Lễ giáng sinh - một ngày lễ mà đã trở nên quen thuộc ko chỉ với những người theo đạo Thiên Chúa. Vào ngày này hàng năm, các tín đồ Thiên Chúa kỷ niệm rất trọng thể. Tuy nhiên, nhiều người chúng ta, và ngay cả những tín đồ Thiên Chúa giáo cũng chưa hiểu rõ lắm sự tích tại sao Ðức Mẹ Maria đồng trinh lại sinh Chúa Jésus tại Bethleem vào lúc nửa đêm ngày 24 tháng 12 ?
Để kỷ niệm ngày Lễ giáng sinh, mình sẽ nói rõ hơn về sự tích này.
Ở sách Tân ước của Giáo hội Thiên Chúa trong những trang mở đầu có ghi
Phần 1: Một sứ giả của Thiên chúa báo tin vui cho trinh nữ Maria
"Ngày ấy, Thiên Chúa gửi một sứ giả của Ngài tên là Gabriel đến viếng thăm trinh nữ Maria đã đính hôn với một người tên là Juse. Sứ thần vào nhà trinh nữ Maria và cất tiếng chào: "Hãy vui lên! Hỡi bà Maria, vì bà là người đầy ơn phước. Thiên Chúa ở cùng bà".
Khi nghe những lời chào lạ lùng ấy, trinh nữ Maria rất là bối rối, và thắc mắc tự hỏi không biết câu chào này của sứ giả Chúa có nghĩa gì. Sứ thần Gabriel nói tiếp: "Này, bà Maria, đừng sợ! Bởi vì Thiên Chúa yêu thương bà nhiều lắm. Bà sẽ chịu thai và sinh con trai và sẽ đặt tên cho con là Jésus. Ngài sẽ trở nên trọng đại, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối cao". Ðức Maria thưa với sứ thần: "Ðiều ấy xảy ra thế nào được, vì tôi giữ mình đồng trinh?" Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ đến với bà và quyền năng Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm bà, bởi vì không có gì mà Thiên Chúa lại không làm được cả". Ðức Maria liền thưa: "Tôi là tôi tạ Thiên Chúa. Xin mọi sự xảy ra cho tôi như lời Ngài đã nói" Ðoạn sứ thần Gabrie từ giã đức Maria.
Phần 2: Ðức Jésus giáng sinh tại Bethleem
Vào thời ấy, Hoàng đế Augusto ra lệnh kiểm kê dân số trong toàn đế quốc. Ai nấy đều phải trở về quê quán để khai tên mình. Ông Jésus thuộc gia tộc vua David nên cũng phải cùng vợ là bà Maria lên đường trở về quê quán là Bethleem. Bà Maria lúc đó đang mang thai. Nhưng khi đến Bethleem hai ông bà không tìm được chỗ nghỉ trong nhà trọ, nên đành phải nghỉ tạm trong một chuồng dành cho súc vật. Chính tạị đây, bà Maria đã sinh hạ con đầu lòng. Bà lấy tã quấn cho con, và đặt con nằm trong một cái máng đựng cỏ cho thú vật.
Phần 4: Các mục đồng tìm thấy đức Jésus
Trong vùng ấy có các mục đồng canh giữ đoàn vật ban đêm. Bỗng một sứ thần Chúa đến với họ. Thấy vậy, họ sợ run lên. Nhưng sứ thần bảo họ: "Các bạn đừng sợ! Này đây tôi báo cho các bạn một tin vui đặc biệt. Ðó là hôm nay tại Bethleem, Ðấng Cứu Thế mà toàn dân mong đợi đã giáng sinh. Ngài là Ðức Kitô, là Chúa. Các bạn sẽ nhận ra Ngài: các bạn sẽ thấy một trẻ sơ sinh quấn tã nằm trong một máng đựng cỏ".
Bỗng có đạo binh thiên quốc hiện ra hợp lời với sứ thần ngợi khen Thiên Chúa rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm, và bình an dưới thế cho mọi người Chúa thương".
