Công việc được thực hiện trên Photoshop.
Khác với việc chuyển bức ảnh từ màu sang trắng đen bằng chức năng Grayscale hay Desaturate có sẳn trong photoshop. Chúng thường làm mất chi tiết ảnh, đặc biệt các vùng có màu trắng hay đen. Tấm hình sau khi chuyển bằng phương pháp nêu trên, thường thiếu sự tương phản và không có sức sống. Phương pháp mà bà muốn trình bày, phác thảo rõ ràng hơn những gì chúng ta muốn diễn đạt và là rõ các chi tiết, để xác định phong cách riêng của mình. Bà nhấn mạnh rằng, để chuyển đổi này thành công, cần có hai yếu tố quan trọng, đó là kỹ thuật và tương phản. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra các khu vực khác nhau trên bức ảnh, xem xét vùng sáng tối và làm cho sư khác biệt này rõ hơn bằng chọn chúng và tạo lớp. Kế đến là dùng công cụ khác, giúp ta điều chỉnh lại các vùng sáng tối và màu trung tính. Sau đây là phương pháp mà bà muốn trình bày với chúng ta. Chúng tôi mượn một tấm ảnh trên flickr để minh họa cho bài học này.
1.Chuyển đổi hình ảnh của bạn sang chế độ Lab bằng cách chọn menu Image> Mode> Lab Color
2.Sau đó chúng ta chuyển đến khung CHANNEL và nhấp vào kênh Lightness
3.Bây giờ, chuyển chế độ hiện tại thành grayscale bằng cách chọn menu Image> Mode> Grayscale. Hệ thống sẽ cảnh báo các kênh không chọn (Lab, a & b) trong khung Channes sẽ bị xóa. Hãy bấm vào nút OK
4.Bước kế tiếp rất quan trọng, ta bấm chuột và giữ phím CTRL vào kênh còn lại duy nhất trong khung Channes và PS sẽ chọn tự động những vùng sáng nhất trong bức ảnh.
5.Chúng ta đảo ngược vùng chọn ở trên để chọn vùng xám (trung tính) bằng cách chọn menu Select->Inverse hay nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + I
6.Một lần nữa chuyển khung Channes sang khung Layer. Và chuyển chế độ Grayscale thành RBG bằng cách chọn menu Image > Mode > RBG Color
7.Lúc này phần lựa chọn vừa thực hiện ở trên vẫn nhấp nháy, ta tiến hành tạo ra một lớp mới (Menu Layer > New > Layer).
8.Tô màu đen cho layer mới này bằng cách chọn menu Edit > Fill và chọn màu den (#0000).
9.Tiếp theo thay đổi chế độ hòa trộn từ Nomal sang Multiply và giảm Opacity xuống 50% (Tùy vào bức ảnh và hiểu quả hình ảnh mình muốn)
10.Nhấn tổ hợp phím ALT + CTRL + SHIFT + E để tạo một lớp mới bằng cách trộn các layer có sẳn lại với nhau. Chuyển chế độ hòa trộn layer này thành Overlay và opacity khoảng 20%.
11.Tiếp tục với layer này bằng cách chọn Filter > Other > High Pass với bán kính khoảng 50 px Filter> Other> High Pass.
12.Cuối cùng ta chỉnh tones màu cho layer này bằng cách nhấp đôi vào nó. Một hộp thoại Layer style xuất hiện. Chọn "Blend If" ở cuối màn hình là GRAY. Chúng ta lần lược cài các thông số như hình bên dưới đây (nhớ cần giữ phím ALT trong khi sử dụng chuột để điều chỉnh các thông số)
Chú ý:Chúng ta có thể thay các bước 10,11 và 12 bằng hai bước đơn giản hơn dưới đây, đều cho hiệu quả tương tự.
- Tạo một layer mới từ layer nền (background) bằng cách chọn layer nền và bấm tổ hợp phím Ctril-J, từ layer mới này chúng ta chọn menu Filter > Other > High Pass với bán kính là 10.
