Thuyết minh về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

Nhờ anh chị viết hộ em bài này nhé Thứ 3( ngày 2 tháng 3 năm 2010) là hạn cuối nộp bài rồi ạ
mymeo
mymeo
Trả lời 14 năm trước
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu (Tố Hữu) Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc. Hơn thế nữa, đây cũng là tác phẩm mang dấu ấn bi kịch sớm nhất trong văn chương dân tộc. Giếng Mị Châu ở Đông Anh còn đó, bên cạnh bài học về việc cần đề cao cảnh giác với kẻ thù, tấm oan tình còn để lại những bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc. Mị Châu là con gái của Thục An Dương Vương. Người con gái trong trắng ngây thơ, tin tưởng tình yêu một cách chân thành cuối cùng đã bị chính người chồng đưa vào bẫy, làm mất nước. Câu chuyện trong sách giáo khoa chỉ tập trung vào mối quan hệ Trọng Thủy – Mị Châu nhưng cũng đủ sức giúp ta nhận ra những thủ phạm và nạn nhân đích thực của bi tình sử này. Trọng Thủy làm rể của An Dương Vương. Mọi nguyên nhân bi kịch trước hết bắt đầu từ An Dương Vương khi đã để tình riêng lấn át tầm nhìn của một đấng minh quân. Nhất là, kẻ ở rể lại phục vụ cho dã tâm của Triệu Đà – lấy bí quyết nỏ thần để cướp nước. Sự mất cảnh giác đáng trách của An Dương Vương làm mất nước đã đành , nhưng hậu quả của nó mang ý nghĩa bi kịch là làm nên cảnh sinh li tử biệt, tan vỡ tình duyên của Mị Châu – Trọng Thủy. Mặc dù truyền thuyết được ghi lại bởi người đời sau hết sức ngắn gọn, nhưng cốt lõi của bi kịch ấy vẫn thật rõ ràng: mối quan hệ thông gia của hai nhà vốn dĩ đối địch tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Vậy mà An Dương lại “vô tình” gả con gái yêu của mình cho con trai kẻ thù. Theo mạch kể của truyền thuyết, không có những lí giải về nguyên nhân sâu xa khiến cho Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh cắp lẫy nỏ thần Kim Qui. Nhưng theo mạch truyện, Mị Châu rõ ràng đã tin Trọng Thủy đến với nàng bằng cả tấm chân tình. Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha thứ , nhưng vì tình riêng mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình. Đáng trách hơn, tình yêu ấy thiếu lí trí sáng suốt đế nỗi nàng không nhận ra được những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt để cảnh báo với vua cha. Nàng không đủ tỉnh táo để nhận ra trong lời chồng tiềm tàng hiểm hoạ binh đao: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”. Mị Châu mê muội đếm mức không thể nói một lời hỏi nguyên cớ chia lìa, lại chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi. Đặt tình riêng lên trên vận mệnh quốc gia như vậy quả thật đáng phê phán. Đàng sau tình duyên Mị Châu – Trọng Thủy là cả một âm mưu thôn tính thâm hiểm của Triệu Đà, không ai khác kẻ thực hiện gian kế ấy lại là Trọng Thủy. Hắn ngay từ khi đạt chân đến Loa Thành làm rể đã đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ ổi hơn, hắn đã lợi dụng ngay người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế mĩ mãn. Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ gian trá và tham lam: lừa gạt vợ để lấy vuốt Rùa Vàng, vừa âm mưu cướp được nước, vừa muốn được chiếm đoạt trọn vẹn trái tim của Mị Châu. Từ thủ phạm, hắn đã biến thành nạn nhân của chính mình. Không thể nào có sự dung hoà giữa quyền lợi quốc gia với tình yêu đôi lứa khi thù địch là cái mầm hoạ tiềm ẩn trong mối quan hệ vợ chồng. An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địch của mình. Bản thân nhà vua mong mỏi hoà hiếu giữa hai quốc gia, chấm dứt cảnh đao binh từ duyên tình con trẻ. Nhưng trớ trêu thay, đó lại là chỗ hở để kẻ dã tâm là cha con Triệu Đà lợi dụng. Bản thân An Dương Vương cũng phải gánh chịu bi kịch khi tuốt gươm trừng phạt kẻ phản bội là chính con gái yêu của mình, nhà vua đã đứng trên quyền lợi quốc gia mà gạt bỏ tình riêng, hành động ấy được trân trọng bằng cách xử lí của dân gian : Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển. Mị Châu phải trả giá bằng sự nông nổi của mình, nhưng nàng cũng kịp thức tỉnh để nhận ra bi kịch của mình. Một người con gái ngây thơ trong trắng đáng yêu bị phản bội, cuối cùng nàng đã nhận ra bộ mặt kẻ thù dù quá muộn màng. Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta đã dành cho Mị Châu khi để nàng hoá thân thành ngọc thạch, máu hoá thành hạt châu nhưng cũng thật công bằng khi từ lập trường yêu nước trừng trị kẻ có tội. Mị Châu quả thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Truyền thuyết không còn chỉ kể lại trang sử mất nước mà chứa đựng cái nhìn thương cảm cho lứa đôi – khi tình yêu phải đối mặt với âm mưu. Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói hơn là cái chết lao đầu xuống giếng của Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện: “Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông, lấy nước giếng mà rửa, thì thấy trong sáng thêm”. Sự lừa dối nhơ nhớp của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh : chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không thể nào tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, tham vọng cướp nước. Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác cũng như lời nhắc nhở về cách giải quyết các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng. Câu chuyện bi kịch thấm thía ấy cũng là sư ïthể hiện lập trường và tình cảm rõ ràng của nhân dân ta trước các vấn đề lịch sử và quan hệ con người. ------------------------------- Hoặc Chuyện tình một thuở còn vương mãi / Cho đến bao đời nhớ Mỵ Châu… Nếu không có câu chuyện bi thảm đó, mối tình đó hẳn không được truyền lại đời đời về sau và mỗi thế hệ sau này, qua hàng ngàn năm khi nhắc đến mối tình đó đều không khỏi xúc động, cảm thông…”, đó là lời dẫn của nhà văn Thái Vũ khi ông đặt bút viết “Tình sử Mỵ Châu”. Từ xa xưa, Thúy Kiều – Kim Trọng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), tình yêu thời Vua Hùng đến An Dương Vương Thục Phán (con của Âu Cơ và Lạc Long Quân với tích trăm trứng đẻ trăm con), truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh tranh giành công chúa Mỵ Nương, việc thần Tản Viên (Nguyễn Tuấn) lấy công chúa Ngọc Hoa, sự tích “Trầu cau”; rồi Mỵ Nương cùng chàng Trương Chi “người thì thậm xấu hát thì thậm hay” cho đến Tiên Dung - Chử Đồng Tử... hay ở phương Tây, mối tình Romeo và Juliet trong kịch Shakespeare, Roses và Jack (trong vụ chìm tàu Titanic năm 1911) trong phim Titanic… là những mối tình sâu nặng, đi kèm với những bi kịch, nhưng tấn thảm kịch Mỵ Châu - Trọng Thủy - là một mối tình có lẽ lạ nhất từ trong lịch sử kể cả phương Đông lẫn phương Tây. Thời Đông Chu Liệt Quốc, việc Phạm Lãi hy sinh người yêu là Tây Thi để báo quốc đã dùng kế “mỹ nhân” mê hoặc Ngô Phù Sai để Việt vương Câu Tiễn mười năm nằm gai nếm mật báo thù. Thời An Dương Vương thì Triệu Đà với dã tâm chiếm Âu Lạc đã dùng “nam nhân kế” gửi con trai là Trọng Thủy sang ở rể, làm con tin ba năm, nhằm tìm bí truyền về “nỏ thần” Âu Lạc. Trọng Thủy tuy vì hiếu nhưng một mực chung thủy cùng Mỵ Châu. Cái chết của Mỵ Châu là nỗi đau lớn nhất khi “Trọng Thủy đã từ bỏ một ngai vàng, từ bỏ cả chính đời mình, căm thù điều ác từ một người cha ruột thịt. Anh đã về với TÌNH YÊU”. Ở góc độ nào đó, Trọng Thủy đã vẹn tròn chữ hiếu với cha, tròn trách nhiệm với nước và cao quý hơn với nghĩa vụ làm chồng. Vì thế khi hay tin Mỵ Châu bị vua Chủ chém chết, chàng đã tự vẫn nơi giếng Ngọc, “chết bên giếng Ngọc, như cố ôm lấy giếng Ngọc giữ cho màu nước trong xanh và ngọt mát, giữ lấy gương mặt Mỵ Châu…”. Nhà văn Thái Vũ đã dựa vào truyền thuyết thần Kim Quy, đó là “kế” của tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa, móng rùa làm nỏ… lấy nhiều sử liệu thời Đông Chu Liệt Quốc cho đến Chiến Quốc, mười tám đời vua Hùng dựng nước… kể cả Kinh Thi của Khổng Tử làm cho câu chuyện thêm lung linh và một điều hết sức quý, đó là từ trong trang sách, độc giả hiểu thêm về truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, An Dương Vương Thục Phán… Chứng tỏ nhà văn nghiên cứu sử liệu, tư liệu công phu, nghiêm túc tuy chỉ là câu chuyện dã sử. Thái Vũ đã lý giải về TÌNH YÊU - đề tài muôn thuở của nhân loại từ buổi khai thiên lập địa cho đến muôn sau và mãi mãi vẫn… đẹp. Nhà văn Thái Vũ đã minh oan cho Mỵ Châu - Trọng Thủy rằng: “Tình tiết chung quanh việc con trai Triệu Đà - Trọng Thủy - sang ở rể để điều tra tình hình và đánh cắp bí mật quân sự, cùng với câu chuyện tình giữa Trọng Thủy và công chúa Mỵ Châu, thì đó có thể chỉ là truyền thuyết, do người sau tạo nên… Khôn và dại như nhau khi ngã vào… tình yêu! Mỵ Châu vì quá yêu Trọng Thủy nên đã lộ bí mật quốc gia - kỹ thuật nỏ thần - và rải lông ngỗng dẫn đường cho Trọng Thủy đuổi theo hướng mình đi nhưng chính lại là dẫn đường cho quân Triệu Đà đuổi theo dấu vết An Dương Vương. Cái chết bi thảm của Mỵ Châu là kết quả của mối tình chung thủy đó. Nhưng nếu chỉ có một mình Mỵ Châu chung thủy và cái chết của nàng là “hết chuyện” thì chuyện tình chỉ dừng đến đó và người đời không ai nhắc nhở làm gì. Đến đây, vai trò Trọng Thủy nối tiếp sau cái chết của Mỵ Châu mới làm nên chuyện… Cảm tình muôn đời đối với riêng Trọng Thủy chính là vì vậy, và dường như người ta… bỏ lơ, quên đi vai trò phản bội của anh ta trước đó”. “Tình sử Mỵ Châu" (Nhà xuất bản Thanh Niên, 2004) có bốn phần và một chương kết. Điều hấp dẫn độc giả, đó là nhà văn Thái Vũ ở mỗi phần đều có tựa thơ dẫn đề do chính ông sáng tạo như: Ô hay! Hoa đào, hoa đào/ Đến với mùa xuân / Ai kia một lần… / Tương tư! Thành Loa! Thành Loa/ Đất xưa thành cũ/ Chuyện từ đây muôn thuở lưu truyền/ Có phải Mỵ Châu gây nên tội / Cho thành Loa cổ ngậm hờn oan?/ Chuyện tình ai dễ quên ai. Càng cảm động hơn, khi cái chết bi thảm của Mỵ Châu được nhà văn thông qua hình ảnh ẩn dụ để miêu tả: “Già nhìn Mỵ Châu, nhìn chiếc áo lông ngỗng lót vải hồng, chợt hiểu. Già nói: -Giặc nào ở đâu xa! Sau lưng nhà vua đó thôi! An Dương Vương quay đầu lại: sau lưng chỉ mỗi một mình Mỵ Châu. -Giặc ư? Con ta… Tiếng nghẹn trong cổ họng khi vua Chủ nhìn tấm áo lông ngỗng. -Trời! Cơn giận ngập lút cổ. Mỵ Châu cũng chợt hiểu. Cô tụt xuống ngựa, quỳ thưa: -Con có lòng nào thì xin hóa thành rơm rác, còn không, cha ơi, con xin hóa làm đá… Thép không hòa với máu, nhưng máu đã nhòe ánh thép. Mỵ Châu và cô gái bận màu hồng! Máu?”. "Tình sử Mỵ Châu" của nhà văn Thái Vũ một phần nào đóng góp vào nền văn học sử, một mặt nhìn nhận lại một tình yêu vốn xưa nay được hiểu đơn thuần ở góc độ lịch sử. Âm mưu không giết nổi tình yêu, chính vì vậy, tình yêu luôn có bi kịch, bi kịch nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp và sức mạnh.
Phạm Tiến Giang
Phạm Tiến Giang
Trả lời 14 năm trước
