Cách kiểm tra ổ cứng trong bios?

Cách kiểm tra ổ cứng trong bios?

Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường
Trả lời 8 năm trước

Để kiểm tra ổ cứng, đầu tiên bạn vào trong BIOS vẫn thấy xuất hiện ổ cứng mà vào trong boot không thấy thì kiểm tra lại chế độ SATA xem đang ở lựa chọn chế độ IDE hay là chế độ AHDI. Nếu ở chế độ AHDI thì phải đưa về chế độ IDE ngay thì nó sẽ nhận.

Hoặc nếu còn nếu vào trong BIOS mà không thấy thì do mainboard chưa nhận ổ cứng. Tình trạng này có thể là do giắc tín hiệu xử lý. Do đó chỗ này gặp sự cố thì bạn nên thay dây giắc tín hiệu xử lý khác.

Còn trường hợp do giắc nguồn thì có thể rời xem ổ cứng có quay nữa không. Nếu thay giắc nguồn khác hoặc thay ổ cứng qua máy khác mà không quay thì ổ cứng đó đã hỏng. Bạn nên thay ổ cứng mới xem sao.

Nếu các cách trên bạn làm không thể tìm thấy ổ cứng thì bạn có thể đưa máy đi đến các trung tâm kỹ thuật phần cứng máy tính để họ xem lại.

Bông Kẹo
Bông Kẹo
Trả lời 5 năm trước

À. bạn vào trong BIOS vẫn thấy xuất hiện ổ cứng mà vào trong boot không thấy thì kiểm tra lại chế độ SATA xem đang ở lựa chọn chế độ IDE hay là chế độ AHDI nhé

Minh Nguyen
Minh Nguyen
Trả lời 4 năm trước

Nếu main vẫn nhận ổ cứng trong Bios nhưng khi vào Boot không xuất hiện thì bạn lại cần kiểm tra tới chế độ Sata trong cài đặt Bios. Nếu cài đặt đang ở chế độ AHDI thì bạn hãy chọn về chế độ IDE là được. Nếu Bios cũng không nhận ổ cứng thì đây là lỗi của Mainboard, nguyên nhân có thể do cáp tín hiệu hoặc cáp nguồn. Trường hợp này thì khá đơn giản, bạn chỉ cần đổi cáp tí hiệu và cáp nguồn khác cho ổ cứng là được. Còn nếu mà bạn đổi cáp tín hiệu và cáp nguồn mà không được nữa thì bạn phải thay ổ cứng mới thôi.

Quang Bách
Quang Bách
Trả lời 4 năm trước

Để truy cập BIOS hệ thống, bạn cần biết các thiết lập trên thiết bị. Các hệ thống khác nhau có cách truy cập BIOS khác nhau. Mỗi hệ thống sẽ hiển thị thông báo thiết lập hệ thống ngay sau khi người dùng mở máy tính. System Setup thường được gọi là System BIOS hoặc CMOS Setup.

Nếu vẫn không tìm thấy HDD, ổ cứng máy tính, nguyên nhân có thể là do ổ cứng bị vô hiệu hóa trong System Setup. Một số nhà sản xuất thường có xu hướng vô hiệu hóa các cổng không sử dụng trong BIOS theo mặc định. Người dùng phải truy cập BIOS để kiểm tra trạng thái các cổng.

Nếu ổ cứng thứ 2 không được tìm thấy sau khi được kết nối, người dùng sẽ phải tự kích hoạt ổ cứng trong này BIOS.

Hiep Pham
Hiep Pham
Trả lời 4 năm trước

nếu vào trong BIOS mà không thấy thì do mainboard chưa nhận ổ cứng. Tình trạng này có thể là do giắc tín hiệu xử lý. Do đó chỗ này gặp sự cố thì bạn nên thay dây giắc tín hiệu xử lý khác.Còn trường hợp do giắc nguồn thì có thể rời xem ổ cứng có quay nữa không.hoặc thay ổ cứng qua máy khác mà không quay thì ổ cứng đó đã hỏng. Bạn nên thay ổ cứng mới xem sao.

Lê Hương
Lê Hương
Trả lời 4 năm trước

Khiổ cứng không nhậnnhưng khi kiểm tra vẫn thấy xuất hiện trong BIOS thì cần phải kiểm tra ngay xem ở chế độ SATA xem bạn đang để cài đặt IDE hay AHDI. Nếu ở AHDI thì hãy chuyển ngay về chế độ IDE nhé.

Còn có trường hợp ổ không còn nhận trong cả BIOS thì có thể broad mạch bị lỗi hoặc bị hỏng. Bạn hãy kiểm tra nếu có lỗi và thay 1 bo mạch tương thích rồi thử kết nối lại với máy tính.

Hiep Pham
Hiep Pham
Trả lời 4 năm trước

mình hay kiểm tra ổ cứng bằng cách dùng lệnh CMD. Trước hết bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run. Tiếp theo, bạn nhập từ khóa cmd rồi nhấn OK để mở cửa sổ Command Prompt. Sau đấy, tại cửa sổ Command Prompt, bạn gõ lệnh wmic rồi nhấn Enter. Tiếp gõ lệnh diskdrive get status và cũng nhấn Enter. Nếu bạn thấy xuất hiện dòng OK nghĩa là ổ cứng đang hoạt động tốt. Nếu không xuất hiện OK, vậy thì ổ cứng của bạn đang gặp vấn đề và cần được kiểm tra để phát hiện ra lỗi.

Chúc bạn thành công !

Hoàng Bảo Châu
Hoàng Bảo Châu
Trả lời 4 năm trước

Nếu không tìm thấy HDD, ổ cứng máy tính, nguyên nhân có thể là do ổ cứng bị vô hiệu hóa trong System Setup. Một số nhà sản xuất thường có xu hướng vô hiệu hóa các cổng không sử dụng trong BIOS theo mặc định. Để truy cập BIOS trên Windows 10 và kích hoạt ổ cứng, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

– Bước 1: Đầu tiên trên Start Menu, tìm và click chọn Settings (biểu tượng hình răng cưa)

– Bước 2: Trên cửa sổ Settings, tìm và click chọn Update and Security.

– Bước 3: Cuộn xuống mục Recovery ở khung bên trái

– Bước 4: Tiếp theo click chọn Restart trong mục Advanced startup. Thao tác này sẽ khởi động máy tính của bạn vào menu đặc biệt.

– Bước 5: Chọn Troubleshoot.

– Bước 6: Cuộn xuống mục Advanced options.

– Bước 7: Chọn UEFI Firmware settings rồi chọn Restart.

Vũ Thu Dung
Vũ Thu Dung
Trả lời 4 năm trước
Bác Kiểm tra cả phần trong của ổ cứng nữa nhé:
Trường hợp ổ cứng không nhận có thể do hỏng bảng tập tin (bảng định dạng tin), mất master boot record đối với các tập tin
Việc người dùng sử dụng ổ cứng trong thời gian dài có thể sẽ phải đối mặt với các lỗi khó tránh khỏi như ổ cứng không nhận, ổ cứng bị treo hoặc bị chậm. Mọi quá trình đều sử dụng lúc này đều diễn ra ì ạch. Một ổ HDD cực kỳ quan trọng đối với một chiếc máy tính, nó giống như trái tim đối với cơ thể con người vậy. Khi nó bị tác động và ảnh hưởng xấu vì bất kỳ lý do gì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng và các dữ liệu được lưu trữ.