Về PR mình có nhận thấy rằng có rất nhiều người nói sai lệch về nó và lạm dụng hai chữ PR. Nhiều trường hợp dùng hai chữ PR không ổn lắm. Có thể lẫy ví dụ với 1 bạn lập 1 topic "muốn PR cho website" , vậy PR cho 1 website như thế nào ????? Xin nói là có PR nhưng các bạn sẽ PR như thế nào ?? viết báo về site ? mời nhà báo hay truyền hình đưa tin, dùng chữ ký trong 4room ..... ??
Mục đích cuối cùng là muốn hỏi các cao nhân ở đây nói về PR, diễn giải một cách rõ ràng nhất về PR cho mọi người cùng hiểu. Ngoài ra xin chỉ ra rõ : nếu một bạn muốn làm 1 PR thì bạn đó cần có những skill gì, cần chuẩn bị những kiến thức gì cho nghề PR này ? và các việc mà 1 PR sẽ làm . Theo mình đó là việc mà các bạn hướng dẫn những người Beginner vào nghề tốt hơn, và ngày càng nhiều những PR chuyên nghiệp được trang bị những kỹ năng tốt nhất dành cho nghề.
Mạn phép xin các cao nhân có ý kiến : Vậy PR là gì ????????
Khi tớ đi PV người ta cũng hỏi câu nè, câu trả lời của tớ là :"PR la Quản trị truyền thông và định hướng dư luận" -có nghĩa là quản trị các kênh thông tin truyền thông xung quanh mình và định hướng muốn cho công chúng nghĩ về mình ntn
Ở đây mình xin được nói qua về 2 phương thức thực hành PR thường thấy: Proactive và Reactive. (source: Wetfeet PR, The PR handbook by A.Theaker)
- Proactive có nghĩa "tiên phong thực hiện". Trong trường hợp này, có thể hiểu các hoạt động PR được hình thành KHÔNG dựa trên một sự kiện, tin tức gì mới. Doanh nghiệp không có một sự thay đổi nào, cũng như không có một tin tức gì mới cần thông báo, hoặc một sản phẩm mới cần giới thiệu... Theo phương thức áp dụng PR này, chuyên gia PR cần phải tạo nên tin tức, sự kiện rồi tuyên truyền cho giới truyền thông hay các đối tượng khác cụ thể. Ở đây không chỉ yêu cầu sự sáng tạo mà còn cả khả năng dự đoán trào lưu trong ngành cũng như trong xã hội. Các ý tưởng có thể dựa trên các tài liệu, thông tin có sẵn về doanh nghiệp (ví dụ: liệu có còn một trở ngại (dù nhỏ) làm trở ngại các kênh giap tiếp của doanh nghiệp đối với khách hàng), hay dựa trên một xu hướng cụ thể (có thể là midi trend, maxi trend hay mega trend...). Hiện nay, phương thức thực hành PR này được áp dụng nhiều ở Hoa Kì - quốc gia có nền công nghiệp PR phát triển nhất trên thế giới. Phương thức này có thể được ghi nhận là khó khăn nhất. Tuy nhiên, một chuyên gia PR sẽ có nhiều cơ hộ thành công nếu áp dụng phương thức này tốt.
- Reactive PR: Trái ngược với phương thức trên, Reactive PR hoạt động dựa trên tin tức, sự kiện sẵn có. Khi doanh nghiệp có một sự kiện, tin tức từ nội bộ cần tuyên bố, chuyên gia PR sẽ được yêu cầu thực hiện các hoạt động PR dựa trên tin tức, sự kiện này. Đó có thể là một sự bổ nhiệm ban giám đốc mới, hay một chương trình giới thiệu sản phẩm mới của doanh nghiệp... Một cách nào đó có thể hiểu đây là cách áp dụng PR tác động trở lại một sự kiện, tin tức sẵn có. Có thể phương thức này được coi là dễ dàng hơn so với Proactive PR. Ở đây, kỹ năng của chuyên gia PR là điều rất quan trọng. Nhiệm vụ của chuyên gia PR là thông cáo các tin tức, sự kiện này một cách tích cực, hiệu quả và rõ ràng. Hiện nay, phương thức áp dụng PR này được ghi nhận chủ yếu ở Châu Âu và Châu Á.
Ở trên mình có viết qua về định nghĩa PR, ở phần này mình xin nói tiếp về các hoạt động của chuyên gia PR. Trước tiên, mình xin nói qua về 4 mô hình PR "kinh điển" của James E. Grunig. Định nghĩa về 4 mô hình PR này của ông đã có đóng góp rất to lớn tới việc phát triển lý thuyết PR.
- Press Agentry/Publicity model: Giao tiếp ở mô hình này là giao tiếp 1 chiều. Người phát ngôn giao tiếp nhằm mục đích thuyết phục và ảnh hưởng tới người nghe. Tính chính xác không thực sự quan trọng. Mô hình này thường được áp dụng trong ngành công nghiệp giải trí, khi các ngôi sao muốn thu hút sự chú ý của cộng đồng, hoặc trong các công ty quảng cáo.