[quote]Từ bài viết của [b]mymeo[/b] Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu (Tố Hữu) Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc. Hơn thế nữa, đây cũng là tác phẩm mang dấu ấn bi kịch sớm nhất trong văn chương dân tộc. Giếng Mị Châu ở Đông Anh còn đó, bên cạnh bài học về việc cần đề cao cảnh giác với kẻ thù, tấm oan tình còn để lại những bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc. Mị Châu là con gái của Thục An Dương Vương. Người con gái trong trắng ngây thơ, tin tưởng tình yêu một cách chân thành cuối cùng đã bị chính người chồng đưa vào bẫy, làm mất nước. Câu chuyện trong sách giáo khoa chỉ tập trung vào mối quan hệ Trọng Thủy – Mị Châu nhưng cũng đủ sức giúp ta nhận ra những thủ phạm và nạn nhân đích thực của bi tình sử này. Trọng Thủy làm rể của An Dương Vương. Mọi nguyên nhân bi kịch trước hết bắt đầu từ An Dương Vương khi đã để tình riêng lấn át tầm nhìn của một đấng minh quân. Nhất là, kẻ ở rể lại phục vụ cho dã tâm của Triệu Đà – lấy bí quyết nỏ thần để cướp nước. Sự mất cảnh giác đáng trách của An Dương Vương làm mất nước đã đành , nhưng hậu quả của nó mang ý nghĩa bi kịch là làm nên cảnh sinh li tử biệt, tan vỡ tình duyên của Mị Châu – Trọng Thủy. Mặc dù truyền thuyết được ghi lại bởi người đời sau hết sức ngắn gọn, nhưng cốt lõi của bi kịch ấy vẫn thật rõ ràng: mối quan hệ thông gia của hai nhà vốn dĩ đối địch tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Vậy mà An Dương lại “vô tình” gả con gái yêu của mình cho con trai kẻ thù. Theo mạch kể của truyền thuyết, không có những lí giải về nguyên nhân sâu xa khiến cho Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh cắp lẫy nỏ thần Kim Qui. Nhưng theo mạch truyện, Mị Châu rõ ràng đã tin Trọng Thủy đến với nàng bằng cả tấm chân tình. Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha thứ , nhưng vì tình riêng mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình. Đáng trách hơn, tình yêu ấy thiếu lí trí sáng suốt đế nỗi nàng không nhận ra được những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt để cảnh báo với vua cha. Nàng không đủ tỉnh táo để nhận ra trong lời chồng tiềm tàng hiểm hoạ binh đao: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”. Mị Châu mê muội đếm mức không thể nói một lời hỏi nguyên cớ chia lìa, lại chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi. Đặt tình riêng lên trên vận mệnh quốc gia như vậy quả thật đáng phê phán. Đàng sau tình duyên Mị Châu – Trọng Thủy là cả một âm mưu thôn tính thâm hiểm của Triệu Đà, không ai khác kẻ thực hiện gian kế ấy lại là Trọng Thủy. Hắn ngay từ khi đạt chân đến Loa Thành làm rể đã đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ ổi hơn, hắn đã lợi dụng ngay người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế mĩ mãn. Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ gian trá và tham lam: lừa gạt vợ để lấy vuốt Rùa Vàng, vừa âm mưu cướp được nước, vừa muốn được chiếm đoạt trọn vẹn trái tim của Mị Châu. Từ thủ phạm, hắn đã biến thành nạn nhân của chính mình. Không thể nào có sự dung hoà giữa quyền lợi quốc gia với tình yêu đôi lứa khi thù địch là cái mầm hoạ tiềm ẩn trong mối quan hệ vợ chồng. An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địch của mình. Bản thân nhà vua mong mỏi hoà hiếu giữa hai quốc gia, chấm dứt cảnh đao binh từ duyên tình con trẻ. Nhưng trớ trêu thay, đó lại là chỗ hở để kẻ dã tâm là cha con Triệu Đà lợi dụng. Bản thân An Dương Vương cũng phải gánh chịu bi kịch khi tuốt gươm trừng phạt kẻ phản bội là chính con gái yêu của mình, nhà vua đã đứng trên quyền lợi quốc gia mà gạt bỏ tình riêng, hành động ấy được trân trọng bằng cách xử lí của dân gian : Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển. Mị Châu phải trả giá bằng sự nông nổi của mình, nhưng nàng cũng kịp thức tỉnh để nhận ra bi kịch của mình. Một người con gái ngây thơ trong trắng đáng yêu bị phản bội, cuối cùng nàng đã nhận ra bộ mặt kẻ thù dù quá muộn màng. Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta đã dành cho Mị Châu khi để nàng hoá thân thành ngọc thạch, máu hoá thành hạt châu nhưng cũng thật công bằng khi từ lập trường yêu nước trừng trị kẻ có tội. Mị Châu quả thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Truyền thuyết không còn chỉ kể lại trang sử mất nước mà chứa đựng cái nhìn thương cảm cho lứa đôi – khi tình yêu phải đối mặt với âm mưu. Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói hơn là cái chết lao đầu xuống giếng của Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện: “Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông, lấy nước giếng mà rửa, thì thấy trong sáng thêm”. Sự lừa dối nhơ nhớp của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh : chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không thể nào tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, tham vọng cướp nước. Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác cũng như lời nhắc nhở về cách giải quyết các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng. Câu chuyện bi kịch thấm thía ấy cũng là sư ïthể hiện lập trường và tình cảm rõ ràng của nhân dân ta trước các vấn đề lịch sử và quan hệ con người. ------------------------------- Hoặc Chuyện tình một thuở còn vương mãi / Cho đến bao đời nhớ Mỵ Châu… Nếu không có câu chuyện bi thảm đó, mối tình đó hẳn không được truyền lại đời đời về sau và mỗi thế hệ sau này, qua hàng ngàn năm khi nhắc đến mối tình đó đều không khỏi xúc động, cảm thông…”, đó là lời dẫn của nhà văn Thái Vũ khi ông đặt bút viết “Tình sử Mỵ Châu”. Từ xa xưa, Thúy Kiều – Kim Trọng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), tình yêu thời Vua Hùng đến An Dương Vương Thục Phán (con của Âu Cơ và Lạc Long Quân với tích trăm trứng đẻ trăm con), truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh tranh giành công chúa Mỵ Nương, việc thần Tản Viên (Nguyễn Tuấn) lấy công chúa Ngọc Hoa, sự tích “Trầu cau”; rồi Mỵ Nương cùng chàng Trương Chi “người thì thậm xấu hát thì thậm hay” cho đến Tiên Dung - Chử Đồng Tử... hay ở phương Tây, mối tình Romeo và Juliet trong kịch Shakespeare, Roses và Jack (trong vụ chìm tàu Titanic năm 1911) trong phim Titanic… là những mối tình sâu nặng, đi kèm với những bi kịch, nhưng tấn thảm kịch Mỵ Châu - Trọng Thủy - là một mối tình có lẽ lạ nhất từ trong lịch sử kể cả phương Đông lẫn phương Tây. Thời Đông Chu Liệt Quốc, việc Phạm Lãi hy sinh người yêu là Tây Thi để báo quốc đã dùng kế “mỹ nhân” mê hoặc Ngô Phù Sai để Việt vương Câu Tiễn mười năm nằm gai nếm mật báo thù. Thời An Dương Vương thì Triệu Đà với dã tâm chiếm Âu Lạc đã dùng “nam nhân kế” gửi con trai là Trọng Thủy sang ở rể, làm con tin ba năm, nhằm tìm bí truyền về “nỏ thần” Âu Lạc. Trọng Thủy tuy vì hiếu nhưng một mực chung thủy cùng Mỵ Châu. Cái chết của Mỵ Châu là nỗi đau lớn nhất khi “Trọng Thủy đã từ bỏ một ngai vàng, từ bỏ cả chính đời mình, căm thù điều ác từ một người cha ruột thịt. Anh đã về với TÌNH YÊU”. Ở góc độ nào đó, Trọng Thủy đã vẹn tròn chữ hiếu với cha, tròn trách nhiệm với nước và cao quý hơn với nghĩa vụ làm chồng. Vì thế khi hay tin Mỵ Châu bị vua Chủ chém chết, chàng đã tự vẫn nơi giếng Ngọc, “chết bên giếng Ngọc, như cố ôm lấy giếng Ngọc giữ cho màu nước trong xanh và ngọt mát, giữ lấy gương mặt Mỵ Châu…”. Nhà văn Thái Vũ đã dựa vào truyền thuyết thần Kim Quy, đó là “kế” của tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa, móng rùa làm nỏ… lấy nhiều sử liệu thời Đông Chu Liệt Quốc cho đến Chiến Quốc, mười tám đời vua Hùng dựng nước… kể cả Kinh Thi của Khổng Tử làm cho câu chuyện thêm lung linh và một điều hết sức quý, đó là từ trong trang sách, độc giả hiểu thêm về truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, An Dương Vương Thục Phán… Chứng tỏ nhà văn nghiên cứu sử liệu, tư liệu công phu, nghiêm túc tuy chỉ là câu chuyện dã sử. Thái Vũ đã lý giải về TÌNH YÊU - đề tài muôn thuở của nhân loại từ buổi khai thiên lập địa cho đến muôn sau và mãi mãi vẫn… đẹp. Nhà văn Thái Vũ đã minh oan cho Mỵ Châu - Trọng Thủy rằng: “Tình tiết chung quanh việc con trai Triệu Đà - Trọng Thủy - sang ở rể để điều tra tình hình và đánh cắp bí mật quân sự, cùng với câu chuyện tình giữa Trọng Thủy và công chúa Mỵ Châu, thì đó có thể chỉ là truyền thuyết, do người sau tạo nên… Khôn và dại như nhau khi ngã vào… tình yêu! Mỵ Châu vì quá yêu Trọng Thủy nên đã lộ bí mật quốc gia - kỹ thuật nỏ thần - và rải lông ngỗng dẫn đường cho Trọng Thủy đuổi theo hướng mình đi nhưng chính lại là dẫn đường cho quân Triệu Đà đuổi theo dấu vết An Dương Vương. Cái chết bi thảm của Mỵ Châu là kết quả của mối tình chung thủy đó. Nhưng nếu chỉ có một mình Mỵ Châu chung thủy và cái chết của nàng là “hết chuyện” thì chuyện tình chỉ dừng đến đó và người đời không ai nhắc nhở làm gì. Đến đây, vai trò Trọng Thủy nối tiếp sau cái chết của Mỵ Châu mới làm nên chuyện… Cảm tình muôn đời đối với riêng Trọng Thủy chính là vì vậy, và dường như người ta… bỏ lơ, quên đi vai trò phản bội của anh ta trước đó”. “Tình sử Mỵ Châu" (Nhà xuất bản Thanh Niên, 2004) có bốn phần và một chương kết. Điều hấp dẫn độc giả, đó là nhà văn Thái Vũ ở mỗi phần đều có tựa thơ dẫn đề do chính ông sáng tạo như: Ô hay! Hoa đào, hoa đào/ Đến với mùa xuân / Ai kia một lần… / Tương tư! Thành Loa! Thành Loa/ Đất xưa thành cũ/ Chuyện từ đây muôn thuở lưu truyền/ Có phải Mỵ Châu gây nên tội / Cho thành Loa cổ ngậm hờn oan?/ Chuyện tình ai dễ quên ai. Càng cảm động hơn, khi cái chết bi thảm của Mỵ Châu được nhà văn thông qua hình ảnh ẩn dụ để miêu tả: “Già nhìn Mỵ Châu, nhìn chiếc áo lông ngỗng lót vải hồng, chợt hiểu. Già nói: -Giặc nào ở đâu xa! Sau lưng nhà vua đó thôi! An Dương Vương quay đầu lại: sau lưng chỉ mỗi một mình Mỵ Châu. -Giặc ư? Con ta… Tiếng nghẹn trong cổ họng khi vua Chủ nhìn tấm áo lông ngỗng. -Trời! Cơn giận ngập lút cổ. Mỵ Châu cũng chợt hiểu. Cô tụt xuống ngựa, quỳ thưa: -Con có lòng nào thì xin hóa thành rơm rác, còn không, cha ơi, con xin hóa làm đá… Thép không hòa với máu, nhưng máu đã nhòe ánh thép. Mỵ Châu và cô gái bận màu hồng! Máu?”. "Tình sử Mỵ Châu" của nhà văn Thái Vũ một phần nào đóng góp vào nền văn học sử, một mặt nhìn nhận lại một tình yêu vốn xưa nay được hiểu đơn thuần ở góc độ lịch sử. Âm mưu không giết nổi tình yêu, chính vì vậy, tình yêu luôn có bi kịch, bi kịch nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp và sức mạnh.[/quote] Mấy bài này cổ rồi, có bài nào tự viết mà độc đáo chút ko ạ
Linh
Linh
Trả lời 5 năm trước
cảm ơn anh chị đã trả lời, may quá
Minh Hoàng
Minh Hoàng
Trả lời 4 năm trước
ôi em cảm ơn ạ. Đang tìm bài này gần chết.. thứ 2 bọn em cần gấp mà giờ còn học thuộc nữa. may quá. em cảm ơn anh nhé
Khanh Tran
Khanh Tran
Trả lời 4 năm trước

