Trong khi hệ điều hành Symbian của Nokia ngày một già cỗi thì cuộc chiến hệ điều hành di động vẫn trỗi dậy với ba đối thủ tiềm năng gồm Android (Google), iOS (Apple) và Windows Phone 7 (Microsof). Câu hỏi đặt ra: hệ điều hành nào vượt trội hơn cả?
Những so sánh dưới đây sẽ giúp người dùng phần nào hiểu được ưu và nhược của ba hệ điều hành này. Tiêu chí được so sánh là dễ sử dụng, ứng dụng có sẵn, tính năng, tích hợp với các ứng dụng dựa trên web và máy tính để bàn, khả năng tùy biến và độ mở của nền tảng.
Giao diện người dùng và khả năng tùy biến
Apple đã bị bó gọn trong một thời gian dài thành công về thiết kế của iOS khi giữ cho chúng luôn đơn giản, thanh nhã và sự gắn kết phần cứng với hệ điều hành hoàn hảo nhất có thể. Trong khi Google lại cung cấp cho người dùng một khả năng tùy biến cao, cho người dùng thể hiện được khả năng sáng tạo cái “tôi” của bản thân cho các nội dụng trên “dế” yêu. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho Android trở nên rắc rối với nhiều người sử dụng không quen “vọc vạch” nhiều về công nghệ.
Trong khi đó, Microsoft đã “đánh một canh bạc” lớn vào hệ điều hành này khi thiết kế giao diện điện thoại để truy cập thông tin hơn là chạy các ứng dụng và trung tâm trình diễn của chính người dùng.
Android
Giống iOS, Android là trung tâm ứng dụng nên chúng có các biểu tượng ứng dụng ngay trên màn hình máy. Màn hình chủ đơn giản – tất cả các biểu tượng ứng dụng có thể di chuyển, xóa tùy ý chủ nhân ngoại trừ ba biểu tượng không thể loại bỏ là Dialer (tạo cuộc gọi, Application Tray (khay ứng dụng hiển thị tất cả các ứng dụng của bạn) và ứng dụng web. Ngoài việc tùy biến trên màn hình Home, người dùng còn có thể tùy biến theo cách riêng của mình trong các ứng dụng, thư mục,…
iOS
Giao diện iOS của Apple được thiết kế mang tính biểu tượng và người người sẽ bị giới hạn với những gì Apple “bày sẵn cho họ”. iOS có một màn hình phụ với các biểu tượng ứng dụng bày trên một lưới rõ ràng, một nút bấm đơn ở đáy điện thoại thể để trở về màn hình chính, và một biểu tượng thông báo nhỏ dọc trên top sẽ cho người dùng biết về kết nối 3G, độ mạnh của sóng, mức sử dụng pin,…
Tại mỗi đáy màn hình, trên nút bấm là các biểu tượng dành cho các ứng dụng quan trọng nhất, chẳng hạn như gửi email, tạo cuộc gọi. Vì các ứng dụng nằm ngay trên mặt giao diện và ở trung tâm nên người dùng dễ lựa chon khi muốn sử dụng. Người dùng có thể mở 11 màn hình Home với các ứng dụng và thư mục của riêng họ, cũng có thể kéo và thả các biểu tượng giữa các màn hình, nhóm nhiều ứng dụng vào trong một thư mục.
Windows Phone 7
Windows Phone 7 chưa hỗ trợ nhiều khả năng tùy biến. Thay vì dùng một cách tiếp cận trung tâm ứng dụng như nền tảng iOS và Android, Windows Phone 7 tổ chức xung quanh một loạt hub-hiển thị các tile (tựa đề) – cung cấp thông tin cho người dùng hoặc cho phép họ thực hiện các tác vụ cụ thể. Vì vậy khi người dùng mở điện thoại Windows Phone 7, người dùng sẽ không nhận được một màn hình đầy đủ các biểu tượng ứng dụng mà là bộ sưu tập các tile.