- Public Information model: Giao tiếp 1 chiều, người phát ngôn giao tiếp nhằm mục đích tuyên truyền thông tin tới người nghe. Tính chính xác đặc biệt quan trọng. Thường áp dụng ở các cơ quan chính phủ, sức khoẻ cộng đồng...
- Two-way asymmetric: giao tiếp 2 chiều, với sự xuất hiện của phản hồi (feedback) từ phía người nghe. Tuy nhiên, cán cân không cân bằng, vì người phát ngôn có mục đích thuyết phục người nghe. Ngày nay, mô hình này được áp dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp.
- Two-way symmetric: giao tiếp 2 chiều, cân bằng. Đây là mô hình "lý tưởng", khi cả 2 phía đều sẵn sàng thay đổi bản thân trong giao tiếp 2 bên.
Ở dưới đây mình xin đưa ra các hoạt động quan trọng nhất của PR, được đưa ra bởi Hiệp hội PR Hoa Kì (The Public Relation Soceity of America)
-"Public relations elements counselling": Góp ý cho ban quản lý doanh nghiệp về các hoạt động chính sách, giao tiếp và quan hệ.
- Nghiên cứu: quan tâm tới các ý kiến và quan niệm của cộng đồng có ảnh hưởng tới doanh nghiệp và thực hiện các kế hoạch nhằm thay đổi, ảnh hưởng tới các ý kiến, quan điểm này.
- Quan hệ với giới thông tin đại chúng: nhằm tìm hiểu và phản hồi các ý kiến, quan tâm của cộng đồng tới doanh nghiệp.
- Quan hệ với đội ngũ nhân viên: Thông tin, cổ vũ đội ngũ nhân viên.
- Quan hệ cộng đồng (Community): nhằm mục đích cổ vũ tạo lợi ích cho cả cộng đồng và doanh nghiệp.
- Công việc công cộng (Public Affair) nhằm giúp đỡ doanh nghiệp thích nghi với các hy vọng cộng đồng (public expectation)
- Công việc quan hệ với chính quyền: Lobbying là một khái niệm quan trọng.
- Issue management: dự đoán các ý kiến, quan điểm hay tác động của cộng đồng ảnh hưởng tới doanh nghiệp. (mình xin thêm 2 phần: crisis và risk management và trend watching trong này, đây cũng là một phần quan trọng mà thời gian gần đây hay được gộp vào trách nhiệm của một chuyên gia PR)
- Quan hệ với nhà đầu tư: tạo dựng tin tưởng là mục tiêu quan trọng nhất.
- Quan hệ công nghiệp (industry relations). tạo lập quan hệ với các doanh nghiệp khác trong ngành.
- Thực hiện các sự kiện, không chỉ nhằm mục đích giới thiệu quảng bá cho sản phẩm, còn với mục đích để doanh nghiệp giao tiếp và lắng nghe cộng đồng.
- Giao tiếp tiếp thị (Marketing Communication) một khái niệm quan trọng và hữu ích khác. Giao tiếp với mục đích marketing cho một sản phẩm, ý tưởng cụ thể.
- Viết và soạn thảo các ấn phẩm.
- Thông tin liên lạc. Xây dựng và duy trì một hệ thống thông tin trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài.
- Sản xuất, chế tạo các sản phẩm thông tin, giao tiếp (sách, tạp chí, video, website...) do đó 1 chuyên gia PR cần biết các kĩ năng cần thiết để làm việc này.
- Phát ngôn thay mặt cho doanh nghiệp..
- ....etc.
Mình nghĩ rằng từ đó chúng ta có thể dễ dàng thấy được những gì là kĩ năng cần thiết cho một chuyên gia PR. Không dễ dàng cho lắm vì có khá là nhiều điều cho 1 nhân viên PR phải học tập.
Định nghĩa của wikipedia vẫn chưa thực sự đầy đủ về PR. Mình xin đưa ra một định nghĩa về PR bởi 2 chuyên gia về PR Otis và Craig. Mình xin lỗi vì khả năng sử dụng tiếng Việt với một số từ, ngữ chuyên ngành của mình không được tốt. Đây là mình dịch từ một bài tập của mình viết, dựa theo một số sách và sites, có một số chỗ mình để tiếng Anh vì sợ mình dịch không được chính xác lắm. Các bạn thông cảm.
Public Relations là một chức năng quản lý nhằm giúp doanh nghiệp định nghĩa được các mục tiêu, triết lí (phylosophy) và tạo điều kiện thuận lợi cho các biến đổi doanh nghiệp (organizational changes). Chuyên gia PR giao tiếp với môi trường cả trong và ngoài doanh nghiệp với mục đích tạo một sự ổn định (consistency) giữa các mục tiêu doanh nghiệp và các hy vọng xã hội (social expectation). Chuyên gia PR phát triển, thi hành và đánh giá các chương trình xúc tiến sự trao đổi ảnh hưởng và hiểu biết giữa các thành phần doanh nghiệp và cộng đồng.