tham khảo nhé

Thời u Lạc ở nước ta, vua An Dương Vương được thần Rùa Vàng giúp xây thành, cho vuốt làm lẫy nỏ để giữ nước. Triệu Đà đem quân sang đánh u Lạc không được, bèn cầu hòa rồi cầu hôn, cho con trai là Trọng Thủy sang ở rể bên đất u Lạc. Trọng Thủy dỗ MỊ Châu cho xem trộm nỏ thần, tìm cách đánh tráo lẫy nỏ rồi về nước. Triệu Đà lại cất quân sang đánh. Mất lẫy nỏ thần, An Dương Vương thua chạy về phương Nam, đem theo MỊ Châu. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng Mị Châu rắc trên đường mà đuổi. Lúc cùng đường, Rùa Vàng hiện lên kết tội MịChâu. An Dương Vương tuốt kiếm chém MỊ Châu rồi theo Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển. Trọng Thủy ôm xác vợ về táng ở Loa Thành. Xác nàng hóa thành ngọc thạch, máu nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Trọng Thủy thương tiếc vợ khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấỵ bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm.

Chủ đề của truyền thuyết là dựng nước và giữ nước. Truyện ca ngợi An Dương Vương là ông vua yêu nước có công xây thành chê nó đế giữ nước, đồng thời cũng phê phán nhà vua đã chủ quan để mất nước. Người đọc cảm động trước hình ảnh An Dương Vương kiên trì xây thành và càng xúc động hơn khi chính nhà vua đã tuốt kiếm chém đứa con gái yêu duy nhất của mình trong cái phút thử thách quyết liệt nhất. Ta hiểu vì sao Rùa Vàng đã đến giúp vua xây thành, cho vuốt làm lẫy nó và đã rẽ nước đưa vua xuống Thủy cung. Bài học cảnh giác chính trị còn được nói lên sâu sắc và thâm thìa qua nhân vật MỊ Châu khi “trái tim lầm chỗ để trên đầu” khiến cho “cơ đồ đắm biển sâu”. Nàng đã mất tất cả: tình yêu, gia đình, đất nước; không những thô còn bị chết dưới lưỡi kiếm của chính cha nàng. Bài học lịch sử rớm máu đó mãi mãi còn nhắc nhở người đời sau vồ tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.

Truyện được xây dựng chặt chõ không kém gì các truyện hiện đại sau này: tính cách nhân vật bộc lộ khá rõ, cốt truyện phát triển logic, có kịch tính, các chi tiết liên kết với nhau tạo nên một mạch truyện hấp dẫn, thú vị. Cái khác với truyện hiện đại là các yếu tố hoang đường, kì ảo đà mang đến cho truyện màu sắc huyền thoại và chất thơ của truyền thuyết dân gian. Và chính môi quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian trong những chi tiết hư cấu đặc sắc, hàm chứa ý nghĩa đã làm nên sức cuốn hút của truyền thuyết này.

Thảo Nguyên
Thảo Nguyên
Trả lời 4 năm trước

Tớ có giữ lại dàn ý làm đề ngày hồi trc học, bạn xem xem có giúp ích đc gì cho bạn ko nhé!!

a. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy.

b. Thân bài

* Nhân vật An Dương Vương:
* Giai đoạn thứ nhất:
- Là vị vua anh minh, lỗi lạc, là người có công khá lớn trong công cuộc tiếp nối vua Hùng thứ 18, làm tiếp công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về Cổ Loa, mở rộng sự phát triển kinh tế của đất nước.
- Xây thành Cổ Loa, chuẩn bị vũ khí tầm xa để bảo vệ kinh thành vững chắc.
- Đánh lui quân xâm lược Triệu Đà lần 1.

