Bằng thực tiễn hãy lấy ví dụ cho các hình thức vận động của vật chất ?

Giúp mình trả lời mấy câu hỏi này với

1) Bằng thực tế hãy minh họa cho các hình thức vận động của vật chất

2) Lấy ví dụ c/m cho sự tác động của vật chất đối với ý thức và ngược lại

3) Lấy ví dụ minh họa cho các hình thức nhận thức cảm tính và lý tính

thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Chào bạn!
Hiểu bao quát, là mọi sự biến đổi, không chỉ là vận động cơ học
- Theo Ăng-ghen: Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất- tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất- thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
- Muốn nhận thức được sự vật phải nhận thức nó trong quá trình vận động, trong trạng thái vận động
- Vận động của vật chất là tự thân vận động
- Nguyên nhân và nguồn gốc của sự vận động nằm trong bản thân thế giới vật chất, chứ không phải nhờ có cái hích đầu tiên của thượng đế
- Tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra, không bị tiêu diệt, vận động luôn được bảo toàn, vận động của một vật cụ thể có thể tăng giảm, nhưng của toàn thế giới vật chất bao giờ cũng là một số không đối
Các hình thức vận động cơ bản của vật chất
Ăng-ghen nêu 5 hình thức cơ bản của vận động vật chất: cơ, lý, hóa, sinh, xã hội. Nay vẫn nguyên giá trị, nhưng có nhiều nhận thức mới về từng hình thức và mối liên hệ giữa chúng
- Các hình thức ấy khác nhau về chất, có quy luật riêng, không được quy hình thức này về hình thức khác, nhưng có liên hệ hữu cơ, một hình thức xuất hiện là do tác động qua lại của nhiều hình thức vận động khác
- Hình thức vận động cao ra đời trên cơ sở hình thức vận động thấp, bao hàm hình thức vận động thấp
- Một sự vật bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất
Vận động và đứng im
- Đứng im là trạng thái đối lập với vận động. Không có đứng im không thể hình thành bất kỳ sự vật xác định nào. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.
Chúc vui!

Hoàng Yến
Hoàng Yến
Trả lời 7 năm trước

à há =))))))))))

Linh
Linh
Trả lời 4 năm trước

Câu 1:

Ví dụ :Hòn đában đầu có còn là một hòn đá đơn thuần nữa hay không?

Ở mỗi ví dụ, bạn cho rằng sự vật, hiện tượng đang xét đã biến đổi thành sự vật, hiện tượng mới hay vẫn là chính chúng? Nếu cho rằng sự vật hiện tượng vẫn là chính nó, thì tính chất gì của sự vật giúp bạn kết luận như vậy?

Vì sao chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này? Hãy thử tưởng tượng, nếu như tôi cách đây 10 năm và tôi ở thời điểm hiện tại là hai người khác nhau, thì cảnh sát có thể bắt giữ tôi vì một tội mà tôi đã gây ra 10 năm trước được hay không?

nguồn: diendan.net

Nguyen Bao Quan
Nguyen Bao Quan
Trả lời 4 năm trước

Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất tức là hiểu như một phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm mọi sự thay đổi nói chung, mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.

Ví dụ, sự dịch chuyển vị trí A sang vị trí B trong không gian; cái cây hướng ra phía có ánh sáng. Chúng ta nâng được trình độ Anh văn từ trình độ B lên trình độ C; sự suy nghĩ của con người, v.v đều được coi là vận động.

Thành Nam
Thành Nam
Trả lời 4 năm trước

Với nhữngđề bài này, mình nghĩ bạn nên phân tích từ mqh giữa vật chất vàý thứcấy, làđc nhé, mqh sẽ giải thích hết cho các sự vậtđộng, tácđộng lẫn nhau, nguyên nhân, hệ quả,...

