Có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2012 ko?

Trần Cẩm Huy
Trần Cẩm Huy
Trả lời 13 năm trước

Không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Học sinh Việt Nam cần phải có sực nổ lực vào năm cuối của thời học sinh

Đan truường
Đan truường
Trả lời 13 năm trước

Nếu nói không dám cho thực hiện chủ trương xét tốt nghiệp THPT vì sợ tình trạng tiêu cực sẽ xảy ra tràn lan ở nhiều địa phương. Nhưng thực tế đã cho thấy, việc giao cho các Sở GD-ĐT quyền tổ chức và quản lý (kể cả lực lượng giám sát cắm chốt ở các Hội đồng thi) như kỳ thi tốt nghiệp THPT hai năm vừa qua (2010 và 2011), thì tình hình tiêu cực vẫn là phổ biến nhưng được che chắn một cách kín đáo (cả trong khâu coi thi, chấm thi và thanh tra), vì địa phương nào cũng muốn có tỷ lệ học sinh đỗ cao.

Vì vậy, việc tổ chức thi tốt nghiệp thật ra chỉ gây ra sự lãng phí và tốn kém không cần thiết và có thể thay thế bằng việc xét kết quả học tập 3 năm học ở bậc THPT để cho tốt nghiệp. Chỉ cần thông qua kỳ thi đại học và cao đẳng tổ chức thực sự nghiêm túc, là có thể đánh giá đúng trình độ học vấn và sở trường của mỗi học sinh. Từ đó phân loại cho học tiếp ngành nghề và bậc học thích hợp với năng lực và năng khiếu của các em.

Hơn nữa, để hạn chế tiêu cực trong việc xem xét cho tốt nghiệp là căn cứ vào kết quả học tập thường xuyên, chứ không phải chỉ qua một kỳ thi mà sợ may rủi. Tiêu cực chỉ có thể thông qua các bài kiểm tra ở lớp rồi thầy giáo nâng điểm. Nhưng thay vì kiểm tra ở lớp, chúng ta có thể tổ chức kiểm tra tập trung ở tất cả các môn và tất cả các bài kiểm tra (bài kiểm tra 1 tiết trở lên) và tổ chức coi thi, chấm thi như thi học kì.

Làm như thế thì có muốn tiêu cực cũng không phải dễ chút nào, mà chi phí chỉ bằng khoảng một phần triệu (1/1000.000) so với tổ chức một kì thi quốc gia quy mô, rườm rà mà vô cũng tốn kém như hiện nay mà kết quả thu được không đúng thực chất.

Nếu kéo dài tình trạng này thì dù chưa thi vẫn có thể đoán trước kết quả tốt nghiệp THPT năm học tới (2011-2012) chắc chắn không dưới 95 %! Vậy thì có nên tiếp tục cách thi cử hình thức đó không?

Mong Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu cách tổ chức xét tốt nghiệp THPT thay vì hình thức thi như hiện nay, để cắt giảm một khoản chi phí ngân sách khổng lồ cho Nhà nước và cũng đỡ gây tốn kém, vất vả cho nhân dân.

Tất nhiên để đưa ra quyết sách mới, chúng ta cần nghiên cứu bàn bạc kĩ lưỡng và lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà sư phạm. Đồng thời kêu gọi các thầy giáo, cô giáo, nhà quản lí và các tầng lớp nhân dân góp ý. Sau đó đưa ra các bước thực hiện phù hợp với quy trình chặt chẽ, để bảo đảm sự chính xác trong việc xét tốt nghiệp phổ thông.