Màn hình
Amazon Kindle 3 có màn hình lớn 6″ công nghệ hiển thị e-ink. Tất nhiên đây không phải là màn hình cảm ứng, và có lẽ phải cảm ơn Amazon đã không sử dụng màn hình cảm ứng vì dù sao thì đây cũng là một thiết bị đọc sách và không cần thiết phải dùng màn hình cảm ứng làm gì cả. Thực tế cho thấy, một số thiết bị đọc sách khác dùng e-ink và có cảm ứng cho chất lượng hiển thị không bằng với Kindle 3.
Với công nghệ e-ink, việc bạn mở màn hình bao lâu không là vấn đề quan trọng vì màn hình e-ink chỉ tốn pin khi bạn thực hiện các một thao tác nào đó như chuyển trang, mở menu … Hay nói cách khác với Kindle 3 mỗi lần nhấn phím bấm là một lần tốn pin. Và thời gian sử dụng pin tùy thuộc vào số lần bấm của bạn, bấm nhiều thì hao pin nhanh hơn. Amazon cũng khuyến khích bạn không tắt hẳn máy mà chỉ cần để chế độ sleep là được, khi đó màn hình sẽ chuyển qua hiển thị một hình ảnh có sẵn trong máy, máy sẽ không tốn pin trong quá trình này.
Mỗi lần cần hiển thị một thông tin mới, màn hình sẽ nháy (xoá và hiển thị cái mới), đây là đặc thù của màn hình e-ink và bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Màn hình e-ink cũng không tự phát sáng mà dựa vào nguồn sáng xung quanh, chính vì thế mà nắng càng to thì màn hình nhìn càng rõ điều này cũng đồng nghĩa là trong đêm nếu bạn muốn đọc sách thì nên kiếm cho mình 1 cái đèn.
Loa ngoài
Kindle 3 có 2 loa ngoài lớn ở mặt sau của máy. Loa này cho chất lượng khá tốt, to và rõ. Rất thích hợp với ai thích vừa đọc sách vừa nghe nhạc. Ngoài ra nó còn rất hữu dụng trong tính năng Text-To-Speech, máy sẽ tự đọc ebook cho bạn nghe (tất nhiên là tiếng anh). Loa ngoài cũng là một thành phần tiêu thụ điện năng khá nhiều của Kindle 3.
Cặp nút bấm chuyển trang
Đặc trưng và cũng là điểm mạnh của Kindle 3 đó chính là cặp nút bấm chuyển trang ở 2 bên cạnh màn hình. Với cụm nút bấm này bạn sẽ rất linh hoạt trong việc thao tác cũng như thoải mái cầm máy ở nhiều tư thế khác nhau. Hai cặp nút ở 2 bên có chức năng giống nhau đều bao gồm 2 nút bấm: 1 dài 1 ngắn: nút ngắn hơn ở phiá trên là back – quay lại trang trước, nút dài hơn ở phía dưới là forward – qua trang kế tiếp.
Các chi tiết khác
Phía dưới máy còn các các chi tiết khác lần lượt từ trái qua đó là: cặp phím tăng giảm âm lượng, giắc cắm tai nghe, cổng kết nối microUSB, nút power và đèn báo sạc pin.
Bàn phím QWERTY
Bàn phím QWERTY của máy có 4 dòng và không có dòng phím số. Riêng về bàn phím thì có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Có một số người không thích nó vì bàn phím khiến cho máy khá dài, và tất nhiên là cồng kềnh hơn một chút, có vẻ như không hữu dụng so với một thiết bị đọc sách thông thường.
Riêng bản thân mình thấy bàn phím này khá tốt và hữu dụng. Với các phím tắt được thiết lập, bạn sẽ thao tác nhanh hơn và không phải quá khó khăn khi cần chuyển qua một vị trí location cụ thể nào đó trong ebook. Hơn nữa với bàn phím thực thì việc tra từ điển, nhập địa chỉ web … cũng đơn giản hơn.
Ngoài các phím tiêu chuẩn thì bàn phím này còn có thêm phím menu, cụm phím 5 chiều, các phim back, Home, Alt, Shift và Aa.
