Hầu hết các mối đe dọa ninh trên Android xoay quanh một lý thuyết, đó là mã độc sẽ ảnh hưởng đến bạn nếu bạn tải trực tiếp một nội dung gì đó từ một trang web không an toàn và sau đó bỏ qua các cảnh báo an ninh của android. Thực tế, lý thuyết này chỉ có ý nghĩa với những người dùng thuờng xuyên.
Trong một thời gian giài, Google đã hỗ trợ tính năng quét mã độc trên ứng dụng theo thời gian thực trên CH Play và kiểm tra các mối đe dọa trên chính thiết bị Android. Hiện nay với Android 5.0 Lollipop, Google cam kết tăng cường mạnh mẽ hơn nữa các thiết lập bảo mật mới. Dưới đây là 5 yếu tố bao gồm cả các yếu tố mới lẫn các yếu tố vùa được cải thiện về mặt bảo mật trên Android 5.0 Lollipop.
1. Android hỗ trợ bảo mật nhiều lớp hơn bao giờ hết với Lollipop
Ngoài quét mã độc trên Play Store và trên chính thiết bị, Android còn có thiết lập ‘sandbox’ không cho phép các ứng dụng truy cập quá nhiều vào dữ liệu của máy, điều này cũng ngăn cản các phần mềm chống virus hoạt động hiệu quả. Trên phiên bản Lollipop, khả năng quét mã độc sẽ được mở rộng hơn nữa.
Android 5.0 đã bổ sung mã bảo mật SELinux vào nhân của hệ thống. Nhân bảo mật SELinux sẽ cho phép các ứng dụng chống virus của các bên thứ ba có thể truy cập sâu vào nội dung của một thiết bị Android, từ đó dễ dàng phát hiện các mối nguy hại do mã độc gây ra.
Lollipop vẫn tiếp tục xu hướng giảm phân mảnh của Android và duy trì việc cập nhật các ứng dụng hệ thống thông qua CH PLay, do đó cho phép Google cập nhật thường xuyên và ngay lập tức cho tất cả người dùng Android. Đến nay, một ứng dụng nền là WebView dùng để hiển thị nội dung web đã được cập nhật trên CH Play dành cho tất cả các phiên bản Android, do đó Google có thể nhanh chóng và thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi bảo mật.
Điều này nghĩa là hệ thống an ninh của Android sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện các trang web nguy hiểm, cho dù bạn đang sử dụng trình duyệt Chrome hay một trình duyệt nào khác, cùng với đó là khả năng bảo vệ an toàn kết nối của bạn.
2. Tính năng Smart Lock trên Lollipop
Bỏ qua việc bị mã độc tấn công, thông tin của bạn cũng có thể bị nguy hiểm nếu bạn bỏ quên thiết bị của mình và quên đặt khóa màn hình. Lollipop đã giới thiệu một tính năng mới gọi là Smart Lock để giúp chống lại vấn đề này và giữ điện thoại của bạn an toàn hơn.
Cụ thể, tính năng này là Bluetooth Smart Lock. Trước hết bạn dùng smartphone để chọn một thiết bị Bluetooth cụ thể như smartwatch hay loa trên xe hơi và sau đó, khi chiếc smartphone được đặt gần các thiết bị này nó sẽ tự mở khóa. Nếu chiếc điện thoại của bạn không được đặt gần các thiết bị Bluetooth nói trên, điện thoại sẽ tự động đặt khóa màn hình.
Tính năng này cho phép bỏ qua sự phiền phức khi dùng các khóa điện thoại nhưng vẫn đảm bảo an toàn nếu chẳng may bạn bỏ quên điện thoại ở nơi công cộng.
Ngoài tính năng Bluetooth Smart Lock, Android 5.0 bao gồm một tùy chọn NFC mới. Người dùng có thể cấu hình một thẻ NFC cụ thể để trở thành một chìa khóa riêng cho thiết bị của mình, sau đó chỉ cần chạm nhẹ thẻ NFC vào mặt sau của điện thoại hoặc máy tính bảng để nhanh chóng mở khóa điện thoại.
3. Tính năng tiếp theo của Smart Lock là gì?
Bạn có thể mở khóa điện thoại dựa trên sự hiện diện của một thiết bị Bluetooth, liệu trong tương lai Google sẽ bổ sung tính năng tương tự với các mạng Wi-Fi chăng?
Google thường không nói trước về các tính năng tiềm năng sẽ được bổ sung trên Android mà sẽ công bố nó ngay khi họ đã phát triển thành công các tính. Nhưng ở trường hợp của Smart Lock vẫn còn có nhiều tiềm năng để phát triển và nó sẽ được cập nhật thông qua CH Play, đồng thời điều này cũng sẽ giúp Google phổ cập các tính năng mới qua tất cả các phiên bản Android.
4. Điện thoại Android 5.0 sẽ có thể mở khóa thiết bị Chrome OS chỉ bằng việc ở gần các thiết bị này
Tính năng này đã được đề cập đến lần đầu tiên tại hội nghị các nhà phát triển I/O của Google vào mùa hè vừa qua. Và hiện nay nếu bạn sở hữu một chiếc điện thoại chạy Android 5.0, bạn sẽ có thể đăng nhập vào Chromebook mà không phải gõ mật khẩu nữa. Google đã không tiết lộ chi tiết cụ thể nhưng có thể tính năng này sẽ hoạt động dựa trên kết nối Bluetooth LE.
5. Mã hóa thiết bị trên Lollipop đã được đổi mới hoàn toàn
Android được cung cấp các tùy chọn để mã hóa dữ liệu trên thiết bị trong một vài năm gần đây, nhưng tính năng này tỏ ra khó sử dụng và không hề thân thiện với người dùng. Với Lollipop, tính năng mã hóa dữ liệu đã được thiết kế lại để trở nên trực quan và hữu ích hơn cho người dùng.
Sự khác biệt chính là khi nào và như thế nào để quá trình mã hóa xảy ra. Trước đây, nếu muốn mã hóa dữ liệu trên Android thì người dùng sẽ mất một thời gian chờ đợi để thiết bị có thể mã hóa dần các dữ liệu. Nhưng với Lollipop, tùy chọn mã hóa dữ liệu đã được bổ sung ngay lần đầu tiên bạn mở máy. Với lần đầu tiên mở máy, bạn hầu như không có nhiều dữ liệu và việc mã hóa sẽ tiến hành dần dần mỗi khi bạn bổ sung sữ liệu cho chiếc điện thoại của mình. Điều này giúp loại bỏ thời gian chờ đợi phiền toái nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.
Các ứng dụng của bên thứ ba cũng giúp bảo vệ thiết bị Android chẳng hạn như Android Device Manager, cho phép bạn xác định vị trí, khóa và xóa sạch dữ điện thoại từ xa. Nhưng điều mà Google muốn đạt được là người dùng không phải tốn kém bỏ ra chi phí để cài đặt thêm các ứng dụng này mà vẫn có thể đạt được sự an toàn với các tính năng bảo mật có sẵn. Và với Lollipop, Google đã gần hơn bao giờ hết với mục tiêu này.