Sở dĩ Windows Phone 7 sử dụng các tile thay cho các biểu tượng nhỏ là chúng cung cấp thông tin hữu ích trong nháy mắt mà không phải chạy ứng dụng cơ bản. Nếu bạn chỉ tập trung vào thông tin nhanh, hệ điều hành này có lợi thế sử dụng hơn iOS và Android.
Bên cạnh đó, chúng chỉ có hai màn hình – chứ không phải 7 như Android hay 11 của iPhone. Tất cả giao diện chính và phụ của của ba hệ điều hành đều có khả năng tùy biến.
Một điểm khác của Windows Phone 7 với iOS và Android là ý tưởng thiết kế hệ điều hành này để người dùng tốn ít thời gian nhất cho điện thoại. Tuy nhiên, chính điều đó lại tạo cho Windows Phone 7 không trực quan, đẹp đẽ hay đơn giản sử dụng như iOS.
Để chọn thiết kế đơn giản, đẹp mắt và và tạo nhã, iOS không có đối thủ, trong khi Android thiết kế không đến lỗi quá tồi lại tạo cho người dùng sáng tạo theo cách sử dụng riêng của họ, còn Windows Phone 7 được thiết kế để hiển thị các thông tin nhanh chóng và không phải là trung tâm ứng dụng.
Ứng dụng và độ mở của nền tảng
Hiện kho ứng dụng của Android có khoảng 150.000 ứng dụng từ Google và 200.000 ứng dụng từ các nguồn khác. Tuy nhiên, kho ứng dụng của iOS hiện có hơn 350.000 ứng dụng khác nhau, còn Windows Phone 7 mới chỉ có khoảng 9.500 ứng dụng.
Với Android, người dùng sẽ không bị giới hạn tải ứng dụng từ kho ứng dụng cũng như được sử dụng miễn phí. Trong khi đó, kho ứng dụng của Apple không phải ứng dụng nào cũng miễn phí cho người dùng tải về.
Google thiết kế Android có độ mở lớn trong khi Apple lại ở mức độ thấp hơn và Microsoft quyết định phục vụ như “một người gác cổng”.
Android: Kho ứng dụng của Android Market luôn mở và không có các chính sách hạn chế giống như App Store của Apple. Chẳng hạn như, Google không cấm các ứng dụng giống như cách mà Apple làm. Trong khi đó, kho ứng dụng Market không chỉ là nơi duy nhất người dùng có thể tải về, họ có thể tải và cài đặt trực tiếp ứng dụng từ các trang web khác nhau, từ nhà cung cấp. Android không có chính sách hạn chế phát triển công cụ sử dụng để tạo ứng dụng cho nó. Android cho phép sử dụng Adobe Flash trên các thiết bị của chúng trong khi Apple thì không cho phép.
Tuy nhiên, việc tự do này có thể là nhược điểm của Android vì các chất lượng các ứng dụng để người dùng tải về có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mã độc. Mới đây, hơn 50 ứng dụng trên kho ứng dụng Android bị cho là nhiễm mã độc.
iOS: Trừ khi người dùng mở khóa iPhone mới có thể tự do tải về và cài đặt ứng dụng mà mình thích trên đó.
Windows Phone 7: WP 7 thua xa so với Android và iOS về số lượng ứng dụng. Sở dĩ vậy là do WP 7 sinh sau đẻ muộn hơn Android và iOS.
Còn về độ mở, chính sách của Microsoft trên WP 7 gần gũi với quan điểm của Apple hơn là theo cách tiếp cận của Android. Người dùng chỉ có thể cài đặt và tải ứng dụng từ kho ứng dụng của Microsoft và một số ứng dụng cũng bị cấm không được phép xuất hiện trên kho ứng dụng đó (Windows Phone 7 Marketplace).
Mặt khác, Microsoft không hạn chế các công cụ để các nhà phát triển sử dụng tạo ra các ứng dụng WP7. Microsoft không cấm Flash nhưng WP7 cũng chưa hỗ trợ Flash. Dự kiến, WP 7 sẽ hỗ trợ Flash vào giữa năm nay.