Vấn đề tiếp theo mình muốn nói đến trước khi đi vào sử dụng Kindle đó là pin. Ngay cả nhà sản xuất Amazon cũng khuyến cáo người sử dụng phải sạc pin đầy ở những lần sử dụng đầu tiên, để đảm bảo máy sẽ có thời gian sử dụng pin tốt nhất. Sạc đầy pin có nghĩa là bạn sẽ phải cắm sạc cho đến khi đèn báo pin chuyển sang xanh, và tốt nhất là bạn cắm thêm khoảng 1 tiếng nữa để đảm bảo pin đã thực sự đầy. Hãy làm như vậy trong 3 lần đầu tiên sử dụng máy. Anh @papapa đã có một bài viết rất chi tiết về vấn đề này, xin phép trích dẫn ra đây để mọi người có thể hiểu rõ hơn:
— Trích nguồn: Kinh nghiệm dùng – Để sử dụng Kindle một cách tối ưu —
Lang thang trên các diễn đàn công nghệ ở cả Việt Nam lẫn nước ngoài, mình nhận thấy có rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề sử dụng pin của Kindle, thời gian hoạt động, cũng như các rắc rối liên quan. Điều đó đã thúc đẩy tốc độ việc hoàn thành bài viết này càng nhanh càng tốt của mình.
Được nghe kể nhiều về những tính năng của Kindle thế hệ 3, một trong những tính năng gây ấn tượng nhất là thời gian hoạt động của thiết bị – “lên đến 1 tháng nếu không dùng wireless“. Điều này thật đáng ngạc nhiên.
Khi mới sử dụng Kindle, mình rất háo hức, nhưng cũng phải kiềm chế sự sung sướng sử dụng lại mà sạc đầy lần đầu tiên (cắm sạc 3 tiếng, dù đèn báo đã chuyển sang xanh). Sau khi tiếp nhiên liệu đầy đủ, mình bắt đầu tiến hành chuyển kho sách của mình vào máy. Là người khoái đọc sách, bộ sưu tầm của mình có từ kiếm hiệp, thần thoại, đến truyện tình yêu, truyện ma, truyện ngắn, truyện dài,… ngót ngét 300 MB ( hơn 1000 files gì đó), hầu hết là file prc. Mình đã copy kho sách này vào trong máy. Khi quá trình copy files hoàn tất, mình tận hưởng các chức năng của Kindle, nghe nhạc, lướt web, và đọc sách. Thật tuyệt vời khi cầm hơn 1000 quyển sách, tương đương vài chục ngàn trang giấy trên 1 tay.
Sáng hôm sau, chuẩn bị một bữa ăn sáng và một cốc caffe, với tay lấy Kindle, đinh đọc cuốn “Pháo đài số”, thì không thể nào bật Kindle lên được nữa, rõ ràng tối hôm trước đã gạt nút power, để máy ở chế độ sleep mode rồi. Gạt và giữ nút power 15 giây, không kết quả. Gạt và giữ 45 giây, vẫn không kết quả. Tim bắt đầu đập nhanh, cổ họng bắt đầu khô. Quyết định cắm sạc vào Kindle. Dấu hiệu sự sống của Kindle vẫn còn khi đèn vàng bừng sáng. Tự nhủ phải bình tĩnh, không đụng chạm gì vào nó, đoán là nó bị cạn pin thôi, nghĩ vậy mình xuống nhà ăn sáng.
Sau bữa sáng vội vàng, đúng là Kindle cạn pin thật, bật lại sau khi cắm sạc thì nó đã lên bình thường. Lúc này, suy nghĩ đầu tiên của mình là Kindle bị lỗi về pin, bởi mới thực hiện sạc đầy, và dùng có một chút, chưa quá 12 giờ mà đã cạn pin là sao ? Với một thiết bị được quảng cáo có thể sử dụng lên đến 1 tháng liên tục, thì dấu hiệu cạn pin đã khiến mình lo lắng. Nhờ sự giúp đỡ của internet, mình đã tìm ra câu trả lời.
Vấn đề: Với Kindle, thì có 3 vấn đề chính gây nên hiện tượng pin bị sụt nhanh:
Giải thích:
Thiết bị điện tử dùng pin nào cũng vậy, cách sử dụng, cách sạc của bạn sẽ quyết định tuổi thọ của pin. Hãy sạc no pin (sạc 3-4 tiếng, kể cả khi đèn xanh đã báo) trong 3 lần sạc đầu tiên. Điều này sẽ giúp pin đạt dung lượng cao nhất. Chú ý là hạn chế để pin xuống mức thấp hơn 25%, và không bao giờ để đến mức critical low (dưới 3%).