- Khi bộ lọc High pass đã xong ta thay đổi chế độ hoà trộn của lớp đó thành "Hard Light"và giảm Opacity của nó đến 25%. Hãy nhớ rằng bạn có thể tùy chỉnh thông số này để có được bức ảnh như ý thích của bạn.
Bây giờ bạn đã có một tấm ảnh ưng ý và đó là tất cả những gì tác giả muốn chia sẻ với bạn. Tác giảcho rằng, đó là cách dễ nhất mang lại thành công. Vì có nhiều cách làm khác nhau trong photoshop có thể tạo ra những hình ảnh ấn tượng mà chúng ta có thể không biết. Hy vọng bài học trên làm bạn thấy thú vị. Hãy so sánh 2 bức hình dưới đây, tấm bên trái được làm theo phương pháp ở trên và tấm bên phải được làm theo chuyển đổi thông thường (grayscale)
Chú ý:Hướng dẫn này sử dụng Adobe photoshop CS5, các thứ tự và bố trí trên menu có thể khác, nếu bạn sử dụng phiên bản trước đó
10 kĩ năng Photoshop phải biết khi bắt đầu làm nhiếp ảnh gia
Đối với nhiều người khi bắt đầu bước chân vào nghề nhiếp ảnh hay mới sử dụng Photoshop thì việc biên tập, chỉnh sửa ảnh sẽ cảm thấy khó khăn đôi chút. Thật khó để bắt từ đâu, trong khi phần mềm Photoshop có một đống các tùy chọn: trình đơn, bảng màu, công cụ, bộ lọc, Style layer và nhiều sự thay đổi khác… Trong bài viết này mình sẽ cung cấp một số cách phổ biến giúp cho những ai bắt đầu làm nhiếp ảnh gia có cái nhìn một cách tổng thể hơn. Nếu bạn chưa cài chương trinh Photoshop, bạn có thể tìm và tải trên mạng (Google có rất nhiều) và việc cài đặt cũng khôngmấy khó khăn cả.
Dưới đây là một bản sao của bức ảnh gốc mình sẽ sử dụng trong bài 10 kĩ năng Photoshop phải biết khi bắt đầu làm nhiếp ảnh gia. Bởi vì đây là bức ảnh chưa được chỉnh sửa nên bức ảnh này thiếu độ bão hòa (màu sắc có vẻ hơi nhợt nhạt).
Bản sao của bức ảnh gốc
Để bắt đầu, bạn chỉ cần mở một file ảnh có bức chân dung hoặc chụp khuôn mặt tương tự như tôi đang sử dụng ở đây. Nếu hình ảnh bạn mở thực sự quan trọng với bạn, thì hãy nhân đôi bức ảnh đó lên và sử dụng bản sao cho các bài tập dưới đây. Bạn cũng có thể sử dụng bức ảnh trên mà thực hành (Kích chuột phải và tải nó về).
Đầu tiên, bạn cần phải tạo bản sao cho bức ảnh vừa mới “Open” của bạn. Hãy nhìn qua bảngLayer, thường thì bảng này mặc định là có sẵn, tuy nhiên nếu bạn không nhìn thấy thì có thẻ mở lại bằng cách truy cập vào thanh Menu của Photoshop: Windows > Layer (Phím tắt F7).
Bạn chọn vào Background Layer rồi click chuột phải rồi chọn Duplicate Layer hoặc bạn có thể sử dụng phím tắt Ctrl + J để nhân đôi layer.
Bằng cách nhân đôi lớp Background, bạn có thể điều chỉnh tất cả các loại bản sao mà không ảnh hưởng đến layer nền (ảnh gốc) ở phía dưới. Nếu bạn thực hiện một số điều chỉnh mà bạn không thích, bạn có thể kéo bản sao đó vào thùng rác ở góc dưới phía bên phải của bảng Layer.
Vậy làm thế nào để cải thiện hình ảnh của bạn trong Photoshop? Các công cụ nâng cao và điều chỉnh cơ bản trong Photoshop được tìm thấy trên thanh menu: Image> Adjustments. Trong bảng Adjustments có các công cụ khác nhau như: Levels…, Auto Contrast, Curves, Brightness/Contrast.
