Wasabi
Trả lời 16 năm trước
Đây là một số đường link download từ điển việt trung
dành cho sv ngoại ngữ nhé:D nhớ gửi lời cảm ơn tui nhé ko là buồn lắm đó,thấy cái gì hay cứ lấy về
[b]
Từ Điển Hán Việt Thiều Chửu Offline[/b]
(Bản Java Offline, from website: http://www.viethoc.org)
Hướng Dẫn:
Muốn sử dụng bản offline, trước tiên máy của bạn cần download chương trình Java Run Time. Click vào đây: jre-1_5_0-windows-i586. Sau đó bạn install vào máy của các bạn. : [blue]http://javashoplm.sun.com/ECom/docs/Welcome.jsp?StoreId=22&PartDetailId=jre-1.5.0_01-oth-JPR&SiteId=JSC&TransactionId=noreg[/blue]
[b]Download bộ từ điển Thiều Chửu offline:[/b] HanViet.jar. : [blue]http://www.viethoc.org/hannom/download/HanViet.jar[/blue]
Cần phải có font Arial Unicode MS gắn vào máy để xem được chữ Hán & Việt. (Ghi chú: Trước khi download font về, xin xem trong máy bạn đã có cài sẵn font này chưa vì phần lớn các hệ điều hành mới như XP đã cài sẵn font này rồi). Sau khi giài nén cho file đó vào C:\WINDOWS\Fonts. Restart máy tính lại.
http://www.viethoc.org/hannom/tdtc_off.php
http://sager-pc.cs.nyu.edu/~hanosoft/download.htm
http://annonymous.online.fr/HVDic/download.php
http://annonymous.online.fr/HVDic/#Installation
Đưa chữ Hán - Nôm lên @
Sau nhiều năm tự tìm tòi, nghiên cứu các ngôn ngữ Hán, Nhật, Hàn... cuối cùng Tống Phước Khải (sinh năm 1974, hiện là chuyên viên tin học Trường ĐH dân lập Hồng Bàng - TP.HCM) đã lập trình nên bộ phần mềm dành cho mọi người tự học và soạn thảo văn bản Hán - Nôm. Phần mềm này được tải xuống miễn phí từ một website có tên http://www.hanosoft.com do chính tác giả xây dựng. Anh Khải cho biết, tôi mê tiếng Việt. Tôi nghĩ rằng muốn giữ gìn bản sắc văn hóa VN thì trước tiên phải học tiếng Việt từ nguồn gốc - tức là chữ Nôm trước đây và muốn mình có thể sử dụng chữ Hán - Nôm bằng phần mềm máy tính. Hanosoft (hệ phần mềm Hán - Nôm) ra đời từ đó. Ban đầu tôi dựa trên bộ gõ Hán Việt Universal 2 chạy trên Song Kiều của tác giả Lê Anh Minh (người đầu tiên soạn sách hướng dẫn gõ chữ Hán trên máy tính - năm 1998) để cải tiến thành bộ gõ Hanokey 1.0. Sau thành công đó tôi đã cùng tác giả Universal 2 lập thành nhóm lập trình và lần lượt cho ra các sản phẩm mới. Bộ phần mềm Hanosoft bao gồm: Hanokey 1.0 và 2.0; HanoConverter; Từ điển Hán-Việt, Việt-Hán và Từ điển Hán Việt trực tuyến. Cả thảy độ vài MB, rất gọn nhẹ, dễ cài đặt và sử dụng, các phần mềm đều có hướng dẫn cặn kẽ, có thể chạy trên Windows 98 lẫn XP. Hanokey giúp gõ chữ Hán phồn thể, giản thể cũng như chữ Nôm theo âm hoặc bộ thủ. HanoConverter giúp chuyển đổi qua lại giữa chữ Hán phồn thể và giản thể đồng thời đổi chúng ra âm Hán Việt. Từ điển Hanosoft có khoảng 10.000 mục từ đơn và trên 50.000 mục từ ghép, hy vọng đó là cầu nối ngôn ngữ Việt xưa và nay. Và để phổ biến rộng rãi hơn, chúng tôi phải xây dựng một website để tất cả những ai muốn học và sử dụng ngôn ngữ này có thể truy cập và download về sử dụng. Người sử dụng có thể tra cứu từ điển trực tiếp trên máy tính. (Theo Tuổi Trẻ)
[b]Phần mềm Hán - Nôm Việt Nam - 2/3/2004 4h:10[/b]
Sau nhiều năm tự tìm tòi, nghiên cứu các ngôn ngữ Hán, Nhật, Hàn... cuối cùng Tống Phước Khải (sinh năm 1974, hiện là chuyên viên tin học Trường ĐH dân lập Hồng Bàng - TP.HCM) đã lập trình nên bộ phần mềm dành cho mọi người tự học và soạn thảo văn bản Hán - Nôm. Phần mềm này được tải xuống miễn phí từ một website có tên[blue] http://www.hanosoft.com[/blue] do chính tác giả xây dựng.
