Những lưu ý khi sử dụng điện thoại “Mẹ & Con”?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Điện thoại không dây kéo dài đã xuất hiện ở Việt Nam hàng chục năm nay với hầu hết các thương hiệu nội tiếng thế giới như: Panasonic, Siemens, Sony, Alcatel... Thế nhưng sử dụng sao cho đúng cho hiệu quả, không nhiều người biết rõ. Thậm chí gần đây, nhiều loại máy mẹ con đã gây ra hiện tượng phá sóng 3G.


Điện thoại không dây (hay còn gọi là điện thoại kéo dài, điện thoại mẹ con) gồm có một máy chính để cố định (máy mẹ) được gắn vào đường dây điện thoại, và một hay nhiều máy con (tay con) có thể hoạt động trong vùng phủ sóng của máy mẹ, với khoảng cách từ vài chục mét đến hàng chục kilomet, liên lạc với nhau bằng sóng vô tuyến công suất nhỏ do máy mẹ phát ra. Điện thoại mẹ con thích hợp sử dụng nơi: Nhà nhiều phòng nhiều tầng, Doanh nghiệp có 1-2 đường trung kế bưu điện, Doanh nghiệp hoặc gia đình không thể lắp đặt dây dẫn, Bảo vệ tại các khu công nghiệp, tòa nhà.

Lắp đặt

Nên để máy mẹ hoặc anten ở trung tâm tòa nhà, không nên đặt sát tường dễ bị cản sóng. Không đặt ở góc khuất ẩm ướt hoặc cạnh cửa sổ. Việc lắp đặt không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ quy định về tần số được phép sử dụng ở Việt Nam:

Hiện nay, một chiếc điện thoại kéo dài được phép sử dụng ở Việt Nam phải có các dải tần đã được cấp phép sau đây:

1- Từ 43- 44 MHz; 5- Từ 263,5 - 264,5 MHz;

3- Từ 72 -7 3,5 MHz; 6- Từ 387,5 - 388,5 MHz;

2- Từ 46 - 50MHz; 7- Từ 389,5 -3 90,5 MHz

4- Từ 261,5 - 262,5 MHz;

Vậy khi mua điện thoại bạn chỉ cần chọn điện thoại có các dải tần như trên là ổn, nhưng chính những người bán hàng hay nhập hàng về cũng không biết chiếc điện thoại đó hoạt động ở dải tần nào thì bạn làm sao mà chọn được chiếc điện thoại trong dải tần cho phép. Tốt nhất, nên mua những chiếc đin thoại có nguồn gốc rõ ràng, đã được cục tần số kiểm định và cho phép nhập khẩu có dán tem của nhà cung cấp. Không nên mua các điện thoại trôi nổi ngoài thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Dải tần số mà mạng điện thoại di động Việt Nam là 1900 – 1980 MHz.

Lưu ý

Căn cứ vào sự giao nhau giữa dải tần của mạng thông tin di động Việt Nam và các dải tần của các quốc gia trên, ta có thể biết được nên mua điện thoại không dây kéo dài ở đâu: Điện thoại có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ và Canada, Mỹ La Tinh, Trung Quốc là không nên mua. Điện thoại có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu (EU) thì có thể dùng được ở Việt Nam. Điện thoại có nguồn gốc từ Nhật Bản, Đài Loan thì tùy từng loại có thể được dùng hay không được dùng tùy thuộc vào tần số.

Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ như: Điện thoại ở sản xuất ở Châu Âu vẫn không dùng được ở Việt Nam khi họ sản xuất để bán cho các thi trường như Mỹ và Canada (vậy hàng xách tay từ các khu vực Mỹ và Canada, Mỹ La Tinh là không thể dùng được ở Việt Nam)... Cũng có trường hợp điện thoại của Trung Quốc vẫn dùng được ở Việt Nam vì họ sản xuất sản phẩm đó để bán cho thị trường Việt Nam. Theo kinh nghiệm, điện thoại không dây phiên bản DECT 6.0 (Digital Enhanced Cordless Telecommunications) là điện thoại được nghiên cứu và sản xuất ở Mỹ đầu tiên nên có tần số phát theo tiêu chuẩn Mỹ. Các điện thoại DECT 6.0 dù sản xuất ở đâu cũng không dùng được tại Việt Nam. Tóm lại, để chọn mua một chiếc điện thoại kéo dài không dây đạt tiêu chuẩn ở Việt Nam không phải là đơn giản, nếu bạn có nhu cầu mua nên nhờ tư vấn của các đơn vị có chuyên môn.

Ưu điểm: Gọi và chuyển cuộc gọi nội bộ giữa máy mẹ và 2 đến 15 máy con như một tổng đài điện thoại nội bộ không mất phí. Thực hiện điện thoại hội nghị nhiều bên. Khả năng chống nghe trộm (thường xảy ra khi điện thoại đấu kiểu // truyền thống). Có thể cơ động di chuyển trong phạm vi phủ sóng. Không phải thực hiện việc kéo dây dẫn giữa các phòng trong tòa nhà khi lắp đặt. Có nhiều tính năng và hình thức như điện thoại di động: có màn hình màu, âm thanh nổi, danh bạ điện thoại, hiển thị số, có thể nhắn tin SMS hoặc hạn chế cuộc gọi theo cài đặt, gọi nhanh với phím tắt,...

Nhược điểm: Độ ổn định không cao phụ thuộc vào thời tiết. Chi phí đầu tư ban đầu thường cao hơn 5 đến 7 lần so với điện thoại cố định thông thường. Hoạt động phải dựa vào nguồn điện. Tuổi thọ pin từ 6 tháng đến 1 năm.


Với loại anten ngoài trời, thường là điện thoại xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, khả năng kéo dài có thể lên đến 10km trong trường hợp không có vật cản. Tuy nhiên, đây là loại hàng hóa trôi nổi trên thị trường không có đăng ký phù hợp tiêu chuẩn nên sóng không đảm bảo sức khỏe cho người dùng và gây nhiễu các mạng viễn thông di động khác. Sau một thời gian cự ly thu/phát sẽ bị thu ngắn lại. Do là loại anten ngoài trời nên dễ bị hỏng khi bị sét đánh trúng. Với loại anten trong nhà: Thường xuất xứ từ các thương hiệu viễn thông có tiếng như Panasonic, Alcatel, GE, Siemens,... Loại kỹ thuật số có thể kết nối được nhiều tay con nhưng cự ly di chuyển hẹp trong vòng bán kính 30- 50m.