Có thể cho em biết về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội của nước ta hiện nay

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
chắc sắp thi triết hà, hơi xương đấy,nhưng làm sao có thể trả lời hết được. Thôi chịu khó mua cuốn "hỏi đáp triết học của HVCTQG" mà ngâm cứu để qua đi nhé. Môn này dễ đá lại lắm. Chúc qua
hao
hao
Trả lời 11 năm trước

1/ Tồn tại xã hội là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện vật chất của xã hội. Bao gồm hoàn cảnh địa lý, dân cư và phương thức sản xuất. Trong đó phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định.

2. ý thức xã hội là thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tư tưởng cùng những tình cảm tâm trạng, nẩy sinh từ tồn tại xã hội và phản ảnh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.

Phân tích:

Ý thức xã hội là thuộc Lĩnh vực đời sống tinh thần: Đời sống con người chia làm 2 loại, đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Đời sống tinh thần Bao gồm ý thức xã hội và hoạt động của con người trong lĩnh vực tinh thần. Vì thế ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần

Ý thức xã hội bao gồm những quan điểm tư tưởng, tình cảm, tâm trạng phản ánh tồn tại xã hội nhất định - theo từng giai đoạn.

Ý THỨC XÃ HỘI rất phong phú và đa dạng có thể phân chia như sau:

* Kết cấu của Ý THỨC XÃ HỘI

ý thức xã hội rất đa dạng. Có nhiều cách chia, cách chia phổ biến nhất là theo cấp độ có tâm lý xã hội, hệ tư tưởng.

Thứ nhất: Tâm lý xã hội là Bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán... của cộng đồng người được hình thành 1 cách tự phát từ cuộc sống con người.

Tâm lý xã hội biểu hiện rất phức tạp bởi ở những cộng đồng người khác nhau, ở những điều kiện khác nhau, cuộc sống khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau.

Tâm lý xã hội có tính lây lan, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội nó có sự truyền cảm lây lan

Thứ 2: hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng đã được khái quát hóa hệ thống hóa dưới dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học…

+ Hệ tư tưởng hình thành tự giác trong quá trình tích cực của tư duy.

+Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị là hệ tư tưởng thống trị.

+Hệ tư tưởng không đồng nhất với chân lý. Hệ tư tưởng phản ánh đúng hiện thực mới là chân lý. Cònành

+ Ý thức xã hội vừa có tính giai cấp vừa có tính nhân loại.

-Ngoài ra còn chia ý thức xã hội thành ýthức xã hội thông thường và ý thức lý luận

Thứ nhất Ý thức xã hội thông thườnglà những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá.

VÍ DỤ : Trời chuẩn bị mưa, thông thường mọi người đi ra ngoài, có ý thức mang theo áo mưa

Thứ 2: Ý thức lý luậnlà những tư tưởng quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội và được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật.

VÍ DỤ : Bác Hồ đưa ra lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

* Tính giai cấp của ý thức xã hội

- Khi nào xuất hiện giai cấp, Nhà nước, khi đó ý thức xã hội mang tính giai cấp.

- Giai cấp nào nắm quyền thống trị thì ý thức xã hội phục vụ cho giai cấp đó

- Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin phục vụ cho giai cấp công nhân và NHÂN DÂN LAO ĐỘNG vì học thuyết của nó mang bản chất của Giai cấp công nhân.

II/ Quan hệ biện chứng:

1/ Vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội:

Thứ nhất: Nhìn chung tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy. Ví dụ trong chiến tranh, thời kỳ bao cấp, thời kỳ đổi mới thì ý thức xã hội mỗi thời kỳ là khác nhau.

Thứ 2: khi tồn tại xã hội thay đổi (nhất là khi phương thức sản xuất thay đổi) thì những tư tưởng tình cảm tâm trạng của ý thức xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo.

Thứ 3: tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm xu hướng phát triển của các hình thái ý thức xã hội

Thực chất quan hệ vật chất quyết định ý thức xã hội. Ví dụ: tranh chấp nẩy sinh chủ yếu là do lợi ích kinh tế.

2/ Tính độc lập tương đối :

a/ Vì sao ý thức xã hội có tính độc lập tương đối: có 3 lý do sau:

Thứ nhất: Ý thức xã hội có cấu trúc phức phạp, chịu tác động của nhiều yếu tố cả vật chất và tinh thần, cả truyền thống và hiện đại, vì thế nó có tính độc lập tương đối.

Thứ 2: Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh 1 lĩnh vực của đời sống xã hội, nó có quy luật “riêng: loric của nó. Vì thế trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội nó có tính độc lập tương đối.

Thứ 3: trong xã hội có những lực lượng muốn níu kéo ý thức xã hội đó vì động chạm lợi ích của họ.

b/ Tính độc lập tương đối biểu hiện như thế nào:

Thứ nhất: Tính lạc hậu (đi sau) bảo thủ vì ý thức phản ảnh không thực cuộc sống. Do sức ỳ của tâm lý. Do có những lực lượng níu kéo.

Thứ 2: Ý thức xã hội có tính kế thừa: trong quá trình phản ánh xã hội đã có kế thừa những tư tưởng tích cực trước đó. Tuân theo Quy luật phủ định của phủ định

Thứ 3: Tính vượt trước: tồn tại xã hội chưa có nhưng ý thức xã hội đã có. Vượt trước có Vượt trước trên cơ sở khách quan , vượt trước ảo tưởng .

Thứ 4: Sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội,đặc biệt là yếu tố chính trị.

Thứ 5: sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: sự tác động theo hai hướng, nếu ý thức xã hội tiến bộ thì thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu thì cản trở. Sự phụ thuộc trên 3 yếu tố:

+ Tính đúng đắn khách quan khoa học của bản thân ý thức xã hội đó phản ánh tồn tại xã hội.

+ phụ thuộc ý thức ấy thâm nhập vào quần chúng nhân dân đến đâu

+ phụ thuộc vào mức độ vận dụng đúng đắn sáng tạo của chủ thể lãnh đạo quản lý.

III: Ý nghĩa phương pháp luận:

Thứ nhất, tồn tại xã hội đóng vai trò quyết định ý thức xã hội, tức mặt đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, muốn xoá bỏ hình thái ý thức xã hội cũ lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ, trì trệ thì trước hết phải cải tạo tồn tại xã hội sinh ra nó.

Thí dụ: muốn thay đổi tư duy manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân thì cần phải đưa công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, sẽ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm thủ công, truyền thống của người nông dân sang làm ăn lớn trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao.

Thứ hai, ý thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã hội. Vì vậy, cần đấu tranh chống lại các tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, phản tiến bộ, phản khoa học nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.

Thí dụ: cần đấu tranh chống lại các tư tưởng ngại đổi mới, chậm đổi mới, chậm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa. Vì vậy, trong quá trình phát triển cần phải kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và không ngừng tiếp thu, ứng dụng những thành tựu văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ của nhân loại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Thứ tư, ý thức xã hội có tính vượt trước, dự báo xu hướng vận động và phát triển của xã hội tương lai.

Vì vậy, cần phải tích cực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện những quy luật vận động, phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và con người. Từ đó, Đảng và Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và giải pháp khoa học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội; đồng thời ngăn ngừa được những nguy cơ xấu phát sinh trong đời sống xã hội như: bão lụt, động đất, sóng thần, dịch bệnh, khủng hoảng toàn cầu...

Thứ năm,nghiên cứu các hình thái xã hội, trong đó, ý thức chính trị, ý thức pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đến việc hình thành ý thức công dân và thực hành ý thức xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào trong đời sống xã hội.