Điều đáng chú ý thứ nhất là PR có chức năng quản lý, vì PR bao gồm:
- Dự đoán, phân tích và làm sáng tỏ các quan điểm trong cộng đồng, các thái độ và sự kiện có thể có ảnh hưởng (tốt hoặc không tốt) tới sự hoạt động và kế hoách của doanh nghiệp
- Trao đổi, hội ý (mang tính quản lý) (counselling management) tới mọi cấp bậc trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, chỉ đạo và đánh giá về các chương trình hành động và giao tiếp nhằm đạt được sự hiểu biết từ cộng đồng, cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch và thực hiện các nỗ lực doanh nghiệp nhằm ảnh hưởng hoặc thay đổi các chính sách xã hội. Đặt ra các mục tiêu, kế hoạch, ngân sách, tuyển mộ và đào tạo nhân viên...
Điều đáng chú ý thứ 2 là PR được định nghĩa như một công cụ giao tiếp, vì PR liên quan tới giao tiếp trong 4 mặt cụ thể sau:
- Kĩ năng (Skills): Các chuyên gia PR thường là những người rất giỏi trong viết và nói. Đó là một điều quan trọng. Tuy nhiên, một chuyên gia PR không chỉ là một nhà kĩ thuật, mà còn phải là một người biết lên các kế hoạch, nghiên cứu và đánh giá kết quả.
- Nhiệm vụ (Tasks): Quá trình PR thường được quan niệm đồng hành với nhiệm vụ và mục đích giao tiếp. Những nhiệm vụ thường gặp bao gồm: viết các thông cáo báo chí, các báo cáo thường niên, các ấn phẩm nội bộ, các chiến dịch nhằm tạo dựng/nâng cao sự nhận thức của cộng đồng...
- Hệ thống, phương thức (Systems), nói tới sự thành lập một hệ thống cho việc giao tiếp tiếp diễn (ongoing communication). Ví dụ có thể kể tới hệ thống thu thập tin tức, các mối quan hệ với các nhà biên tập và phát hành...
- Phương thức hoạt động (System Operation): Quan tâm tới việc sử dụng và hoạt động của hệ thống nói trên. Theo đó, PR có trách nhiệm duy trì một hệ thống giao tiếp 2 chiều.
Một điều đáng chú ý nữa là PR được định nghĩa như một công cụ ảnh hưởng cộng đồng. Điều đó đã bao gồm trong bản chất của PR (duy trì mối quan hệ với cộng đồng). Để thực hiện việc này, chuyên gia PR có nhiều hoạt động nhắm tới việc nâng cao uy tín doanh nghiệp.
- Tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng: Không phải lôi kéo và vận động cộng đồng, PR nhạy cảm tới hình ảnh doanh nghiệp và các mong đợi cộng đồng (sensitize to image and social expectations)
- Giải thích các ý kiến trong cộng đồng: Theo phương pháp này, PR là một phần không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp. Các chuyên gia PR trong một số trường hợp không phải giao tiếp với giới truyền thông, không phải với môi trường bên ngoài, cũng không phải với đội ngũ nhân viên. Điều quan trọng nhất là ở chỗ thông điệp mang tính quản trị, quan tâm tới việc định hướng cho doanh nghiệp, các hoạt động decision making (xin lỗi, mình chịu không biết dịch sao nữa).
- Thực hành các trách nhiệm xã hội: Chuyên gia PR cần giúp đỡ doanh nghiệp cân bằng giữa các trách nhiệm xã hội và các mục tiêu lợi nhuận.
Các bạn biết rằng Page Rank(PR) là một phần tất yếu không thể thiếu trong khi website ra đời. PR được coi là một thước đo đánh giá chuẩn mà google xem rằng website đó có chất lượng không.
Nhiều người trong các bạn nghĩ rằng yếu tố PR không quan trọng nhưng thực chất nó là Các bạn biết rằng Page Rank(PR) là một phần tất yếu không thể thiếu trong khi website ra đời. PR được coi là một thước đo đánh giá chuẩn mà google xem rằng website đó có chất lượng không. Nhiều người trong các bạn nghĩ rằng yếu tố PR không quan trọng nhưng thực chất nó là một phần không thể thiếu cho website bạn. PR cao đồng nghĩa với website của bạn có chất lượng cao nên ai cũng muốn có cả.
Cách 2:
Cách 3:
Cách 4:
Diễn đàn thời trang - Thời trang nữ - K&K Fashsion
Samsung High Resolution Small Box Camera SCB-2010
Chọn ghế sofa phù hợp cho phòng khách
Cuộc thi đấu giá ngược K&K Fashion
Chiêu của cô nàng gợi cảm nhất trong đêm hội cùng đầm dạ hội K&K Fashion
Qua đây, các bạn nào không hiểu rõ cách gia tăng page rank thì có thể hỏi mình nick yahoo sitinh1200 cũng như vote cho mình nút +1 của google tại website Thời trang công sở nữ 2012 - Thời trang hè - Thời trang nữ K&K nhé. Rất vui nếu bạn vote cho mình nhé.
Nguồn: http://forum.idichvuseo.com