* Điều gì khiến anh chọn chữ Hán - Nôm để viết phần mềm, trong khi giới trẻ lại thích học ngoại ngữ hơn?
- Tôi mê tiếng Việt. Tôi nghĩ rằng muốn giữ gìn bản sắc văn hóa VN thì trước tiên phải học tiếng Việt từ nguồn gốc - tức là chữ Nôm trước đây và muốn mình có thể sử dụng chữ Hán - Nôm bằng phần mềm máy tính.
Hanosoft (hệ phần mềm Hán - Nôm) ra đời từ đó. Ban đầu tôi dựa trên bộ gõ Hán Việt Universal 2 chạy trên Song Kiều của tác giả Lê Anh Minh (người đầu tiên soạn sách hướng dẫn gõ chữ Hán trên máy tính - năm 1998) để cải tiến thành bộ gõ Hanokey 1.0. Sau thành công đó tôi đã cùng tác giả Universal 2 lập thành nhóm lập trình và lần lượt cho ra các sản phẩm mới.
* Với sinh viên Hán ngữ, người nghiên cứu văn hóa dân tộc hay các nhà làm sách bằng máy tính, khi sử dụng phần mềm của anh sẽ mang lại những tiện ích gì?
- Bộ phần mềm Hanosoft bao gồm: Hanokey 1.0 và 2.0; HanoConverter; Từ điển Hán-Việt,Việt-Hán và Từ điển Hán Việt trực tuyến. Cả thảy độ vài MB, rất gọn nhẹ, dễ cài đặt và sử dụng, các phần mềm đều có hướng dẫn cặn kẽ, có thể chạy trên Windows 98 lẫn XP. Hanokey giúp gõ chữ Hán phồn thể, giản thể cũng như chữ Nôm theo âm hoặc bộ thủ.
HanoConverter giúp chuyển đổi qua lại giữa chữ Hán phồn thể và giản thể đồng thời đổi chúng ra âm Hán Việt. Từ điển Hanosoft có khoảng 10.000 mục từ đơn và trên 50.000 mục từ ghép, hi vọng đó là cầu nối ngôn ngữ Việt xưa và nay. Hiện nay cũng có phần mềm Song Kiều của nước ngoài giá khá đắt nhưng chỉ thể hiện được chữ Hán chứ chưa thể hiện được chữ Nôm, hơn nữa bộ từ điển Song Kiều chỉ tra được tiếng Anh - Hán.
Chúng tôi chỉ phổ biến cho những ai quan tâm đến ngôn ngữ Hán - Nôm chứ không thương mại. Và để phổ biến rộng rãi hơn, chúng tôi phải xây dựng một website để tất cả những ai muốn học và sử dụng ngôn ngữ này có thể truy cập và download về sử dụng. Người sử dụng có thể tra cứu từ điển trực tiếp trên máy tính.
Ngoài ra nó còn phục vụ chế bản sách vở liên quan Hán - Nôm, thiết kế mỹ thuật với phần mềm chế bản chuyên nghiệp như Photoshop và Corel để tạo mẫu mã bao bì, thiệp cưới, lịch, danh thiếp. Phần mềm này còn có thể hỗ trợ những người vi tính hóa gia phả dòng tộc để trình bày lại cho đẹp hơn, giúp lưu trữ tốt hơn và có thể gửi đi khắp nơi trên thế giới.
