Tìm hiểu thêm về huyện tràng định - Lạng sơn.... Ai biết giúp tôi với !!!

Tôi muốn biết thêm về các xã của huyện tràng định những xã nào ở gần biên giới nhất và mật độ dân số có đông k? tôi rất rất muốn làm quen với các bạn ở Lạng sơn để tiện học hỏi thêm đc: dieunguyen3@yahoo.com mong các bạn hợp tác nha.
vietnam
vietnam
Trả lời 16 năm trước
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH 1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 1.1. Điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lý: Tràng Định là huyện vùng cao, biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn hơn 70 km theo đường quốc lộ 4A lên Cao Bằng. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông - Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia, phía tây giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Cạn. Tràng Định có 53 km đường biên giới với Trung Quốc, 2 cặp chợ biên giới Nà Mằn và Canh Va, nhiều đường bộ, đường sông thông thương với Trung Quốc, với vị trí này tạo thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ với Trung Quốc và thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại - du lịch trên địa bàn huyện. - Địa hình: chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp ven sông, suối và lân lũng núi đá vôi. Độ cao trung bình 200 - 500 m, độ dốc trung bình 25 - 300. Dạng địa hình núi đất là phổ biến, chiếm trên 42% diện tích; dạng địa hình núi đá chiếm khoảng 10,7%; các dải thung lũng hẹp chiếm 4%. - Khí hậu: Tràng Định năm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 21,60C, lượng mưa trung bình từ 1.155 - 1.600mm, độ ẩm không khí bình quân 82 - 84%. 1.2. Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên đất: Tài nguyên đất ở Tràng Định chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét chiếm trên 42% diện tích tự nhiên; đất đỏ vàng trên đá macma a xít (Fa) chiếm trên 28%; đất vàng nhạt trên đá cát (F4) chiếm 3,4%, đất phù sa, đất phù sa sông, suối (Py) chiếm 1,2%; đất dốc tụ (D) chiếm 1,3%; còn lại là đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vàng biến đổi do trồng lúa, sông suối, núi đá, ... Theo số liệu thống kê đất đai năm 2000, diện tích tự nhiên của Tràng Định là 99.523 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp: 5.921,47 ha, chiếm 5,95% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp: 37.780 ha, chiếm 37,96; diện tích đất chuyên dùng: 597,81 ha, chiếm 0,6% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất ở: 569,02ha, chiếm 0,57%; diện tích đất chưa sử dụng: 54.655 ha, chiếm 54,92% tổng diện tích tự nhiên. - Tài nguyên rừng: Diện tích đất có rừng của Tràng Định khá lớn, theo số liệu thống kê rừng năm 2000, diện tích rừng là 37.780 ha chiếm 38% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng tự nhiên 32.422 ha, chiếm 85,8% diện tích đất có rừng, trong đó: rừng gỗ là 29.185,2 ha, rừng tre vầu 2.837,7 ha, rừng hỗn giao 44,9 ha. Diện tích rừng trồng là 5.357 ha, chiếm 14,2% diện tích đất có rừng. Trữ lượng rừng không lớn, theo số liệu phúc tra rừng năm 2000, tổng trữ lượng rừng gỗ khoảng trên 1,074 triệu m3, trong đó: rừng trồng khoảng 1.946 m3, còn lại là rừng tự nhiên, rừng tre, vầu, nứa có khoảng trên 210 nghìn cây. - Tài nguyên nước: Tràng Định là một trong những huyện có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Tràng Định có 3 sông lớn là Bắc Khê, sông Kỳ Cùng và sông Văn Mịch chảy qua và có hệ thống suối khá dày đặc, có 7 suối lớn và 1 mạng lưới khe rạch, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển các công trình thuỷ lợi nhỏ và thuỷ điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống. Ngoài hệ thống sông, suối, Tràng Định còn có 19 hồ lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là: 1.701,6 ha. - Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Tràng