* Giai đoạn thứ hai:
- Trở nên mất cảnh giác, đắc thắng, mất đi sự anh minh, lỗi lạc, tầm nhìn xa trông rộng.
- Chấp nhận lời cầu hòa nhằm âm mưu kéo dài thời gian tìm hiểu của giặc, gả con gái duy nhất của mình cho con trai kẻ thù mà không chút do dự, cho Trọng Thủy ở rể một cách dễ dàng.
- Cho Trọng Thủy trở về nước mà không chút nghi ngờ, thậm chí khi Trọng Thủy đem quân tiến đánh lần hai mà vẫn bình chân như vại, chủ quan khinh địch.
- Dẫn tới việc mất nước, chịu cảnh nước mất nhà tan.
=> Vì vừa có công vừa có tội nên nhận kết cục bất tử hóa không trọn vẹn, không được sống ở trần gian mà phải về cõi thủy cung với Rùa Vàng.

* Nhân vật Mị Châu:
* Tội nhân của bi kịch mất nước:
- Mất cảnh giác với chồng mình, làm lộ bí mật quốc gia, không xử lý khéo léo chuyện nước và việc nhà, chỉ chăm chăm vào hạnh phúc của bản thân mà không nhận ra những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy.
- Khi đất nước lâm nguy Mị Châu vẫn mù quáng rải lông ngỗng để cho kẻ địch lần theo tìm giết cha mình.
=> Chính vì sự mê muội, cả tin của mình thế nên Mị Châu đã phải gánh chịu kết cục bi thảm, bị kết tội là giặc, là kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội cha mình và cuối cùng là bị chính tay cha mình chém đầu, chịu cái chết tàn khốc và đau đớn vô cùng.

* Nạn nhân của bi kịch tình yêu:
- Mị Châu là một cô gái trong sáng, ngây thơ, nàng đã dành hết tất cả tình yêu tha thiết của cuộc đời mình dành tặng cho Trọng Thủy thế nhưng kết cục mà nàng nhận lại chỉ là sự lừa dối, phản bội, lợi dụng từ chồng.
- Nàng bị rơi vào nghịch cảnh trái ngang ấy là khi trao đi tình yêu một cách chân thành thì lại bị lừa dối, lợi dụng, đến khi được nhận tình yêu thực sự từ Trọng Thủy, thì trong trái tim nàng lại chỉ còn biết bao nhiêu hận thù, đắng cay chồng chất.
=> Cái chết của Mị Châu chính là một kết cục hóa thân không trọn vẹn, thể hiện quan điểm và thái độ của dân gian đối với nhân vật, trước hết là sự thấu hiểu thông cảm, xót thương cho số phận của Mị Châu, mặt khác cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của dân gian trước sai lầm và tội lỗi của nhân vật.

* Nhân vật Trọng Thủy:
* Tội nhân trong bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu của Mị Châu:
- Lừa dối lợi dụng tình cảm chân thành của một người con gái yếu đuối vì tham vọng quyền lực, lừa dối hai cha con Mị Châu để đoạt lấy bí mật quốc gia, làm hai cha con nàng nước mất nhà tan.

* Nạn nhân trong bi kịch bị mắc kẹt giữa tình yêu và tham vọng quyền lực:
- Trọng Thủy một bên gánh trách nhiệm với quốc gia với vua cha, một bên lại có tình cảm vợ chồng son sắt với Mị Châu
- Chấp nhận theo đuổi tham vọng quyền lực, khiến Mị Châu chết đồng thời bản than y lại rơi vào kết cục đau thương, hối hận day dứt khôn nguôi về hành động nhẫn tâm của mình.
=> Chọn cái chết để đền tội với Mị Châu, cũng như là tìm một con đường khác để sum họp với nàng.

c. Kết bài

Nêu cảm nhận của bản thân và tổng kết

Nguyễn Ngọc Ánh
Nguyễn Ngọc Ánh
Trả lời 4 năm trước

Bài văn rất hay, viết chắc tay phết, cùng tham khảo nhé

------------------------------------

Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian nhằm ghi chép những sự kiện, nhân vật liên quan đến lịch sử. Chúng ta biết đến một số truyền thuyết như "Sơn Tinh,Thủy Tinh" , "Thánh Gióng", "Con Rồng cháu Tiên"... Đến với truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", chúng ta sẽ thấy được một tinh thần chống giặc ngoại xâm của cha ông ta ngày xưa, bên cạnh đó là bài học đắt giá về tinh thần luôn luôn cảnh giác với kẻ thù bên ngoài. Chúng ta cũng thấy được cách xử lí, hành xử đúng đắn giữa các mối quan hệ trong xã hội từ gia đình đến tình yêu cá nhân.

