Vitamin đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên, việc lạm dụng và sử dụng quá liều vitamin sẽ gây ra những phản ứng phụ không tốt cho thai nhi.
Thời kỳ đầu mang thai là giai đoạn quan trọng khi thai nhi đang hình thành các cơ quan, hệ thần kinh và não.
Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này rất quan trọng, vì trong thời kỳ đầu mang thai nếu thiếu dinh dưỡng sẽ gây khó khăn cho sự phát triển các cơ quan, thậm chí gây dị dạng não ở thai nhi.
Nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến não và mắt phát triển không tốt, thiếu vitamin B11 có thể gây khuyết tật hệ thần kinh, vì thế phụ nữ thời kỳ đầu mang thai cần chú ý kế hoạch bổ sung dinh dưỡng.
Nhưng nếu bổ sung quá thừa dinh dưỡng cũng không tốt. Đối với các loại vitamin, nếu bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây dị dạng trung khu thần kinh. Do đó phụ nữ thời kỳ đầu mang thai cần bổ sung liều lượng hợp lý, vừa phải cho cơ thể, không được quá ít hoặc quá nhiều.
Vitamin A và Beta Carotene giúp xương và răng phát triển.
Vitamin A và Beta Carotenecó nhiều trong gan, sữa, trứng, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, bí đỏ.
Vitamin D (5 mcg/ ngày)
Cơ thể bạn có thể sản sinh ra hàm lượng vitamin D nếu bạn thường xuyên có thói quen phơi nắng vào những buổi sáng sớm.
Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và cải thiện cho bộ xương và răng của trẻ hình thành và phát triển.
Ngoài ra, nếu cơ thể bạn muốn hấp thụ một lượng canxi nhất định, thì bạn cũng cần nhờ đến sự trợ giúp của hàm lượng vitamin D trong cơ thể.
Vitamin E (15 mg/ngày)
Vitamin E giúp cho cơ bắp săn chắc, sáng mắt, đẹp da.
Vitamin E có trong rau bina, đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu.
Vitamin C (80 - 85 mg/ngày)
Vitamin C là một chất chống oxy hoá hữu hiệu, giúp bảo vệ các tế bào và giúp cơ thể người mẹ hấp thụ vi chất sắt, cải thiện hệ thống miễn dịch.
Bạn có thể bổ sung vitamin C qua các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, đu đủ, bông cải xanh, dâu tây, cà chua...
Vitamin B1 (1,4 mg/ngày)
Vitamin B1, là một loại vitamin có khả năng tăng cường năng lượng và cải thiện hệ thần kinh.
Vitamin B1 có nhiều trong ngũ cốc, lúa mạch, trứng, mỳ ý, đậu, các loại quả mọng.
Vitamin B2 (1,4 mg/ngày)
Vitamin B2 giúp tăng cường năng lượng, cải thiện thị lực và giúp làn da khoẻ mạnh.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin B2 là thịt, cá, trứng, các sản phẩm chế biến từ bơ sữa.
Vitamin B3 (18 mg/ngày)
Vitamin B3 có tác dụng giúp caỉ thiện làn da, hệ thần kinh và hệ tiêu hoá.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B3 là ngũ cốc, bánh mỳ, thịt, trứng, sữa, bánh mỳ.
Vitamin B6 (1,9 mg/ngày)
Giúp hình thành các tế bào máu, giảm cảm giác khó chịu trong giai đoạn ốm nghén.
Vitamin B6 có nhiều trong thịt gà, cá, gan, trứng, đậu tương, carot, cải bắp, rau bina, hạt hướng dương, chuối, bông cải xanh, gạo cẩm, quả óc chó.
Can xi ( 1200 - 1500 mg/ngày)
Canxi có tác dụng tăng cường dưỡng chất cần thiết cho khung xương và hàm răng, giúp ngăn ngừa hiệu tương tắc nghẽn mạch máu, giúp cơ bắp săn chắc và có lợi cho hệ thần kinh.
