Search Google nhiều, nhưng mà không biết Google nó có nghĩa là gì ? Các bạn hãy tìm hiểu và trả lời giúp mình với?
Cảm ơn nhiều!
Chào bạn
Theo như mình tìm hiểu thì ban đầu, Google có tên là "Googol" (cổ cao nhĩ),, ám chỉ lượng thông tin khổng lồ mà nó có thể tìm ra. Cổ cao nhĩ là một khái niệm toán học chỉ số tự nhiên mười mũ một trăm, tức số 1 với một trăm số 0 ở đằng sau. Tuy nhiên sau khi nhận được tấm chi phiếu đầu tiên do các nhà đầu tư gửi đến, trên đó đã ghi sai tên thương hiệu của họ thành "Google", hai người đồng sáng lập ra Google là Xéc-gây Brin và La-ru Pết đã quyết định đặt tên công ty của mình là Google.
Thân ái!
Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là "Googleplex" tại Mountain View, California. Google có trên 15.000 nhân viên, giám đốc là Tiến sĩ Eric Schmidt, trước đây là giám đốc công ty Novell. Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ googol, bằng 10100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10googol.
Nói một cách ngắn gọn, Google là công cụ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Khi muốn tìm kiếm thông tin về vấn đề gì, người ta chỉ cần vào trang web www.google.com, gõ từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm là Google sẽ cung cấp hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn đường dẫn tới các website có chứa thông tin về vấn đề đó.
Larry E. Page và Sergey Brin - những người sáng lập giàu tham vọng của Google - từ lâu đã tuyên bố sứ mệnh của Google là "sắp xếp và quản lý thông tin toàn cầu". Hiện tại, ai cũng công nhận là sứ mệnh của Google đang được thực hiện rất tốt. Kho dữ liệu của Google gồm trên 6 tỷ mục thông tin, bao gồm 4,28 tỷ trang web, 880 triệu hình ảnh và 845 triệu thông điệp Internet. Trong 3 năm qua, Google đã đi từ chỗ có 100 triệu lượt tra cứu 1 ngày đến hơn 200 triệu lượt tra cứu 1 ngày, trong đó chỉ có 1/3 lượt tra cứu là từ nước Mỹ, số lượt tra cứu còn lại là từ 88 quốc gia trên thế giới.
Một mảng thông tin đang tăng nhanh gần đây, rất tiện ích đối với học sinh sinh viên, các nhà nghiên cứu là các trang liên quan đến sách, bao gồm các chương đầu, phần phê bình, tham khảo. Hệ thống thông tin này được Google truy xuất qua dịch vụ Google Print mà họ đang cho vận hành thử nghiệm. Google đang đang số hóa các thư viện trên thế giới và chuẩn bị cung cấp dịch vụ băng thông rộng không dây tới hàng triệu người trên trái đất.
Theo Peter Norvig, Giám đốc phụ trách chất lượng tìm kiếm của Google, cùng với việc tăng cường link thêm những trang web mới, Google còn liên tục cải tiến các thuật toán xếp hạng của mình để đưa ra những kết quả tìm kiếm ngày càng gần với nội dung mà người truy cập yêu cầu.
(Cũng cần lưu ý về phía người sử dụng là việc tìm kiếm bằng Google, các thông tin cá nhân thường bị lưu giữ. Kết quả của một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có tới hơn ba phần tư (77%) số người sử dụng Internet không biết là Google đã và đang ghi nhận và lưu trữ các thông tin cá nhân của họ - Google có thể duy trì một loại cookie có tuổi thọ đến tận năm 2038 lưu trữ địa chỉ IP của người sử dụng).
Google không phải là Đức Chúa Trời!
Thomas Friedman (tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng “Chiếc Lexus và cây ô liu” và “Thế giới phẳng”) trên Thời báo New York ngày 29 tháng 6 năm 2003 đã dẫn lời của Alan Cohen, Phó Chủ tịch Airespace - nhà cung cấp mạng không dây lớn ở Mỹ nói: “Nếu sử dụng Google, tôi có thể tìm thấy bất cứ điều gì. Và với công nghệ không dây, nó có nghĩa là tôi sẽ có thể tìm được bất cứ điều gì tại bất cứ nơi đâu vào bất cứ lúc nào. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng Google với công nghệ kết nối không dây Wi - Fi, có gì đó giống với Đức Chúa Trời. Chúa Trời là vô hình, Chúa Trời ở khắp nơi, Chúa Trời nhìn thấy và biết mọi việc. Trong suốt chiều dài lịch sử, con người liên hệ với Chúa không thông qua bất cứ một sợi dây nào”.
Những thông tin về Google kể ra ở trên đã cho thấy: dù có vẻ như biết hết mọi việc, rõ ràng Google không phải là Đức Chúa Trời. Các học giả đang tranh luận với nhau về giới hạn của khoa học, về giới hạn của tri thức con người liệu có bao quát được hết, liệu có đủ để giải thích thế giới mà chúng ta đang sống hay không. Huống chi “hiểu biết” của Google chỉ giới hạn trong những thông tin được đưa lên mạng Internet.
Lược trích từ Tạp chí Tia Sáng số 7/2006