Trước tiên, ta thấy được công lao to lớn của An Dương Vương trong việc xây dựng Loa Thành và chế ra nỏ thần để giữ thành, giữ nước. Thục Phán đã cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng khó khăn chồng chất khi đắp đến đâu thì lở tới đấy. Nhưng ông không nản chí, với tấm lòng của một vị vua muốn giữ nước ông quyết định lập đàn trai giới, cầu các vị thần linh. Tấm lòng của ông đã thấu cả trời xanh nên đã có một cụ già xuất hiện đúng ngày bảy tháng ba. Cụ già này chính là nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra nhằm đề cao tinh thần xây thành giữ nước của vua Thục Phán là rất đúng đắn. Ông xây thành ắt sẽ được giúp đỡ. Quả đúng như lời cụ già đã nói, Rùa Vàng xuất hiện tự xưng là sứ Thanh Giang thông tỏ mọi việc. Rùa Vàng đã giúp cho An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Thành là một công trình vô cùng đồ sộ và kiên cố "Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc". Điều này cho thấy rằng, An Dương Vương đã có ý thức rất lớn phòng trừ trước nguy cơ bị giặc xâm lược. Sau khi xây thành xong, vua còn nhờ Rùa Vàng nói bí quyết để giữ thành, giữ nước. Nhờ chiếc vuốt của Rùa Vàng mà chế ra được nỏ thần gọi là "Linh quang Kim Quy thần cơ". Có thành trì kiên cố, có nỏ thần - một vũ khí tấn công mà Rùa Vàng đã nói "Giữ vật này làm lẫy nỏ. Khi có giặc, mang ra bắn thì sẽ không lo gì nữa" mà vua An Dương Vương đã đánh đuổi quân Triệu Đà. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên khiến giặc thua phải khiếp sợ và xin cầu hòa. Nhưng có thực là An Dương Vương giữ nước bằng thực lực của bản thân không khi nhờ Rùa Vàng mà An Dương Vương xây dựng được thành, cũng nhờ Rùa Vàng mới chế được nỏ thần. Chính việc chiến thắng quá dễ dàng trước quân giặc đã khiến cho ông chủ quan khinh thường giặc và cuối cùng để dẫn hậu quả về sau này.

Bi kịch sau này chính là nước mất, nhà tan. Chính Triệu Đà là quân sang xâm lược nước ta, và chúng bị đánh thua ắt hẳn sẽ rất thù hằn mà nhằm cơ hội tấn công lại. Vậy mà, khi Triệu Đà cầu hôn, nhà vua đã gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. Lại còn để Trọng Thủy ở rể chẳng khác nào rước giặc vào nhà. An Dương Vương đã mất sự cảnh giác và tạo cơ hội cho tên gián điệp kia biết được bí mật của vũ khí chống lại giặc. Trọng Thủy đã dùng lời lẽ ngọt ngào để Mị Châu tin tưởng, nhằm lấy nỏ thần đưa cho hắn. Nàng đâu biết rằng chính hành động đó đã làm mất nước, mất gia đình, mất cả tình yêu của mình. Đã chiếm được nỏ thần, Triệu Đà bèn xâm lược lại nhưng An Dương Vương rất chủ quan, ỷ lại có nỏ thần. Quân giặc sang xâm lược mà vua còn thản nhiên đánh cờ nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Sự chủ quan, mất cảnh giác và ỷ lại vào vũ khí của thần đã khiến cho bi kịch nước mất nhà tan là tất yếu. Đó chính là bài học đắt giá cho thái độ mất cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Đến lúc vua bỏ chạy cùng con gái ra bờ biển Rùa Vàng đã hiện lên thét lớn: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc". Câu nói của Rùa Vàng chính là lời kết tội của nhân dân trước hành động của Mị Nương. Hành động đó tuy chỉ là hành động vô tình vì sự tin tưởng người chồng nhưng nhà vua đã tự tay chém đứa con gái của mình. Thật đau đớn biết bao!

Truyện còn hiện lên một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu -Trọng Thủy. Bi kịch tình yêu ấy cũng gắn liền bi kịch của đất nước. Mị Châu chỉ là cô công chúa trong sáng, ngây thơ, nghe lời vua cha mà lấy Trọng Thủy. Trọng Thủy vốn dĩ có yêu thương gì Mị Châu, hắn đến nước Âu Lạc chỉ để làm gián điệp và tìm cách cướp lấy nỏ thần. Mị Châu luôn giữ là một người vợ yêu chồng, thủy chung và cả sự yêu đuối của người con gái trước sự dỗ dành ngon ngọt của tên gián điệp. Khi lấy được nỏ thần, trước khi về nước, trong lời nói của Trọng Thủy có nói rõ âm mưu nhưng Mị Châu đã không nghĩ đến mà chỉ cho rằng thể hiện lòng thủy chung của tình yêu vợ chồng. Biết mình có tội Mị Châu chấp nhận cái chết, nàng chỉ cầu mong được giải oan qua hình tượng: máu - châu ngọc. Mị châu vừa có một tình yêu chân thật và vừa có trách nhiệm với đất nước. Nàng không cố tình để đất nước mình rơi vào tay kẻ thù. Còn với Trọng Thủy, mặc dù sau có nhảy xuống dưới tử tự khi thấy hình bóng của Mị Châu nhưng nó chỉ thể hiện sự hối lỗi với Mị Châu.

Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc. Nhân dân ta vừa ca ngợi công lao của An Dương Vương trong việc dựng thành bảo vệ đất nước nhưng cũng phê phán ông đã quá chủ quan để cuối cùng đất nước lại rơi vào tay giặc. Truyện cũng có một bi kịch của tình yêu giữa Mị Châu - Trọng Thủy để cho chúng ta một bài học về sự cảnh giác bởi kẻ thù có khi ngay ở bên cạnh ta.

Thành Nam
Thành Nam
Trả lời 4 năm trước

b tham khảo bài của mình nhé, mình khá tâmđắc bài này, trước cô giáo cho làmôn thiđến nhẵn mặt rồi:

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một câu chuyện dã sử hư cấu, nhằm giả thích cho việc An Dường Vương vì sao làm mất nước Âu Lạc vào tay Triệu Đà phương Bắc. Tuy câu chuyện chỉ nói rất ngắn gọn về ba nhân vật chính, nhưng tinh ý ta có thể nhận ra đây là một câu chuyện đầy bi kịch, đó là bi kịch về tình cha con, bi kịch về tình yêu vợ chồng, cuối cùng là bi kịch nước mất, nhà tan. Mà cả ba nhân vật chính đều có kết cục bi thảm, phần là để đền tội, phần âu cũng là sự giải thoát khỏi số phận và những sai lầm đã mắc phải.

