạng chia sẻ cách dùng gạo để hút ẩm cho điện thoại. Gạo hút ẩm khá tốt nhưng đây lại là cách làm mang tính 2 mặt.  Bởi có khả năng các bụi gạo nhỏ li ti rơi vào thiết bị bên trong điện thoại và dễ gây hỏng điện thoại nặng hơn.

Vì thế, nếu có thể thì bạn nên dùng gói chống ẩm hoặc túi trà, túi ni-lông cũng giúp hút ẩm điện thoại tốt hơn mà không gây bụi nhé.

Và trên đây là 4 sai lầm thường mắc khi “cấp cứu” điện thoại bị rơi vào nước. Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ là những gợi ý hữu ích cho bạn khi “sơ cứu” cho chiếc điện thoại thông minh của mình trước khi nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia sửa chữa điện thoại.

Chưa có câu trả lời nào