Nếu bạn bắt đầu làm nhiếp ảnh gia thì việc điều chỉnh ảnh tự động là kỹ năng Photoshop phải biết nhất. Khi bạn có kinh nghiệm, bạn có thể thao tác nó bằng…tay không.
Vì vậy, khi chọn các bản sao của hình ảnh, chọn Image>Adjustments>Auto Levels trên thanh công cụ. Khi thao tác xong, bức ảnh của bạn có một chút thay đổi trên khu vực của ảnh: shadow (dark), midtones, and highlights (bright). Thông thường, để cải thiện bức ảnh chỉ cần áp dụng thao tác điều chỉnh ảnh tự động.
Bây giờ chúng ta hãy xem lại cách làm việc của lớp (Layer). Quay trở lại, bảng Layers và Click vào con mắt bên cạnh bản sao để kiểm tra sựu thay đổi. Việc tắt bật các con mắt bên cạnh bản sao giúp bạn hình dung rõ hơn khi bạn điều chỉnh hoặc thay đổi hiệu ứng trên các bản sao đó…
OK. Chúng ta hãy lại bước điều chỉnh và làm nổi bật ảnh tự động. Chúng ta lại vào Image>Adjustments và sau đó Click vào Curves -> Hộp thoại Curves sẽ mở ra. Trong hộp thoại này, bạn thấy biểu đồ lăng nhằng với các dòng, các điểm, các mạng lưới…Đừng lo lắng về điều đó, ở đây chúng ta chỉ điều chỉnh tự động trong Curves để cải thiện bức ảnh mà thôi.
Tìm Preset, bên cạnh đó một hộp thoại xổ xuống. chọn Medium Contrast (RGB). Nếu bạn không thấy có nhiều sự thay đổi, bạn có thể chọn lại Strong Contrast. Bạn có thể cảm nhận sự thay đổi của bức ảnh trước khi nhấn OK. Curves làm việc giống như Levels nhưng sư tương phản của nó khá mạnh mẽ.
Bạn có thể tùy ý thay đổi các điểm trong hộp thoại Curves để xem sự thay đổi của bức ảnh. Nhớ rằng, việc thay đổi đó không làm hỏng bức ảnh của bạn. Nếu bạn làm mọi thứ lộn xộn lên thì có một cách rất đơn giản là Click vào Cancel và bắt đầu lại. Khi bào bạn thấy hài lòng với sự thay đổi trên bức ảnh thì nhấn OK.
Nào, bây giờ chúng ta hay tìm hiểu một tính năng nâng cao khác. Một trong những công cụ tôi hay dùng gần đây nhất cho tất cả các bức ảnh, nó được gọi là Soft Light. Vậy nó làm việc như thế nào?
Vậy nó làm việc như thế nào?
Quay trở lại bảng Layers, kéo tất cả các Layers (bản sao) vào thùng rác trừ background layer (ảnh gốc) ra. Click chuột phải vào Background layer (ảnh gốc) và tạo một bản sao khác. Bây giờ hãy Click vào nút Normal ở phía trên bảng Layers, có một hộp thoại xổ xuống rồi chọn Soft Light. Khi thay đổi điều này, nó làm cho bức ảnh có màu nhẹ nhàng hoặc tăng sự tương phản cho bức ảnh. Sự tương phản luôn luôn được cải thiện với hầu hết các bức ảnh kỹ thuật số. Kỹ xảo này vô cùng tốt cho công việc mà không mất quá nhiều chi tiết.
Nếu Soft Light quá mạnh, bạn có thể chọn lại Opacity và giảm độ Opacity của lớp/ Hiệu ứng.
Trên mạng đã có rất nhiều bài viết hướng dẫn cách chuyển từ ảnh gốc thành bức họa hay sang ảnh đen trắng bằng Photoshop. Nhưng tôi sẽ chỉ cho bạn cách nhanh nhất để làm điều đó.