Định không nhiều, trữ lượng nhỏ, Theo số liệu địa chất, trên địa bàn huyện có vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên; mỏ nước khoáng tự nhiên, được đánh giá đạt tiêu chuẩn vệ sinh có thể khai thác để làm nước giải khát. Ngoài ra trên địa bàn huyện Tràng Định còn có: đá vôi, cát, sỏi,... có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng. 1.3. Nguồn nhân lực: Dân số trung bình năm 2000 của Tràng Định là 60.890 người, chiếm 8,3% dân số trung bình của cả tỉnh, mật độ dân số trung bình là 61,18 người/km2 thấp hơn so với mật độ dân số chung của tỉnh và các huyện khác; Bao gồm 6 dân tộc chính là: Tày, Nùng, Dao, Hoa, Mông, Kinh. Dân số ở khu vực thành thị có 5.111 người, chiếm 8,4% tổng dân số, dân số ở khu vực nông thôn có 55.779 người, chiếm 91,6% tổng dân số. Nguồn lao động của Tràng định khá dồi dào. Năm 2000, tổng số lao động trong độ tuổi là 28.088 người, chiếm 46,6% so với tổng dân số. Trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 26.228 người, chiếm 93,58% tổng số lao động, chủ yếu là lao động trong ngành nông, lâm nghiệp chiếm 77,6%, lao động ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 12,6%, lao động trong khối ngành dịch vụ chỉ chiếm 9,8%. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của Tràng Định còn thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 7,5% tổng số lao động, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 125 người, chỉ chiếm có 0,43% trong tổng số lao động. Đây lại là một cản trở lớn trong việc tiếp thu những thành tự khoa học, kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn
vietnam
vietnam
Trả lời 16 năm trước
2. Thực trạng phát triển KT-XH thời kỳ 1996-2000 2.1. Thực trạng phát triển các ngành: Nền kinh tế được duy trì, ổn định và phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá cao. Tổng sản phẩm GDP bình quân hàng năm tăng 9,45%; năm 2000 tổng sản phẩm GDP tăng gấp 1,53 lần so với năm 1995; GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế khoảng 2,6 triệu đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 1995 và bằng 87% mức bình quân chung của tỉnh. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp bình quân hàng năm tăng 5,98%; sản lượng lương thực năm 2000 đạt 22.844 tấn tăng gấp 1,22 lần so với năm 1995, lương thực bình quân đầu người đạt trên 380 kg/năm. Giá trị sản phẩm công nghiệp - TTCN bình quân hàng năm tăng 17,06. Giá trị các ngành dịch vụ tăng 15,19%. - Hiện trạng phát triển ngành nông lâm nghiệp: Nền kinh tế của Tràng định phát triển chủ yếu là nông lâm nghiệp, năm 2000, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 64,5% trong tổng GDP của huyện. Mặc dù sản xuất nông lâm nghiệp còn nhiều khó khăn, phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, hệ thống các công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho cây trồng, nhưng giá trị ngành nông lâm nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000 vẫn tăng 5,98%, trong đó: ngành nông nghiệp tăng 5,97%, ngành lâm nghiệp tăng 6,19% và thuỷ sản tăng 2,25 %. Trong nông lâm nghiệp, ngành nông nghiệp chiếm 71,0%, lâm nghiệp chiếm 27,6% và thuỷ sản chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 1,4%. Diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm khoảng từ 5.500 - 6.500 ha, và tăng dần qua các năm, từ 5.511 ha (năm 1995) lên 6.737 ha (năm 2000), trong đó chủ yếu là diện tích cây lúa chiếm trên 86% diện tích cây lương thực. Năng suất lúa tăng từ 31 tạ/ha năm 1995 lên 35 tạ/ha năm 2000, năng suất ngô tăng từ 30,7 tạ/ha lên 41 tạ/ha; sản lượng lương thực qui thóc tăng từ 20.833 tấn (năm 1995) lên 24.200 tấn (năm 2000). Lương thực quy thóc bình quân đầu người tăng từ 356kg (năm 1995) lên 409 kg (năm 2000). Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là: đỗ tương, lạc, thuốc lá, mía, ngoài ra còn có cây thạch đen là cây có giá trị và tương đối phát triển, Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm không nhiều, chỉ khoảng 550-630 ha, sản lượng chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong huyện. Chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp trong ngành nông nghiệp 25,9% (năm 2000) và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000 là 6,36%. Chăn nuôi ở Tràng Định chủ yếu là chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) và gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng,...) và mang tính chất chăn nuôi hộ gia đình, qui mô nhỏ, phục vụ nhu cầu sức kéo và thực phẩm tiêu dùng trong đời sống của dân cư. Bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000, đàn trâu tăng 3,3%, đàn bò tăng 5,8%, đàn lợn tăng 3,9%, đàn gia cầm tăng 9,1%. Năm 2000 qui mô đàn trâu là: 23.500 con, đàn bò: 975 con, đàn lợn có 27.745 con, đàn gia cầm có trên 200 ngàn con. Kinh tế nghề rừng, kinh tế trang trại, vườn đồi những năm qua ở Tràng Định có bước phát triển khá. Trong 5 năm 1996-2000, huyện đã trồng mới được 6.979,6 ha rừng, trong đó: 3.110 ha cây hồi, một cây có hiệu quả kinh tế cao, lại vừa có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc. Năm 1995, toàn huyện mới có 24.070 ha rừng chiếm 23,78% diện tích tự nhiên, trong đó: rừng tự nhiên 23.175ha, rừng trồng 894,9 ha. Đến hết năm 2000, huyện đã có 37.780 ha rừng (theo số liệu thống kê đất đai năm 2000 toàn tỉnh Lạng Sơn), chiếm 37,96% diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên 32.422 ha. - Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá cao so với mức tăng chung của tỉnh, bình quân hàng năm tăng 17,06%. Năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tràng Định đạt 9.190 triệu đồng (giá CĐ 1994) và giá trị tăng thêm chiếm có 3,9% trong tổng GDP của huyện. Công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị ngành công nghiệp của Tràng Định, khoảng 47,42%, với hơn 162 cơ sở sản xuất chế biến các loại. Sản phẩm chủ yếu là: xay sát gạo, sản xuất miến, cao khô, rựợu, đồ mộc,... khối lượng sản phẩm không nhiều, mang tính chất phục vụ đời sống nhân dân địa phương. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm khoảng 22,48% giá trị ngành công nghiệp, chủ yếu là sản xuất gạch nung, ngói nung, vôi củ, gạch bê tông,... nhu cầu xây dựng của nhân dân địa phương và các công trình của Nhà nước vẫn phải vận chuyển từ nơi khác đến. Công nghiệp khai thác khoáng sản chiếm khoảng 11,11% giá trị ngành công nghiệp, chủ yếu là khai thác đá, cát, sỏi,... nhưng khối lượng sản phẩm không nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn. Công nghiệp cơ khí và hàng tiêu dùng chiếm 5,07% giá trị ngành công nghiệp trên địa bàn; sản phẩm chủ yếu là công cụ cầm tay, sửa chữa nông cụ, may mặc,... - Hiện trạng phát triển các ngành dịch vụ: Thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển và mở rộng, bình quân hàng năm giá trị ngành dịch vụ tăng 15,19%; tỷ trọng chiếm trong GDP tăng nhanh từ 17,7% năm 1995 lên 22% năm 2000. Khu vực thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và mở rộng làm nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ hàng tiêu dùng và thu mua hàng hoá nông lâm sản cho nông dân, số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Tràng Định năm 2000 có trên 270 hộ với nhiều ngành nghề khác nhau. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn bình quân hàng năm tăng 14,5%, năm 2000 đạt trên 30.000 triệu đồng. Hoạt động xuất- nhập khẩu qua địa bàn Tràng Định chủ yếu là xuất nhập khẩu tiểu ngạch với Trung Quốc. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản (hoa hồi, thạch đen,...) hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, các loại máy nông nghiệp, thuỷ điện nhỏ, máy bơm,... Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là do các hộ tư nhân đảm nhận, qua các cặp chợ biên giới Trung quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000 tăng 12,95 %, năm 2000 đạt 12.500 triệu đồng. Các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, bưu điện ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. Năm 2000, trên địa bàn Tràng Định có trên 100 hộ tham gia dịch vụ vận tải, trong đó 27 có xe vận tải hàng hoá, 18 xe vận tải hành khách, 102 xe công nông và xe trở hàng thô sơ; Có 11/23 xã, thị trấn có điện thoại,... bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000, giá trị ngành dịch vụ vận tải tăng 17,31% và bưu điện tăng 34,73%. 2.2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Với vị trí địa lý của Tràng Định, nằm trên trục đường quốc lộ 4A từ thành phố Lạng Sơn đi Cao Bằng, có các cặp chợ biên giới với Trung Quốc, có cửa khẩu Bình Nghi ... rất thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ khoa học, công nghệ, xuất nhập khẩu hàng hoá, với các huyện trong tỉnh, các tỉnh lân cận và với Trung Quốc. Với tiềm năng thế mạnh của mình về khí hậu, đất đai, tài nguyên khoáng sản, ... Tràng Định có thể đẩy mạnh phát triển nền sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nước giải khát,... đặc biệt là phát triển vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, vùng nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy,... Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn
vietnam
vietnam
Trả lời 16 năm trước
3.1. Các mục tiêu phát triển: Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2010 khoảng 9,5-10%, trong đó: giai đoạn 2001-2005 là 10% và giai đoạn 2006-2010 là 9,5-10%. Năm 2010, GDP bình quân đầu người là: 5,8-6,4 triệu đồng (tính theo giá so sánh năm 2000) tăng gấp 2,3 lần so với năm 2000, tương đương mức bình quân chung của cả tỉnh. Đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp, theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Phấn đấu bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005: giá trị ngành nông lâm nghiệp tăng 6,5-7%; công nghiệp - XDCB tăng 17-18%, các ngành dịch vụ tăng 14-14,5% và thời kỳ 2006-2010: giá trị ngành nông lâm nghiệp tăng 5,5-6%; công nghiệp - XDCB tăng 15-16% và các ngành dịch vụ tăng 13-14%. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của huyện Tràng Định như sau: Năm 2000 Năm 2010 + Ngành nông lâm nghiệp 64,5% 48,7% + Ngành công nghiệp - XDCB 13,5% 18,9% + Các ngành dịch vụ 22,0% 32,4% Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - thông tin, TDTT; mở rộng phủ sóng phát thanh truyền hình, tăng cường đưa văn hoá thông tin về cơ sở, ... phấn đấu đến năm 2010: 100% hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam, 85% số hộ được xem truyền hình, 90% số xã có thư viện, tủ sách nhà văn hoá xã. Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản xoá xong hộ đói, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dưới 5% theo tiêu chí hiện nay của Nhà nước. 3.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế: - Ngành nông, lâm nghiệp: Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện Tràng Định, từ đây có thể khai thác và phát huy tối đa nội lực của huyện. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành nông lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010 từ 6-6,5%. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, phấn đấu sản lượng lương thực đạt từ 29.000 tấn vào năm 2005 và 35.000 tấn vào năm 2010, lương thực bình quân đầu người đạt 455 kg vào năm 2005 và 520 kg năm 2010. Phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày, cây đặc sản, cây ăn quả, phấn đấu bình quân hàng năm giá trị cây công nghiệp ngắn ngày tăng 8,2%, cây đặc sản tăng 4,5%, cây ăn quả tăng 10%. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi lợn, bò, vịt, gà, từng bước chuyển sang hướng chăn nuôi, hàng hoá, phấn đấu bình quân hàng năm giá trị ngành chăn nuôi tăng 6,5-7% và đến năm 2010 qui mô đàn trâu khoảng 30.000 con, đàn bò 3.000 con, đàn lợn 45.000 con. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp, đẩy mạnh việc trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng, phấn đấu bình quân hàng năm giá trị ngành lâm nghiệp tăng: 6,5-7%, đưa độ che phủ của rừng lên 60% vào năm 2010. - Ngành Công nghiệp - TTCN: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về nguồn nguyên liệu, nhân lực như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, chế biến nước giải khát,... Đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp đã có đồng thời nghiên cứu đầu tư một số cơ sở sản xuất mới như: Chế biến nước giải khát, một số cơ sở sản xuất gạch ngói, khai thác đá, cấp nước thị trấn,...Phát triển công nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp và nông thôn, gắn với phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống khu vực nông thôn. Khuyến khích phát triển những cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN có quy mô vừa và nhỏ, có công nghệ hiện đại, các mô hình hợp tác xã sản xuất TTCN,... Định hướng tốc độ tăng trưởng và cơ cấu ngành công nghiệp - TTCN: Tốc độ tăng trưởng (%) Cơ cấu KT (%) Chỉ tiêu Thời kỳ Thời kỳ Thời kỳ Thời kỳ Năm Năm Năm 96-2000 01-05 06-10 01-10 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trưởng 17,06 17,48 9,5-10 13-14 100 100 100 1- Chia theo cấp quản lý 100 100 100 - CN do tỉnh quản lý 55,78 17,22 8,09 12,56 41,87 51,71 52,33 - CN do huyện quản lý 7,02 8,28 7,55 7,9 58,13 48,29 47,67 2- Chia theo ngành 100 100 100 - CN khai thác quặng 17,07 4,38 14,8 9,4 11,11 7,68 10,54 - CN sản xuất vật liệu xây dựng 11,92 9,29 9,86 9,5 22,48 19,56 21,47 - CN chế biến nông-lâm sản 20,39 12,21 2,79 7,4 47,42 47,06 37,05 - CN điện nước 24,37 24,42 12,93 18,5 13,92 23,16 29,18 - Các ngành dịch vụ: Thương mại dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn thứ hai của huyện Tràng Định để đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu. Định hướng phát triển ngành thương mại- dịch vụ của huyện Tràng Định từ nay đến năm 2010 được xác định: Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống cửa hàng TNQD ở các trung tâm cụm xã và trung tâm xã, làm tốt nhiệm vụ cung ứng những mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào dân tộc và làm tốt vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tiêu thụ nông-lâm sản, hàng hoá cho nông dân. Đầu tư xây mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ, nhất là các chợ trung tâm thị trấn, chợ trung tâm cụm xã, điểm dân cư đông đúc, tạo ra các trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hoá phục vụ đời sống và thúc đẩy sản xuất phát triển. Mở rộng, phát triển các hoạt động giao lưu kinh tế văn hoá, mở rộng du lịch, dịch vụ, tăng cường liên doanh liên kết để khai thác thế mạnh về du lịch, dịch vụ của huyện. Phấn đấu bình quân hàng năm giá trị các ngành dịch vụ tăng 13-14%; trong đó: ngành thương nghiệp sửa chữa tăng 14-15%, ngành vận tải kho bãi tăng: 12-13 %, bưu chính viễn thông tăng: 18-19%. Bình quân hàng năm kim ngạch xuất khẩu tăng 14% và kim ngạch nhập khẩu tăng 13% đến năm 2010: kim ngạch xuất khẩu đạt 2.000 ngàn USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 1.600 ngàn USD. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn hàng năm tăng từ 13-15%. Đến năm 2010 đạt khoảng 100-150 tỷ đồng. Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn
vietnam
vietnam
Trả lời 16 năm trước
Bạn có thể tham khảo toàn bộ thông tin về tỉnh Lạng Sơn ở đây [blue] http://www.mpi.gov.vn/ktdplt-main.aspx?magoc=579[/blue]