Các loại thực phẩm giàu canxi là: Sữa chua, sữa, bơ, sữa đậu nành, nước trái cây, bánh mỳ, các loại rau có lá màu xanh sẫm.
Axit Folic:
Nếu bạn đang mang thai cần tăng lượng axit folic lên khoảng 600 mcg.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nếu muốn bổ sung hàm lượng axit folic thì đừng quên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic như ngũ cốc, bánh mì, gạo.
Và các thực phẩm khác như: măng tây, chuối, bông cải xanh, rau bina và các loại rau có lá màu xanh sẫm, cam và nước cam, gan (trong 300g gan gà chứa tới 176mg axit folic) và các bộ phận nội tạng, đậu phộng.
Hiệp hội Sức khỏe Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi ngày bạn không nên thu nạp quá 1.000 mcg axit folic.
Thêm vào đó, mặc dù đã có nhiều minh chứng rằng axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ gây ung thư, nhưng cũng có một nghiên cứu chỉ ra axit folic lại là thủ phạm làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Chưa dừng lại ở đó, việc quá dư thừa hàm lượng axit folic sẽ khiến người phụ nữ dễ bị mang thai song sinh một cách thụ động.
Sắt (30mg/ngày)
Giúp sản sinh ra hàm lượng hemoglobin, ngăn ngừa chứng thiếu máu, giảm nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng trong bào thai và sinh sớm hơn dự định.
Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi khoảng30mg/ngày so với bình thường. Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Chất sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, rau bina, các loại trái cây sấy khô, lúa mạch, yến mạch, ngũ cốc.
Vi chất sắt trong viên uống bổ sung sẽ được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng (ngủ dậy sau một giấc ngủ đêm) nhưng khi mang thai, dạ dày thường rất khó chấp nhận “chuyện này”. Vậy nên bạn có thể uống bổ sung viên sắt 1 tiếng trước khi ăn.
Lưu ý là không uống bổ sung viên sắt cùng thời điểm với canxi bổ sung hay các loại axit amin vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Kẽm (11 - 12 mg)
Giúp sản sinh ra các enzyme và hàm lượng insulin.
Kẽm có nhiều trong các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, lạc, ngũ cốc, con hàu và các sản phẩm chế biến từ bơ sữa.
Protein (60 mg)
Thúc đẩy quá trình sản sinh ra các amino axit, rất quan trọng.
Bạn có thể dễ dàng bổ sung hàm lượng protein trong cơ thể qua các loại thực phẩm như thịt, trứng, các loại thực phẩm từ bơ, sữa, đậu, lạc.
Vitamin B12
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra các tế bào mới, đặc biệt là các tế bào máu và củng cố hệ thần kinh.
Chính vì thế, bạn cần đảm bảo bổ sung đủ hàm lượng vitamin B12 vào trong chế độ ăn uống.
Nếu bạn là người không ăn chay hay ăn kiêng, thì nên bổ sung thêm thịt vào chế độ ăn uống của mình, vì trong thịt có chứa một lượng lớn vitamin B12.
Còn đối với những người ăn chay và ăn kiêng thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin B12 qua dạng viên nén.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 là: Thịt, cá, sữa, đậu tương.
Các bạn có thể sử dụng sản phẩm dạng viên nén bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Dùng mỗi ngày 1 viên và cân bằng lượng chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để giúp bé và mẹ đều khỏe mạnh.
Một hộp gồm 150 viên, sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ và trong mỗi viên có chứa: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin D3, Vitamin E, Vitamin B1 (Thiamin), Vitamin B2 (Riboflavin), Vitamin B3 (Niacin), Vitamin B6, Acid folic, Vitamin B12, Calcium, Sắt, Kẽm, Omega 3... cung cấp cho mẹ và bé đủ lượng vitamin và khoáng chất trong 1 ngày mà vẫn đảm bảo không thừa gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của bé trong bụng.