Khi các thiên thần đã từ biệt họ rồi, thì các mục đồng bảo nhau: "Này, chúng mình hãy đến Bethleem xem sự việc đã xảy ra đi!". Họ liền vội vã lên đường. Ðến nơi, họ tìm thấy bà Maria, ông Juse và Con Trẻ nằm trong máng cỏ. Sau khi nhìn ngắm Ngài, họ kể lại cho hai ông bà nghe những gì họ biết về Con Trẻ. Ðoạn họ trở lại với các đoàn vật, vừa đi vừa ca hát chúc tụng Thiên Chúa về tất cả mọi điều mắt thấy tai nghe.
Tám hôm sau, ông Juse và bà Maria làm lễ đặt tên cho con là Jésus, như sứ thần Gabnel đã dặn bà Maria trong ngày truyền tin.
Qua sự tích trên, từ bao trăm năm nay, mừng lễ Thiên Chúa giáng sinh trong đêm Noel, các nhà thờ Công giáo đều trình bày một hang đá - chứ không là máng cỏ của chuồng nuôi súc vật như sách Tân ước ghi. Các mục đồng đến chúc mừng cùng những con cừu đầy lông đến ấp ủ chống rét cho Chúa hài đồng. Và cũng vì vậy, những tín đồ Thiên Chúa giáo được gọi là các con chiên.
Bây giờ thì chắc mọi người đã hiểu rõ hơn về ngày Lễ giáng sinh rùi nhỉ? Giờ mình sẽ nói rõ hơn 1 chút về lễ Noel nhé !
Giáng Sinh là ngày lễ hằng năm vào ngày 25 tháng Chạp để kỷ niệm ngày Ðấng Cứu Thế (Jesu Christ) ra đời. Nguồn gốc của ngày lễ không rõ, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng một phần bắt nguồn từ những nghi lễ cử hành bởi những người Tiền Cơ Ðốc giáo thuộc dân Ðức và Ấu châu để kỷ niêm ngày Ðông Chí (khoảng 22 tháng Chạp ở Bắc bán cầu).
Những lễ hội Giáng Sinh đã thông thường cử hành từ thế kỷ thứ 4 bởi những người Cơ Ðốc, được hội nhập những tập tục của người ngoại giáo như dùng nhánh cây Holly, cây Mistletoe để trang trí, khúc củi Yule đốt trong đêm và những chén rượu chúc mừng sức khỏe. Tên cây Giáng Sinh (Christmas tree), một cây xanh tươi bốn mùa được cắt tỉa đẹp đẽ và trang hoàng với những ngọn đèn và đồ trang trí, rút từ những vở kịch tôn giáo của người Ðức (thời Trung cổ) gọi thông thường là cây thiên đàng, biểu tượng cho vuờn Ðịa Ðàng (Eden).
Việc dùng cây Giáng Sinh đã bắt đầu vào tiền thế kỷ 17 ở Pháp tỉnh Strasbourge, và từ đó lan rộng sang Ðức và sau đó vào Bắc Ấu châu. Vào năm 1841, chồng của nữ hoàng Victoria đã đưa cây Giáng Sinh vào phong tục Anh quốc; rồi cây Giáng Sinh được đi theo người di dân vào Hoa Kỳ. Trong thời gian này, người di dân Hà Lan (Dutch) cũng đã mang vào Tân Thế Giới một tập tục kỷ niệm ngày thánh Nicholas vào ngày 6 tháng Chạp. Ðặc biệt nhất là ngày Eve (ngày hôm trước ngày Thánh Nicholas), trẻ con được những quà tặng từ những người đóng vai thánh Nicholas. Dân định cư người Anh đã tiếp thu tập tục này vào ngày kỷ niệm Christmas Eve (ngày hôm trước ngày Chistmas). Santa Claus, tên của một người huyền thoại với mũ đỏ và luôn vui vẻ phát quà cho trẻ con ngoan vào Christmas, đã rút từ tiếng Hà Lan “Sinterklaas”, cải danh từ Sint Nikolaas.