* Website hanosoft.com còn là thư viện?
- Không phải là thư viện mà chỉ là một số tư liệu dùng để tham khảo. Lướt qua web sẽ dễ dàng nhận thấy mảng kiến thức phổ thông về Hán -Nôm, thư pháp và hội họa. Website giúp tra cứu những tác phẩm văn học cổ điển dưới dạng sách điện tử theo nguyên văn chữ Hán, Hán - Nôm hay quốc ngữ.
Hiện tại có khoảng 17 tác phẩm Hán - Nôm đã chuyển âm quốc ngữ (như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Nhị Độ Mai...), có 18 tác phẩm nguyên văn chữ Hán (như Tứ Thư, Chu Dịch...). Chúng tôi mơ ước sẽ có một “kho” thư viện văn học cổ trên Internet.
Chúng tôi đang nâng cấp các phần mềm, thí dụ: bổ sung cách gõ theo âm Pinyin Bắc Kinh, Tứ Giác Hiệu Mã của tác giả Vương Vân Ngũ (TQ) đồng thời bổ sung thêm từ vựng theo cụm từ, gõ theo từ thuần Việt...
[b]
Từ điển Hán Việt HVDic 2.23[/b]
(Ngày cập nhật: 09-02-2004)
1. Thoả thuận
2. Download và cài đặt
3. Tra cứu chữ Hán
Tra cứu nhanh từ ứng dụng khác
4. Gõ chữ Hán
5. Chuyển đổi dạng chữ
6. Đọc chữ Hán
7. Chế độ phiên âm
8. Sửa đổi dữ liệu
9. Tra cứu trực tuyến
10. Lời cảm ơn
11. Góp ý
1. Thoả thuận
Trước khi sử dụng chương trình, bạn phải đồng ý với TẤT CẢ các điều khoản sau:
1. Đây là chương trình miễn phí, có thể được sao chép và tái phân phối tự do, với điều kiện chương trình không bị thay đổi. Những sửa đổi không được sự đồng ý của tác giả có thể bị truy tố trước pháp luật.
2. Vì chương trình không được làm với mục đích thương mại, tác giả của chương trình hoàn toàn không chịu bất cứ trách nhiệm nào về ảnh hưởng của chương trình. Tác giả cũng không đảm bảo dữ liệu trong chương trình có ý nghĩa về mặt pháp lý, dữ liệu này không thể được dùng làm cơ sở trước pháp luật.
2. Download và cài đặt
Để dùng chương trình bạn cần:
1. Download chương trình về ở đây: [blue]http://annonymous.online.fr/HVDic/download.php[/blue]
2. Chương trình yêu cầu gõ tiếng Việt bằng bảng mã Unicode dựng sẵn (bảng mã số 39 của VietKey 2000). Tất cả các thông tin bạn nhập trong chương trình đều dùng bảng mã này. Bạn cũng cần thêm một chương trình để gõ tiếng Việt theo bảng mã này. Tôi khuyên bạn dùng chương trình VietKey 2000:[blue] http://www.vietkey.net/
[/blue]
3. Chương trình yêu cầu bạn có 2 font chữ sau để hiển thị:
- Tahoma: để hiển thị tiếng Việt trong giao diện của chương trình. Font này với Windows 98 và Windows 2000 trở lên đều có sẵn với bảng mã Unicode. Chương trình yêu cầu font này phải còn nguyên, không bị cài đè bởi các chương trình khác, nếu không có thể tiếng Việt trong chương trình sẽ không được hiển thị đúng.
- PMingLiU: để hiển thị các ký tự chữ Hán theo mặc định (bạn có thể dùng font khác nếu muốn). Font này không có sẵn trong Windows mà bạn cần phải cài thêm vào máy của bạn. Bạn có thể cài font này bằng một trong các cách sau:
· Đánh dấu vào mục Office Shared Features -> International Support -> Traditional Chinese Font khi cài đặt bộ Microsoft Office 2000 hoặc Microsoft Office XP.