Chúng ta lại nhân đôi Layers lên, chọn bản sao sau đó Click vào biểu tượng có hình tròn (nửa trắng nửa đen) ở bên dưới của bảng Layer. Khi hộp thoại hiện ra, bạn chọn Black & White. Hộp thoại điều chỉnh sẽ mở ra và bức ảnh sẽ tự động chuyển thành ảnh trắng đen.
Nếu bạn muốn in một bức ảnh thì trước hết bạn phải kiểm tra lại kích thước của ảnh đã. Bạn vào Image>Image Size để xem được kích thước chính xác trên bức ảnh của mình. Còn về cắt ảnh bạn có thể sử dụng công cụ Crop trong Photoshop. Bạn có thể tìm thấy nó ở thanh công cụ bên trái hoặc có thể nhấn phím tắt C để bắt đầu cắt ảnh…
Một công cụ nữa dành cho những người mới học có kỹ năng Photoshop phải biết đó là thêm viền xung quanh bức ảnh. Bạn vào Image>Canvas Size > Hộp thoại Canvas hiện ra, sau đó bạn thay đổi kích thước viền (Width và Height) đều bằng 2 inches – cái này tùy bạn. Sau đó chọn màu cho viền, ở đây mình chọn màu đen. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn phần giữa trong hộp thoại Anchor. Click OK và bạn sẽ thấy viền màu đen được bao quanh bức ảnh.
Kích thước ảnh trung bình khi đưa lên Web hoặc gửi ảnh qua mail là 800 x 600 pixels. Đây cũng là kích thước tốt nhất cho việc trình diễn Slide ảnh. Khi bạn đã giảm kích thước ảnh, bạn có thể lưu nó để đăng lên Web. Click vào Save > Save for Web posting and devices. Một cửa sổ hiện ra.Hãy nhìn về phía bên trên của cửa sổ, bạn có thể chọn “4-up”, bạn có thể xem trước chất lượng và kích thước của mỗi ảnh. Khi độ phân dải bị giảm, các Pixels lộ rõ, kết quả là mất quá nhiều chi tiết, làm cho chất lượng ảnh kém đi.
Bạn muốn giảm kích thước của ảnh xuống khoảng dưới 100kb nhưng chất lượng vẫn được duy trì. Click vào nút Preset ở phía trên và chọn PNG-24 hoặc JPEG High. Định dạng PNG có khả năng giảm kích thước độ phân giải của ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng của ảnh.
Sau khi bạn thay đổi kích thước độ phân giải, kiểm tra lại kích thước hợp ly trước khi đăng lên Website. Cuối cùng, Click Save để lưu ảnh.
Cuối cùng, khi bạn tiến hành lưu lại một file để lúc nào làm việc tiếp, có 2 cách cho bạn cân nhắc. Bạn có thể lưu lại với định dạng Photoshop (PSD), cách này sẽ lưu toàn bộ các điều chỉnh mà bạn đã thao tác với bức ảnh, thêm cả các lớp (Layers) tùy chỉnh và các hiệu ứng mà bạn thêm vào… Từ đó, file PSD bạn lưu lại có kích thước lớn hơn kích thước của ảnh gốc. Nhưng khi bạn mở lại file PSD đó thì các điều chỉnh, Layers, hiệu ứng mà bạn đã làm trước đó sẽ khôi phục về trang thái nguyên vẹn. Bạn có thể tiếp tục làm việc một cách dễ dàng.
Còn một cách khác khi lưu lại file trong Photoshop đó là định dạng “non-PSD”, vi dụ như: JPEG hoặc PNG. Khi lưu ở định dạng này bạn không thể giữ lại các lớp (Layers). Nó sẽ lưu lại tất cả các thay đổi mà bạn đã làm và áp dụng luôn vào ảnh gốc. Các Layers sẽ mất hết. Nếu bạn không tạo bản sao cho bức ảnh gốc trước khi chỉnh sửa và lưu nó bằng định dạng JPEG thì bạn sẽ mất ảnh gốc.