Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh". Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng nêu rõ: "Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch".
Đối chiếu với trường hợp của bạn, dù bố đứa trẻ đã có gia đình nhưng theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, con của bạn vẫn có quyền được đăng ký khai sinh và ghi tên bố, mẹ trong giấy khai sinh.
Về việc đăng ký khai sinh
Theo Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch, việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ được xác định như sau:
"1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này…”.
Như vậy, với trường hợp của bạn, mặc dù hai bạn có quan hệ trái pháp luật nhưng bạn vẫn có quyền được đăng ký khai sinh cho con bạn theo họ của người cha. Nếu khi đăng ký khai sinh mà bố cháu bé có văn bản nhận con thì ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh cho cháu bé. Khi thực hiện đăng ký khai sinh tại UBND xã, cha của đứa bé sẽ điền thông tin vào tờ khai nhận con và đồng thời xuất trình chứng cứ chứng minh quan hệ cha con.
Trong thủ tục khai sinh cho con không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ, do đó bạn có thể đăng ký khai sinh cho con.
Thủ tục
Tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định chi tiết về việc kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con như sau:
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu".
Như vậy vì bạn và cha của con bạn không đăng ký kết hôn nên cha của đứa trẻ cần phải thực hiện đồng thời thủ tục nhận con và thủ tục đăng ký khai sinh. Theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014, trong trường hợp thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con thì các bên phải có mặt theo quy định của pháp luật.
Tôi là vợ anh ấy đây. Đứa trẻ không có tội. Chị nên khai sinh cha cho đứa bé. Phát luật không cấm khai sinh như vậy
Bạn chớ dại điền đầy đủ thông tin người cha trong khai sinh cho con bạn. Người vợ kia mà kiện thì bạn và cha đứa bé phải đi tù đó. Cứ để trống phần khai về người cha đi rồi từ từ tính.
Pháp luật không chấp nhận yêu cầu đó của anh nhé. Và từ ngày 1_7 nếu phát hiện anh chung sống như vợ chồng với người khác thì anh có thể bị đi tù nữa. Đừng cóa lạy ông tôi ở bụi này.
Hai vấn đề không liên quan, ràng buộc gì nhau cả.
Nhưng nói ảnh chuẩn bị tiền phạt tội ngoại tình chứng cứ khá rõ ràng.
Nếu không khai tên cha thì con bạn là trẻ không cha, khai tên cha thì con bạn thành con ngoài giá thú. Về phần con ngoài giá thú và con mồ côi cha ai ít bị kỳ thị chắc bạn cũng biết. Xã hội lúc nào cũng hô hào trẻ em không có tội, nhưng mấy người làm được điều này
Con trong và ngoài giá thú đều được hưởng quyền lợi như nhau. Bạn nên bảo với anh kia (cha của đứa bé) làm một cái đơn xác nhận đó là con của anh ta (nếu là CBVC thì tổ chức cơ quan anh ta xác nhận, còn nếu công dân bt thì phường xã xác nhận) vào đơn đó. Sau khi có đơn anh ta ký nhận đó là con của anh ta với chị, thì chị ra phường, xã nơi cư trú để làm thủ tục đăng ký KS cho con chị mang họ tên đầy đủ của cả cha và mẹ. Đứa trẻ không có tội, nếu phường xã nào k chấp nhận thì chị sẽ hỏi luạt sư và kiện họ dã vi phạm Luật "Không cho cha nhận con của ng đã sinh ra đứa bé và ng cha đã xác nhận đó là con của chính họ...". Chúc bạn vững tin. Chỉ có điều nếu bố của đứa bé vì hèn hoặc vì lý do nào đó không chịu nhận con thì bạn cũng khó d/k KS cho con bạn có tên bố mẹ đầy đủ đấy.
Hãy xem lại luật mới về tội ngoại tình rồi lựa chọn cho hợp lý. Tốt nhất là mang họ mẹ. Để cho gđ người ta yên ổn. Ko có đăng ký kết hôn thì sao mà mang họ cha nó được.
Khi làm khai sinh họ phát cho tờ phiếu ghi. Bạn ghi tờ đó thế nào họ ghi y như vậy vào khai sinh. Bạn để trống tên cha họ để trống tên cha, bạn ghi chữ vô danh họ ghi chữ "vô danh" lên chổ tên cha luôn! Với tư cách cá nhân, tôi nghĩ bạn nên ghi ĐÚNG và đầy đủ tên cha, dù là người cha giả tạo hay phủ phàng với bạn cũng chẳng sao cả. Để sau này con bạn nó hiểu biết thì nó nhìn tờ khai sinh không thấy tên cha, nó sẽ buồn lắm đấy!
Không thể chấp nhận chuyện này được, nếu như vợ anh kia mà biết, rồi hp gđ tan vỡ thì chị và anh kia đương nhiên là kẻ fá hoại gđ người khác rồi.