Mà mqh thì trong sách giáo trình làđủđúng nhất

Lê Hương
Lê Hương
Trả lời 4 năm trước

Tham khảo ví dụ này nhé :Trong ĐỜI SỐNG XÃ HỘI có câu: thực túc, binh cường, có thực mới vực được đạo.

+ Vật chất Quết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất cao có tính chất của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.

Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.

+ Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất và thế giới vật chất được dịch chuyển vào óc người, được cải biến trong đó. Vì thế, vật chất quyết định cả bản chất và nội dung. Nội dung là phản ánh thế giới khách quan.

+ Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cái được phản ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổi theo.

* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách quan.

  • Nếu phản ánh đúng hiện thực khách quan – nó thúc đẩy ngược lại thì nó cản trở

Ví dụ: Chủ rương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp, cản trở phát triển con người – khủng hoảng kinh tế xã hội, động lực

Trình Vũ Lục
Trình Vũ Lục
Trả lời 4 năm trước

ý C thì làm ntn nhé:

Giống nhau:

Đều là quá trình tâm lí nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách tương đối rõ ràng..

Chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.

Đều có ở động vật và con người

-Là mức độ nhận thức đầu tiên, sơ đẳng, cảm giác có vai trò nhất định trong hoạt động nhận thức và toàn bộ đời sống con người.

Cảm giác

Tri giác

– Phản ánh riêng lẻ các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

– Là mức độ đầu tiên của nhận thức cảm tính.

-Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và thế giới xung quanh. Nhờ mối liên hệ đó mà cơ thể có khả năng định hướng và thích nghi với môi trường. -Cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài liệu trực quan sinh động, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn.

– Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

– Phản ánh sự vật, hiện tượng theo cấu trúc nhất định.

– Gắn liền với hoạt động của con người.

– Là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính.

– Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn, giúp con người điều chỉnh một cách hợp lý hoạt động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.

Khác nhau:

So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính:

Đều là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Khác:

Nhận thức cảm tính:

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau: cảm giác, tri giác, biểu tượng.

Đặc điểm:

– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

— Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

–Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

Đặc điểm:

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.

Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Thảo Nguyên
Thảo Nguyên
Trả lời 4 năm trước

Tổng kết các thành tựu khoa học nghiên cứu vê tự nhiên và xã hội, Ph. Ăngghen đã khái quát 5 hình thức vận động cơ bản của vật chất:

Vận động cơ giới, đó là hình thức vận động đơn giản nhất, bao gồm những sự biến đổi về vị trí của các vật thể trong không gian. Nó là đối tượng nghiên cứu của cơ học.

Vận động vật lý, đó là những sự biến đổi của nhiệt, điện, từ trường, các hạt cơ bản,... Nó là đối tượng nghiên cứu của vật lý học.

Vận động hoá, đó là những sự biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ trong các quá trình phản ứng hoá hợp và phân giải của chúng.

Vận động sinh vật, đó là các quá trình biến đổi của các chất đặc trưng cho sự sống: sự lớn lên của các cơ thể sống nhờ quá trình không ngừng trao đổi chất của cơ thể sống và môi trường, sự biến đổi của cấu trúc gen, sự phát sinh các giống loài mới trong quá trình phát triển của chúng,... Nó là đối tượng nghiên cứu của sinh vật học.

Vận động xã hội, đó là tất thảy các quá trình biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đạo đức,... của đời sống xã hội loài người. Nó là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, như: kinh tế học, chính trị học, đạo đức học,...

Duy Thái Phan Nguyễn
Duy Thái Phan Nguyễn
Trả lời 4 năm trước

Em cảmơnđóng góp của mnạ, em xin phépđc mangý mỗi câu bàođề cương thi, hữuích quá

Nguyễn Ngọc Ánh
Nguyễn Ngọc Ánh
Trả lời 4 năm trước

Mọi người ơi, còn phần ví dụ cụ thểđể chứng minhạ ???? Emđang cần ví dụ mà chưa thấy ai làm, ai làm rồi bảo em vớiạ!!!!