Khi một cuốn sách được nạp vào trong máy, thì Kindle sẽ thực hiện tác vụ ‘đánh chỉ mục’ (indexes), việc này nhằm cho chức năng tìm kiếm trong Kindle. Khi bạn không có nhiều sách, kho sách của bạn chỉ vài cuốn, và copy vài cuốn vào máy từng đợt một thì nó không phải vấn đề lớn, nhưng như mình, việc copy rất nhiều sách vào máy trong một thời điểm khiến Kindle phải làm một khối lượng công việc lớn. Kindle vẫn thực hiện việc index ngay cả khi nó được đặt trong trạng thái sleep mode, trừ khi bạn tắt hẳn nó bằng không nó vẫn làm một công việc gì đó, và điều này khiến pin của bạn bị sụt.
Cách giải quyết:
Hãy đảm bảo việc index tài liệu trong máy hoàn tất, tránh việc cạn pin khi đang thực hiện tiến trình index. Để kiểm tra xem máy đã index xong hay chưa, hãy thao tác như sau: Trở về Home, nhấn Menu, chọn Search, gõ một từ bất kỳ, sau đó chọn tìm kiếm ở My Items. Nó sẽ hiển thị ra kết quả tìm kiếm. Nếu như ở phần kết quả trả về có dòng chữ “X items indexing“, cho biết máy đang thực hiện Index bao nhiêu sách, và những sách nào đang được index. Có trường hợp quá trình index một cuốn sách nào đó bị tắc lại, bạn cần phải xác định xem nó là cuốn nào, hãy về Home, chọn cuốn sách đó và xóa nó đi. Sau đó copy lại vào máy. Tiếp tục đợi cho đến khi Kindle thực hiện index hoàn tất.
Sử dụng chức năng Wifi, 3G không hiệu quả cũng sẽ hút pin của Kindle. Hãy tắt wireless ở khu vực bạn chắc chắn không thể nào kết nối được wifi, hoặc không cần thiết. Ở Việt Nam, 3G của Kindle chưa sử dụng được, chỉ có wifi là hữu dụng. Nếu như bạn không cần check new item thường xuyên, không có thói quen thi thoảng vào browser lướt web, thì nên bật wifi lúc nào cần thiết để tiết kiệm nguồn năng lượng.
Kindle có một phụ kiện khá hữu dụng, đó là bao da có đèn. Nó giúp bạn đọc trong môi trường ánh sáng không đủ, nhưng trong môi trường đó thì bạn cũng dễ ngủ quên, dễ không đút đèn trở lại trong bao để tắt, do thế mà nó hút cạn nguồn pin khi bạn đang ngon giấc. Hãy tắt đèn khi đi ngủ .
Hiện tại, phiên bản phần mềm mới nhất của Kindle 3 là 3.0.3. Nếu máy bạn chưa update lên phiên bản mới nhất này thì hãy làm ngay đi nhé. Các thao tác để kiểm tra và nâng cấp phiên bản phần mềm:
Chỉnh các thông số trong Settings
Sau khi đã đăng kí thì Settings của bạn sẽ có thêm một vài tùy chỉnh khác mà bạn có thể sử dụng. Có một số tính năng mình không nói đến trong mục này thì hoặc là nó sẽ được nói đến ở phần sau hoặc là vì nó không hữu dụng ở Việt Nam nên mình không đề cập đến ở đây. Danh sách các mục được liệt kê từ trên xuống.
1 – Registration
Phần này đã nói ở bên trên. Sau khi đã Register xong thì ở đây sẽ xuất hiện mục deregister để bạn loại bỏ đăng kí cho máy, cần thiết trong trường hợp bạn muốn bán hay cho người khác máy của mình.
2 – Device Name
Tên hiển thị tại vị trí góc trái trên mỗi khi bạn ở ngoài màn hình Home. Tên này được tự động cập nhật khi bạn register với Amazon, nếu muốn đặt tên bất kì thì bạn nhấn vào nút edit bên cạnh và chọn lại tên cho mình.
3 – Wifi Settings
Thiết lập kết nối Wifi cho máy. Trong trường hợp tiết kiệm pin hay không có nhu cầu dùng đến thì bạn nên tắt wifi đi. Nhấn vào view để chọn mạng wifi và kết nối.
4 – Device Password
Cài đặt mật khẩu cho máy, trong trường hợp bạn không muốn người khác tò mò chú Kindle của mình. Để đặt mật khẩu chọn Turn on và đặt vào mật khẩu mong muốn.
Ngoài ra: nếu trong Settings mà bạn nhấn Menu thì sẽ có thêm 1 số lựa chọn khác như: Turn Wireless Off (tắt wifi đi), Change Primary Dictionary (đổi từ điển mặc định của máy), Restart (khởi động lại máy), Reset to Factory Defaults (xóa hết dữ liệu, đưa máy về tình trang ban đầu).