Ngành cơ điện tử và điện tự động có giống nhau hay không? Ngành nào triển vọng hơn (việc làm, thu nhập)? Điểm chuẩn của hai ngành nay ntn ạ?

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

SV học ngành cơ điện tử ĐH Bách khoa (ĐHQG) sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về toán, khoa học máy tính, vật lý, vật liệu, kiến thức cơ sở về cơ khí, điện và điện tử; kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điều khiển, tự động hóa, truyền động, cảm biến, vi điện tử, sản xuất tự động cũng như các kiến thức về ngoại ngữ và quản lý xí nghiệp.

Kỹ sư cơ điện tử có thể xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động; vận hành, sử dụng, bảo trì, thiết kế cải tiến các hệ thống sản xuất tự động… Có thể làm việc ở các nhà máy cơ khí, điện tử; các nhà máy sản xuất các chi tiết, dụng cụ chính xác, khuôn mẫu các loại hoặc các nhà máy có sử dụng thiết bị tự động hóa; các viện nghiên cứu và các trường ĐH…

Chương trình đào tạo các ngành có cùng tên gọi ở các trường ĐH thực tế có khác nhau do máy móc thiết bị, thiết kế chương trình đào tạo mỗi trường mỗi khác. Nhưng chương trình trường nào cũng phải đảm bảo khoảng 70% nội dung theo đúng chương trình khung của Bộ.

Thông thường, các ĐH “danh tiếng” sẽ tuyển được nhiều SV giỏi (cụ thể là điểm chuẩn đầu vào luôn cao hơn các trường khác). Những SV giỏi này có nhiều khả năng sẽ trở thành những kỹ sư, cử nhân giỏi và việc họ dễ tìm việc làm hơn những SV trường khác là do khả năng làm việc và kiến thức bản thân họ.

Nói chung, SV ra trường dễ tìm việc hay không do khả năng của chính họ và do nhu cầu tuyển dụng ngành nghề đó chứ không phải phụ thuộc vào “danh tiếng” của ngôi trường họ học. Ngành điện tử viễn thông Học viện công nghệ bưu chính viễn thông không phân chuyên ngành.

Ngành điện tự động thì cũng giống ngành cơ điện tử, chỉ khác tên và vài môn chuyên ngành. Thu nhập của 2 ngành này khá cao nêu bạn học giỏi.