Cách sử dụng máy tính tiết kiệm điện?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Các máy tính đời mới đều có chếđộ tiết kiệm điện. Những bước cài đặtsau đây khá đơn giản sẽ giúp bạnbật chức năng hoạt động tối ưu hiệusuất của PC.
Để màn hình ở chế độsáng hơn mức cần thiết làm cho hệthống tiêu thụ nhiều điện hơn, vì vậynên điều chỉnh giảm mức sáng chophù hợp với mục đích sử dụng. Nếu đangsở hữu loại màn hình CRT truyềnthống, bạn nên cân nhắc kế hoạch nângcấp lên chiếc LCD. Màn hình nàytiết kiệm 1/3 công suất và giúp cho mắtbạn đỡ mỏi.

Tránh sửdụng các chương trình bảo vệ màn hình có quánhiều hình ảnh sinh động.Trên thực tế, màn hình hiển thị hình ảnh rựcrỡ bao nhiêu lại càng ngốnđiện bấy nhiêu. Tắt toàn bộ máy khi kết thúccông việc thay vì đưa hệthống vào trạng thái tạm nghỉ (stand by).

Nếubạn đi công tác xahay nghỉ phép dài ngày thì nên ngắt cọc phích máytính khỏi ổ nguồn,giúp cho hệ thống tránh bị ngâm điện lại vừa giảm mứctiêu hao điệnnăng.

Cần lưu ý dấu xác nhận tiêu chuẩn Energy Startrên nhữngthiết bị khi chọn mua máy tính hoặc sản phẩm điện tử. Nếuthiếu biểutượng này có nghĩa là thiết bị chưa đạt tiêu chuẩn hoạt độngtiết kiệm.

Bậttất cả chức năng tiết kiệm điện của màn hình, hệthống máy tính và cácthiết bị ngoại vi như máy in nếu tất cả đều hỗ trợchế độ này.

Tiện ích điều chỉnh mức tiêu thụ điện của Vista
Vớihệđiều hành Vista bạn tìm vào Control Panel/System andMaintenance/PowerOptions để chọn chế độ Power Saver và Change PlanSettings. Tiếp theobạn bấm chuột vào mục Change của chức năng cài đặtnâng cao để lựa chọnthời gian nghỉ cho ổ cứng Hard disk/Turn off. Kếtthúc bạn chọn OK sauđó chọn Save Changes để hoàn tất qui trình.

Trong Windows XP bạn cũng có thế áp dụng các bước điều chỉnh tương tự cho mục Control Panel/Power Options.

Nhữngthaotác cài đặt này giúp cho máy tính giảm thiểu nguồn điện tiêu thụcủatừng bộ phận trên hệ thống, nhưng không tạo ra sự bất tiện nàotrong quátrình sử dụng của mỗi chức năng. Vì vậy bạn hoàn toàn yên tâmđể thựchiện, giảm công suất tiêu thụ điện năng cũng giúp bạn hàngtháng tiếtkiệm được khoản tiền nho nhỏ, giải tỏa gánh nặng chi tiêu.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Cách sử dụng máy tính tiết kiệm điện

Các máy tính đời mới đều có chế độ tiết kiệm điện. Những bước cài đặt sau đây khá đơn giản sẽ giúp bạn bật chức năng hoạt động tối ưu hiệu suất của PC.

Để màn hình ở chế độ sáng hơn mức cần thiết làm cho hệ thống tiêu thụ nhiều điện hơn, vì vậy nên điều chỉnh giảm mức sáng cho phù hợp với mục đích sử dụng.

Nếu đang sở hữu loại màn hình CRT truyền thống, bạn nên cân nhắc kế hoạch nâng cấp lên chiếc LCD. Màn hình này tiết kiệm 1/3 công suất và giúp cho mắt bạn đỡ mỏi.

Tránh sử dụng các chương trình bảo vệ màn hình có quá nhiều hình ảnh sinh động. Trên thực tế, màn hình hiển thị hình ảnh rực rỡ bao nhiêu lại càng ngốn điện bấy nhiêu.

Tắt toàn bộ máy khi kết thúc công việc thay vì đưa hệ thống vào trạng thái tạm nghỉ (stand by).

Nếu bạn đi công tác xa hay nghỉ phép dài ngày thì nên ngắt cọc phích máy tính khỏi ổ nguồn, giúp cho hệ thống tránh bị ngâm điện lại vừa giảm mức tiêu hao điện năng.

Cần lưu ý dấu xác nhận tiêu chuẩn Energy Star trên những thiết bị khi chọn mua máy tính hoặc sản phẩm điện tử. Nếu thiếu biểu tượng này có nghĩa là thiết bị chưa đạt tiêu chuẩn hoạt động tiết kiệm.

Bật tất cả chức năng tiết kiệm điện của màn hình, hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi như máy in nếu tất cả đều hỗ trợ chế độ này.

Tiện ích điều chỉnh mức tiêu thụ điện của Vista.

Với hệ điều hành Vista bạn tìm vào Control Panel/System and Maintenance/Power Options để chọn chế độ Power SaverChange Plan Settings. Tiếp theo bạn bấm chuột vào mục Change của chức năng cài đặt nâng cao để lựa chọn thời gian nghỉ cho ổ cứng Hard disk/Turn off. Kết thúc bạn chọn OK sau đó chọn Save Changes để hoàn tất qui trình.

Trong Windows XP bạn cũng có thế áp dụng các bước điều chỉnh tương tự cho mục Control Panel/Power Options.

