Đà Nẵng có làm đúng việc từ chối sinh viên tại chức ?

Nói đến Đà Nẵng là nói đến địa phương có sự cải cách tốt nhất nước. Những chính sách của Đà Nẵng không giống với bất cứ địa phương nào và không giống VN nhưng nó lại đem lại hiệu quả quá tuyệt vời. Điển hình như việc cấm: ăn xin, quảng cáo... Và giờ đây là nói không với sinh viên "tại chức". Tôi ủng hộ và cho đây là một việc làm thiết thực.
Nhưng xung quanh vấn đề này tôi thấy có rất nhiều ý kiến trái chiều mà tôi nghĩ những ý kiến này là do chính những người "đã và đang học tại chức" đưa ra.
Bản thân tôi 5 năm học gian khổ mới có được tấm bằng kỹ sư rồi mới lăn lộn đi tìm việc. Thế nhưng ngược lại những người không có trình độ nhưng có tiền bạc và ô dù cũng đi học đại học bằng con đường tại chức rồi cuối cùng lại an nhàn ở một cơ quan nhà nước và quay lại "hách dịch" những người có tri thức như chúng tôi. Quá bất công.
Thử hỏi có bạn nào: không tiền, không quyền mà giám đi học tại chức không?
Có người còn bảo rằng "học tại chức để nâng cao trình độ". Tôi thấy thật nực cười? Học tại chức là để có bằng chứ làm gì có trình độ? Và hơn cả là chất lượng đào tạo tại chức của chúng ta? Phải nói thật các trường mở đào tạo  tràn lan là để tăng lợi nhuận hay nói cách khác đó cũng là hình thức làm kinh tế.
Vậy mà khi nói ra vấn đề thực tế về "tại chức" thì lại có lắm ý kiến trái chiều.

Bạn nào thông thái bình luận coi?

oizoioi
oizoioi
Trả lời 13 năm trước

Học tại chức có lắm nỗi khổ... Trong đó, khổ thứ nhất là cái khổ mang tiếng xấu về hình thức học: “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”.

Nhưng nỗi khổ này chúng tôi có thể vượt qua, vì đó chỉ là tiếng đời chê những cán bộ học cho có học vì mục đích thăng chức.

Còn chúng tôi, những người trẻ, là học sinh, sinh viên của các trường trung học, đại học muốn lấy bằng cử nhân Anh văn có giá trị suốt đời nên theo học. Hay những người trẻ mới đi làm ở một công ty do yêu cầu của công việc và xu thế của thời đại nên chịu khó theo học lớp tại chức Anh văn vào buổi tốinày.

Vì mục đích nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nên chúng tôi rất chăm chỉ học, tích lũy kiến thức cho bản thân nên chúng tôi không "ngu" như nhiều người gắn cho cái mác “... ngu như tại chức”.

Nỗi khổ thứ hai là chất lượng giảng dạy tại chức ở các trường đại học có khoa tại chức. Trình độ chuyên môn của giảng viên có nhiều điều để bàn và kiểm tra lại. Giờ giấc lên lớp là giờ dây thun, khi sớm khi muộn, lên lớp muộn cho về sớm.

Kỷ cương của học viên trong lớp thì ôi sao không giống gì cả. Nhiều người cứ vô tư vào lớp khi nào cũng được, đến khi nào vào khi đó không nghĩ có ảnh hưởng đến hứng thú học hành của cả lớp không.

Trong lớp thì cứ để điện thoại kêu thoải mái không buồn chuyển qua chế độ rung. Khi đang học, có điện thoại là nghe ngay tại chỗ chứ hiếm khi ra ngoài nghe giùm khỏi gây mất tập trung nhiều người.

Học tại chức thầy cô ít khi điểm danh và giám thị trường thì kiểm tra qua loa nên không biết lớp có những ai học trong lớp. Lớp tôi học viên chính thì ít đi học mà những người đi học thử, học chui, học ké thì nhiều.

Đến giờ giải lao là lúc nhiều người bận công chuyện nên về nhiều nhất, có khi cuối giờ trong lớp chỉ còn loe hoe vài người. Lớp học chẳng còn ra cái gì cả, là cái chợ thì hơi quá.

Nỗi khổ nữa của lớp tại chức chúng tôi là cơ sở vật chất của lớp học. Đa số các trường có chỉ tiêu đào tạo khá lớn. Vì nhiều người học quá nên cơ sở chính của trường không thể chứa hết nên chúng tôi bị đẩy học ở các cơ sở khác là các trường tiểu học.

Nhà của các tí hon bắt người khổng lồ như chúng tôi vào ở thì khổ ơi là khổ. Không có chỗ duỗi chân nên mỏi không thể chịu được.

Học tại chức ôi lắm nỗi khổ! Không biết bao giờ hết khổ!

Trả lời 13 năm trước

bạn bình luận j thì cũng không thay đổi đựoc, vì luật dã đưa ra, bạn phải theo luật thôi