Trước hết, ta nói về An Dương Vương, ông là một người tài giỏi, mưu lược, lại anh dũng, có tấm lòng yêu nước thương dân. Chính vì thế nên đã được vua Hùng thứ 18 truyền lại ngôi vua. Trong 50 năm trị vì, quốc thái dân an, ông là một vị vua tốt, nên được sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang là Rùa Vàng, ban cho điềm lành, ban cho nỏ thần. Nhưng có lẽ đây cũng là sự khởi đầu của việc mất nước sau này, bởi Rùa Vàng đã từng nói một câu: “Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận”. Âý là lời khuyên răn đầy sâu xa mà sứ Thanh Giang dành cho nhà vua. Tuy nhiên An Dương Vương, lại quên mất, chỉ biết đến nỏ thần kỳ diệu, đánh đuổi muôn giặc thù. Từ đó nhà vua trở nên chủ quan, không có cái lòng mưu tính, ngờ vực của một quân vương, dễ dàng gả con gái yêu của mình cho con trai kẻ thù cũ, thậm chí còn cho ở rể. Thật sự chưa có cái dại nào hơn thế, nghĩ sâu xa hơn có lẽ cậy có nỏ thần nhà vua cũng chẳng chăm rèn luyện quân đội, để thế nước trở nên suy kiệt. Chẳng vậy mà quân Triệu Đà mới tiến đánh một trận, nhà vua đã phải bỏ chạy thoát thân về phía nam, lúc này đây điềm lành hay nỏ thần cũng thành vô nghĩa, bởi vốn dĩ đất nước đã đến hồi kết. Chi tiết nhà vua chém chết Mị Châu, có lẽ một phần là để bắt kẻ có tội đền nợ nước, phần là do nỗi xấu hổ vì để mất nước mình nên đành trút hết tức giận lên đứa con gái khờ dại của mình. Sau đó nhà vua theo Rùa Vàng về biển Đông, có nhiều thuyết khác cho rằng nhà vua cũng đã trầm mình xuống biển để đền nợ nước, chứ không phải là cầu cứu Rùa Vàng. Thiết nghĩ chi tiết này phù hợp hơn cả, bởi thật sự nhà vua có trách nhiệm rất lớn trong việc làm mất nước.

Còn về Mị Châu, nàng bị xem là tội đồ, là nguyên nhân chính dẫn tới bi kịch mất nước. Quả thực đúng vậy, nếu như nàng không cả tin, cho Trọng Thủy mượn nỏ thần, để Trọng Thủy đánh cắp thì có lẽ cũng không thành cớ sự như vậy. Sai lầm lớn nhất của của Mị Châu là nàng chỉ làm đúng vai trò của người vợ tốt, hết lòng tin tưởng chồng, yêu thương chồng, nhưng nàng lại quên mất nàng còn là một công chúa, trên vai nàng còn có trách nhiệm với dân tộc, với đất nước. Một người phụ nữ thường sống trong cảnh lầu son gác tía, nên ngây thơ, không trải đời, đứng trước bi kịch mất nước, bị cha toan giết, bị chồng phản bội, rơi vào cảnh mất nước nhà tan. Chắc phải đau đớn và hối hận lắm, nếu không bị cha giết có lẽ nàng cũng tự quyên sinh để rửa mối nhục thù. Chi tiết ngọc trai giếng nước, âu cũng là niềm an ủi cho vong hồn, cho tấm lòng trong sáng, oan khuất của Mị Châu, người con gái vừa đáng thương lại cũng đáng trách.

Cuối cùng là nhân vật Trọng Thủy, truyện không đề cập nhiều về hắn, nhưng Trọng Thủy quả là người không từ thủ đoạn, sẵn sàng kết hôn vì mục đích chính trị, ăn cắp nỏ thần. Hành động của Trọng Thủy đối với nước hắn đó là hy sinh vì việc lớn, đối với với nhân dân Âu Lạc, đối với Mị Châu là sự vô sỉ, tàn nhẫn cùng cực, không đáng mặt đấng nam nhi. Thử hỏi có hay ho gì khi đi lừa một người phụ nữ yếu đuối, lại tin yêu mình hết mực? Chi tiết cuối truyện, Trọng Thủy tự tử ở giếng Mị Châu thường tắm, đó là biểu hiện của sự ân hận, của sự hổ thẹn khôn nguôi về những chuyện trái lương tâm mà hắn làm, hắn phải đền tội. Có người thắc mắc, Trọng Thủy có tình cảm với Mị Châu hay không, câu trả lời chắc là có, nhưng so với người con gái ấy, hắn lại càng yêu quyền lực hơn cả. Khi Mị Châu chết, Trọng Thủy có hối hận cũng muộn, hắn mãi mãi bị ám ảnh bởi hình bóng Mị Châu, chỉ cái chết mới làm hắn được giải thoát khỏi đau khổ ấy. Trọng Thủy chết, nước giếng đem rửa ngọc trai mò ở biển nơi Mị Châu chết, thì ngọc sáng và đẹp hơn. Đây là một chi tiết thể hiện việc Trọng Thủy đang ngàn năm phải rửa nỗi oan khuất cho Mị Châu.

Truyền thuyết đem lại cho người đọc một câu chuyện lịch sử, lại xen vào những chi tiết hư cấu nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện, đồng thời là lời giải thích cho những bi kịch xảy ra. Các nhân vật trong truyện đều có chỗ đáng trách lại cũng có chỗ đáng thương, âu thì đây cũng là số mệnh cả. Bài học rút ra từ câu chuyện này là lời cảnh tỉnh đến từng người, trong lối ứng xử với người thân, gia đình, chồng vợ, trách nhiệm với đất nước. Chúng ta phải biết cân nhắc đến những lợi hại trong hành vi của mình, bởi mỗi một thay đổi đều đem đến những kết cục khác nhau. Người ta thường cảm thán nếu như An Dương Vương không cậy vào nỏ thần, không gả Mị Châu cho Trọng Thủy, nếu như Mị Châu không cả tin cho Trọng Thủy xem nỏ,… Thế nhưng nếu như mãi chỉ là nếu như, bởi sai một li đi một dặm, không bao giờ còn có thể cứu vãn được nữa.

Chúc bạn học tốt