· Download font đó ở đây và tự cài đặt. Sau khi download về máy, bạn vào Control Panel -> Fonts, sau đó vào menu File -> Install New Font để cài font này vào máy.:[blue] http://annonymous.online.fr/HVDic/download.php
[/blue]
· Download font đó ở đây và dùng chức năng cài đặt font trong HVDic (từ 2.07 trở lên) để cài đặt.:[blue] http://annonymous.online.fr/HVDic/download.php
[/blue]
3. Tra cứu chữ Hán
Bạn có thể dễ dàng tra các từ chữ Hán theo phiên âm, theo nghĩa, theo bộ thủ hay theo ký tự chữ Hán.
Để tra một từ theo phiên âm, theo nghĩa hoặc theo ký tự chữ Hán, bạn ấn Ctrl+F và nhập các thông tin vào hộp thoại, sau đó ấn Tìm từ đầu hoặc Tìm tiếp.
Chú ý: Trong ô Chữ Hán bạn có thể nhập chữ Hán hoặc mã số Unicode của chữ. Ví dụ: 越 tương đương với 8D8A, 越南 tương đương với 8D8A 5357.
Từ HVDic 2.13, trong ô Phiên âm và ô Nghĩa, bạn có thể dùng biểu thức quy tắc chuẩn để tìm từ.
Bạn có thể xếp danh sách từ theo phiên âm, bộ thủ hoặc theo số nét của chữ, giúp việc tra cứu và tìm các cách đọc khác nhau của cùng một từ thuận tiện hơn. Để chọn cách sắp xếp từ, bạn chọn mục tương ứng trong menu Sắp xếp theo.
Tra cứu nhanh từ ứng dụng khác
Chức năng tra cứu nhanh đã được thêm vào HVDic từ phiên bản 2.17. Bạn có thể tra một từ chữ Hán từ bất cứ ứng dụng nào khác. Để dùng chức năng này, trước hết bạn phải đánh dấu (mặc định chưa được đánh dấu) vào ô Tra cứu nhanh trong cửa sổ Tuỳ chọn để kích hoạt. Sau đó mỗi khi muốn tra từ, bạn cần đánh dấu (bôi đen) từ đó rồi ấn tổ hợp phím Alt trái+Shift trái+C, một cửa sổ sẽ hiện ra các thông tin về từ bạn muốn tra. Bạn có thể tra từ theo chữ Hán, theo mã Unicode hoặc theo phiên âm (tương ứng với chế độ phiên âm hiện thời).
4. Gõ chữ Hán
Để gõ chữ Hán, bạn ấn F3, một cửa sổ sẽ hiện ra để soạn thảo. Vì việc nhập chữ Hán được thực hiện dựa trên phiên âm từ nên bạn cần chọn đúng chế độ phiên âm Hán Việt hoặc Pinyin trước khi gõ. Nếu bạn muốn nhập theo âm Hán Việt thì trước hết bạn cần bật chức năng gõ tiếng Việt và đặt bảng mã là Unicode dựng sẵn trong chương trình gõ tiếng Việt của bạn (ở đây tôi lấy ví dụ VietKey 2000 thì bạn dùng bảng mã số 39), kiểu gõ tiếng Việt tuỳ thói quen của bạn, không ảnh hưởng đến việc gõ chữ Hán.
Để nhập một từ, bạn gõ vào ô trên cùng trong cửa sổ phiên âm của từ đó. Ngay lập tức ở danh sách bên dưới sẽ liệt kê các từ chữ Hán có âm tương ứng với chỉ số phía trước. Sau đó bạn cần nhập tiếp phần chỉ số của từ mà bạn muốn gõ.
