Trẻ sơ sinh thiếu sắt thì bổ sung như thế nào?

Bé trai 4 tháng tuổi, lúc sình được 2.5kg (sinh non) hiện tại bé được 5.6kg. Con da xanh, hay quấy khóc, buổi tối phải 3 người thay phiên nhau bế, con lười bú mẹ và không chịu uống sữa ngoài. Mình muốn bổ sung sắt cho con nhưng không biết bé còn nhỏ thế thì bổ sung như thế nào cho hợp lý

Trả lời 9 năm trước
Bé 4 tháng còn bé bạn nên đưa bé đi khám để nhận được lời khuyên của bác sĩ về việc dùng thuốc. Tuy nhiên theo mình bé đang bú mẹ nên bạn cố gắng ăn uống đủ chất, bản thân có thể bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều sắt như: thịt có mầu đỏ, rau xanh, các loại hoa quả chín và bổ sung thực phẩm chức năng tăng cường sắt cho cơ thể, bé có thể hấp thu thêm khi bú mẹ
Trả lời 9 năm trước
vì lượng sắt ở trẻ sơ sinh lệ thuộc vào sắt của bà mẹ cho nên từ lúc mang thai bà mẹ phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm có chứa nhiều sắt, có thể uống thêm viên sắt bổ sung nếu ăn uống chưa được đầy đủ. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng. Đến 6 tháng cho trẻ ăn bổ sung với đầy đủ các chất dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng) đặc biệt chú trọng các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C (giúp tăng cường hấp thu sắt). Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun sán, không đi chân đất để tránh nhiễm giun móc (giun móc ký sinh ở ruột non, gây mất máu), tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần.Điều trị các bệnh nếu trẻ mắc phải: suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai… Khi trẻ có các biểu hiện của thiếu sắt: thiếu máu, mệt mỏi, biếng ăn, học kém… cần cho đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.Khi ăn các thực phẩm giàu sắt thì phải ăn các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt. Ăn nhiều rau xanh và quả chín, nhất là các loại quả: bưởi, cam, quýt, chuối, xoài… vì ăn quả vitamin C không bị mất nhiều do không phải qua chế biến. Một số phủ tạng động vật (tim, gan, thận, tiết) chứa nhiều chất sắt nhưng cũng chứa nhiều cholesterol, do vậy chỉ nên ăn 1-2 lần mỗi tuần.
Tien Tam
Tien Tam
Trả lời 9 năm trước
cho bé tắm nắng nhiều và ti mẹ thường xuyên nhé bạn :)
Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường
Trả lời 9 năm trước
Sắt là một chất cực độc nếu cơ thể dung nạp quá nhiều. Hiện nay, một số bậc phụ huynh thường tự ý bổ sung sắt cho con qua đường uống mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng an toàn, cách sử dụng cũng như cách bổ sung dựa trên sức khỏe của bé. Điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của trẻ nhỏ. Vậy bổ sung sắt như thế nào là an toàn nhất? Khi bổ sung sắt bằng đường uống phải luôn tuân thủ đúng liều lượng an toàn Những trẻ em có nguy cơ lớn bị thiếu sắt là: - Trẻ chỉ bú sữa mẹ dù đã hơn sáu tháng - Trẻ em không được ăn bổ sung, ăn dặm... từ 6 tháng - Trẻ em uống nhiều sữa thay vì ăn các loại thực phẩm. Sữa là một nguồn cung cấp ít chất sắt và cũng ức chế hấp thu sắt. - Trẻ em không được ăn thịt đầy đủ và thường xuyên (2-3 lần mỗi tuần) - Trẻ cầu kì, kén chọn thực phẩm ăn hàng ngày - Trẻ sinh thiếu tháng - Trẻ em ăn chay / ăn chay. Cách bổ sung sắt cho trẻ : 1. Bổ sung bằng chế độ ăn: Cách này thường áp dụng cho những trẻ bị thiếu sắt ở thể nhẹ, biếng ăn nhưng chưa dẫn đến thiếu máu. Bạn nên cho trẻ đi khám và thử máu để nắm rõ tình trạng sức khỏe từ đó sẽ điều chỉnh lượng sắt cho phù hợp Có 2 loại sắt được tìm thấy trong chế độ ăn uống hàng ngày: Sắt từ thực vật (Non-hem) và sắt từ động vật (haem sắt) Nước cam giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn · Loại tốt nhất: sắt từ động vật: Hem sắt được tìm thấy từ thịt động vật và cũng được cơ thể hấp thụ dễ dàng . Thực phẩm có chứa hem sắt bao gồm: - Các loại thịt như thịt bò, thịt cừu hoặc thịt lợn - Gia cầm như gà hoặc gà tây - Cá và tôm, cua, cá mòi cá hồi / cá ngừ - Bộ phận nội tạng như gan và thận - Lưu ý: (pate không nên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi) · Loại bình thường: sắt từ thực vật: Sắt thực vật được tìm thấy trong thức ăn thực vật và cơ thể khó hấp thụ hơn. Thực phẩm có chứa sắt bao gồm: - Ngũ cốc nguyên hạt ( ví dụ như bánh mì và ngũ cốc ăn sáng) - Đậu nướng, đậu khô, đậu, đậu lăng - Các loại rau lá xanh ví dụ. rau bina, bông cải xanh - Trái cây khô: nho, mơ, chà là, mận khô - Trứng - Bơ đậu phộng - Các loại hạt Lưu ý: Sắt từ thực vật sẽ được hấp thụ tốt hơn nếu những thực phẩm này ăn kèm với 1 loại thực phẩm chứa sắt động vật hoặc thực phẩm có chứa vitamin C như: cam, dứa, dâu cải bắp, bông cải xanh, cà chua...(có thể cho ăn cùng khi trẻ đang thực hiện chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt) Sữa, các chế phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu can xi sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ sắt ở trẻ nhỏ. 2. Bổ sung bằng đường uống Cách này thường áp dụng với những trẻ bị thiếu sắt thể nặng hơn, đã có biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt. Với trường hợp này bạn không nên tự chẩn đoán và tự bổ sung sắt cho trẻ qua đường uống. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ đề nhận được kết quả chính xác và tư vấn kịp thời.