Những thao tác cài đặt này giúp cho máy tính giảm thiểu nguồn điện tiêu thụ của từng bộ phận trên hệ thống, nhưng không tạo ra sự bất tiện nào trong quá trình sử dụng của mỗi chức năng. Vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm để thực hiện, giảm công suất tiêu thụ điện năng cũng giúp bạn hàng tháng tiết kiệm được khoản tiền nho nhỏ, giải tỏa gánh nặng chi tiêu.

hao
hao
Trả lời 10 năm trước

1. Giảm tối thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài

-Cửa kính:

Cửa kính thường dùng để gắn trong các phòng có lắp máy lạnh, và nhiều người xem đó là biện pháp cách nhiệt hữu hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cửa kính cách nhiệt cũng có lợi. Nếu ánh nắng mặt trời rọi vào thì cửa kính sẽ hấp thụ nhiệt. Càng nhiều lớp kính hoặc lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ ngoài càng nhiều, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó cần hạn chế dùng cửa kính ở phòng, nhất là mặt tiếp xúc với ánh nắng.

Phòng lắp điều hoà nên để diện tích cửa sổ kính nhỏ, có 2 lớp kính càng tốt. Cửa kính cần thiết kế được che nắng phía ngoài nhà.

-Chọn màu sáng

Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi màu trắng. Cửa sổ phòng cũng nên treo mành, rèm màu sáng.

-Kín nhưng cần trao đổi không khí

Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát "hơi" lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế, việc trao đổi không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt cho sức khỏe. Khoảng 15 - 30 phút nên mở cửa phòng để "đuổi" bớt không khí "tù hãm" trong phòng và "hứng" khí sạch từ bên ngoài.

2. Chọn máy tiết kiệm điện

Hiện nay có 2 dòng máy điều hoà là máy thông thường và máy biến tần.

Máy thông thường là máy nén kiểu đóng ngắt ON – OFF, khi điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng. Đặc điểm của loại máy này là nhiệt độ trong phòng dao động mạnh, máy làm việc theo chu kỳ đóng ngắt và tiêu thụ điện năng tương đối cao.

Máy biến tần là loại máy mới, hiện đại, điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng bằng cách thay đổi vòng quay trục khuỷu máy nén. Nhờ cách điều chỉnh này cũng như nhờ thay động cơ xoay chiều bằng động cơ một chiều, ống mao bằng van tiết lưu điện tử... nên tiêu tốn điện năng có thể giảm tới 50% so với máy thông thường.

Tất nhiên giá máy này cũng đắt hơn khoảng 30%. Tuy nhiên, giá đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng sẽ nhanh chóng được bù lại nhờ giá vận hành giảm và vòng đời của máy cao (khoảng 13 năm).

3. Tiết kiệm điện trong lắp đặt

Chọn vị trí lắp đặt giàn nóng sao cho không bị nắng chiếu vào. Hướng tốt nhất là hướng Bắc, tiếp sau đó là hướngNam, hướng Đông và Tây. Nếu lắp ở hướngNam, Đông hoặc Tây nên có mái che nắng, nhưng mái không được ảnh hưởng tới gió vào và ra khỏi giàn nóng.

Ở những nơi có nhiều gió không được lắp giàn đối diện với hướng gió. Tốt nhất là quạt thổi vuông góc với hướng gió. Ngoài ra, giàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hoá chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều giàn nóng, gió nóng không được quẩn từ giàn này sang giàn kia.

Chọn vị trí lắp đặt giàn nóng và giàn lạnh càng gần nhau càng tốt để đường ống ga là ngắn nhất và độ cao chênh lệch giữa 2 giàn là nhỏ nhất. Máy điều hoà cũng giống như bơm nước, đường ống càng dài độ cao càng lớn thì điện tiêu tốn càng nhiều trong khi nước bơm được càng ít.

Thông thường, máy điều hoà dân dụng, chiều dài đường ống ga không nên vượt quá 5m và chênh lệch độ cao không nên quá 3m. Khi chiều dài đường ống ga 15m và độ cao 5m thì năng suất lạnh giảm chừng 15%, còn điện năngtiêu thụ tăng thêm khoảng 20%

Công việc lắp đặt phải do thợ lành nghề và có đạo đức nghề nghiệp cao thực hiện. Nạp thừa ga, thiếu ga, đi đường ống gió không chuẩn, cách nhiệt đường ống ga và các mối nối không chuẩn, chọn hướng thổi gió không chuẩn, máy đặt quá nghiêng, để sót bụi bẩn và khí không ngưng trong máy... đều dẫn tới hiệu suất máy giảm và điện năng tiêu thụ tăng cao vọt.

4. Sử dụng hợp lý

- Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải

Chỉnh nhiệt độ càng thấp, máy lạnh tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe. Vào mùa nắng, nên chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 10oC là được.

Nếu máy không có chế độ ngủ, hãy tăng nhiệt độ phòng thêm 2oC, nếu cảm thấy nóng lúc đầu, hãy bổ sung thêm quạt trong vòng 1h. Không đặt nhiệt độ thấp đến mức phải nằm đệm và đắp chăn khi ngủ.

Hãy tắt máy điều hoà khi ra khỏi phòng, tắt bằng điều khiển từ xa, sau đó ngắt áp tômát. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển máy vẫn tiêu thụ khoảng 15W.

-Chỉnh hướng gió

Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...). Từ đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.

-Thường xuyên vệ sinh máy

Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh ở máy lạnh hơi phức tạp và có liên quan đến an toàn điện.

Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.

Rửa lưới lọc ở giàn lạnh. Mở mặt trước của giàn lạnh, tháo tấm lưới lọc bụi ra, dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy. Rửa giàn lạnh. Tắt máy lạnh, mở mặt trước của giàn lạnh như trên, dùng bình xịt nước áp lực (loại bình phun thuốc cho cây) xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước. Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại.

Rửa giàn nóng: tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.