Ví dụ (ở đây tôi giả sử bạn gõ TELEX và chế độ phiên âm Hán Việt): để nhập chữ Việt 越, bạn gõ Vieetj, trong danh sách bên dưới sẽ hiện ra các chữ: 1 越, 2 粵, 3 粤, 4 鉞, 5 戉, 6 钺 và 7 樾, vì chữ 越 bạn cần nhập có chỉ số 1 nên bạn cần gõ thêm 1. Như vậy để nhập chữ 越, bạn cần gõ Vieetj1.
Chú ý:
1. Trong danh sách các từ được liệt kê, bạn có thể xem nhanh nghĩa tương ứng bằng cách ấn chuột trái vào từ đó.
2. Bạn cũng có thể nhập một từ đã được liệt kê trong danh sách bằng cách chọn từ đó (gõ Enter hoặc ấn đúp chuột trái vào từ đó). Bằng cách này, bạn không cần phải nhập chỉ số.
3. Khi số từ đồng âm trong danh sách nhiều hơn 9, bạn cần nhập đủ cả số 0 khi chỉ số của nó chỉ có một chữ số (tức 05 thay vì 5).
4. Bạn có thể gõ cả từ ghép nếu nó tồn tại trong từ điển. Ví dụ (gõ TELEX): để nhập Việt Nam 越南, bạn gõ Vieetj Nam1.
5. Trong danh sách các từ đồng âm, nếu các mục liền nhau có cùng màu thì đó là các cách viết khác nhau của cùng một từ.
6. Trong danh sách từ, chữ có chỉ số màu xanh là chữ phồn thể, màu đỏ là chữ giản thể, màu hồng là chữ cả phồn thể lẫn giản thể, màu đen là chữ chưa xác định loại.
Ví dụ (gõ TELEX, phiên âm Hán Việt): để nhập hai câu thơ sau:
南國山河南帝居
截然定分在天書
bạn gõ:
nam2 quoocs1 sown1 haf01 nam2 ddees01 cuw1 (gõ Enter để xuống dòng)
tieetj1 nhieen2 ddinhj1 phaanj1 taij1 thieen03 thuw01
5. Chuyển đổi dạng chữ
Bạn có thể dùng HVDic 2.12 trở lên để chuyển đổi chữ Hán từ văn bản dạng phồn thể sang giản thể hoặc ngược lại, từ giản thể sang phồn thể. Bạn chỉ cần nhập văn bản chữ Hán gốc trong một cửa sổ Soạn thảo rồi ấn vào nút tương ứng. Trong quá trình chuyển đổi, nếu HVDic gặp một chữ nghi vấn, bạn sẽ phải chọn chữ tương ứng.
6. Đọc chữ Hán
Từ phiên bản HVDic 2.11, trong cửa sổ Soạn thảo có thêm chức năng đọc chữ Hán theo chế độ phiên âm hiện thời bạn chọn. Bạn nhập văn bản chữ Hán và HVDic sẽ chuyển sang dạng văn bản phiên âm.
7. Chế độ phiên âm
Từ HVDic 2.13, bạn có thể chuyển đổi chế độ phiên âm của từ giữa âm Hán Việt và âm Pinyin bằng cách chọn mục tương ứng trong menu Chế độ phiên âm hoặc ấn tổ hợp phím Alt+Shift+H hay Alt+Shift+Y tương ứng với chế độ phiên âm Hán Việt hay Pinyin mà bạn muốn chọn.
8. Sửa đổi dữ liệu
Bạn cũng có thể nhập thêm các từ chưa có trong từ điển hoặc sửa đổi các từ có sẵn, chỉ cần đánh dấu vào Được phép sửa (trong menu con Sửa dữ liệu) là bạn có thể làm bất cứ gì bạn muốn! Nhưng trong trường hợp không nắm rõ hoặc không có nhu cầu sửa đổi, tôi khuyên bạn không nên đánh dấu vào đó, để tránh những sửa đổi nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra.
9. Tra cứu trực tuyến
Từ phiên bản 2.13, HVDic có kèm theo một phiên bản từ điển trực tuyến. Bạn có thể tra cứu từ trực tiếp tại đây.
10. Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn
Xích Phi Hổ
Ban quản trị trang Đặc Trưng
đã giúp đỡ tôi thực hiện chương trình.