Có những mẹo hay nào cho bà bầu nghén?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn sẽ thường bị mệt lả, hết cả sức sống và có thể bị nghén đến không ăn uống được gì. Làm thế nào để tồn tại qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ đây?

1. Uống nhiều nước

Đây là thời kỳ mà bạn cảm thấy dường như mình đang bị ốm thực sự. Do đó đây là thời điểm quan trọng, bạn nên uống nhiều nước. Hãy để những chai nước lọc ở bất cứ nơi nào bạn thuận tiện lấy được nhất. Bạn có thể nhấp một vài ngụm đầu tiên vào buổi sáng. Sau đó, tiếp tục nhâm nhi cả ngày để ngăn chặn sự mất nước.

2. Ăn ít và ăn thường xuyên làm 6 bữa nhỏ

Mặc dù thời điểm này bạn thực sự chán ăn hoặc sợ ăn một vài loại thực phẩm nào đó thì bạn vẫn cần phải tích cực ăn để lấp đầy cái dạ dày trống không của bạn. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì, thậm chí nếu nó chỉ là một mẩu bánh mỳ khô cũng ổn.

Trong thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 6 bữa ăn nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính như khi bạn chưa mang bầu để giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa chứng bệnh buồn nôn vào mỗi buổi sáng ở thai kỳ đầu tiên.

3. Nuông chiều sự thèm ăn của bạn

Nếu chỉ thích ăn một loại thực phẩm nào đó, ngay cả khi thực phẩm đó khá xa lạ với bạn trước đó hoặc không phải là thực phẩm lành mạnh nhất bạn nên ăn nhưng bạn cứ ăn cho thỏa thích để đáp ứng sự thèm thuồng và đừng lo lắng về điều này.

4. Tìm cách bổ sung uống vitamin

Nếu việc uống các vitamin trước khi sinh làm cho bạn cảm thấy khó chịu thì hãy thử dùng nó trước khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, hãy nhớ hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào hoặc thay đổi liều lượng thuốc vitamin của bạn khi bạn đang bầu bí nhé.

5. Thưởng thức những tách trà thảo dược

Bạn có thể thưởng thức các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà gừng để có tác dụng làm dịu sự buồn nôn do nghén. Nhưng cũng không nên lạm dụng các loại trà thảo mộc, hãy chỉ uống điều độ và luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi thử nghiệm và thưởng thức bất kỳ loại thức uống nào.

6. Nghỉ ngơi

Bạn đang mang thai, do đó nhiều khi bạn cảm thấy không thể theo kịp công việc hiện nay hoặc theo kịp tần suất làm việc của các đồng nghiệp? Đây là điều hiển nhiên vì bạn đang trong giai đoạn đầu mang thai. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và môi trường làm việc thoải mái thì có thể tạm thời đưa chân lên ghế cho thoải mái hoặc có một giấc ngủ ngắn. Mọi người biết cũng sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.

7. Nhìn về tương lai

Vì chưa thích nghi với sự mang thai nên trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều lúc bạn sẽ thấy mệt mỏi, sẽ có nhiều chạnh lòng, buồn bực vô cớ, sẽ có những lúc bạn muốn cuộn tròn trong chăn và khóc. Song hãy nhắc nhở bản thân rằng mọi sự mệt mỏi, khó chịu này cũng sẽ qua. Bạn hãy chờ đợi một cuộc sống mới tươi đẹp, kỳ diệu đang phát triển từng ngày lớn lên bên trong cơ thể bạn.

mùa thu
mùa thu
Trả lời 13 năm trước

Để giải quyết cơn buồn nôn, bạn cần làm cho bao tử ổn định, lắng dịu trở lại. Những biện pháp chữa chứng buồn nôn một cách tự nhiên sau đây có thể áp dụng đối với phụ nữ đang mang thai:

1. Trà thảo mộc

Một ly trà gừng có thể giúp thai phụ giảm buồn nôn hiệu quả vì gừng thường được dùng để làm dịu những “bất ổn” ở bao tử. Cách làm trà gừng khá đơn giản: đun sôi 30 gram củ gừng với 1 ly nước trong vòng từ 15 đến 20 phút, lọc sạch, hớp từng ngụm nhỏ.

Ngoài ra, những loại trà thảo mộc làm từ hoa cúc, hương chanh và bạc hà cũng là phương thuốc dân gian có tác dụng chữa buồn nôn. Cách dùng rất đơn giản: lấy 1 đến 2 thìa cà phê thảo dược khô cho vào cốc nước nóng. Tuy nhiên, nếu đang bị ợ nóng, bạn không nên dùng trà bạc hà.

Nếu cảm thấy lo lắng về việc sử dụng những loại thảo dược trong quá trình mang thai, bạn có thể không nên dùng. Tụy nhiên, bạn có thể yên tâm với hoa cúc, hương chanh và gừng vì chúng đều an toàn cho phụ nữ mang thai. Nếu còn e ngại, trước khi quyết định ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, để chọn những thực phẩm tốt nhất cho cả mẹ và con.

2. Bổ sung thêm vitamin B

Bổ sung thêm vitamin B để giảm bớt cơn buồn nôn và ói mửa.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, để giảm bớt cơn buồn nôn và ói mửa, phụ nữ đang mang thai cần bổ sung thêm khoảng 75 mg vitamin B6 mỗi ngày trong suốt 3 ngày liền. Cũng như các loại vitamin khác, bạn không được tự ý sử dụng vitamin B6 mà không có ý kiến của bác sĩ.

3. Uống nước

Uống liên tục 1 ly nước trong mỗi tiếng, cũng giúp bạn giảm chứng buồn nôn vào mỗi sáng. Bạn cũng nên quan sát màu nước tiểu của mình. Nếu uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu trong suốt. Ngược lại, khi chúng có màu sẫm và mùi khai nồng, bạn cần phải uống nhiều nước hơn.

Nước trái cây để lạnh cũng là cách giúp bạn kịp thời bổ sung lượng đường đã mất do nôn mửa. Cách làm nước trái cây đông lạnh cực kỳ dễ, bạn chỉ cần cho nước trái cây vào những khay đá và bỏ vào ngăn đông của tủ lạnh.

4. Cây có họ cam quít

Hãy ngửi một lát chanh. Dù không thể giải thích lý do nhưng một số bà bầu khi ngửi mùi chanh, cam hay quít lại cảm thấy dễ chịu và không còn cảm giác muốn nôn nữa. Ngoài ra, cũng có thể uống nước chanh, cam hoặc các loại nước có pha thêm nước chanh hoặc phơi khô hay giã nát một ít vỏ chanh, cam, quít và cho chúng vào loại trà mà bạn thường dùng.

5. Không để bụng đói

- Để khỏi bị buồn nôn vào sáng sớm, bạn nên ăn thứ gì đó ngay khi vừa thức dậy.

- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Lượng thức ăn nhỏ sẽ dễ tiêu hơn những bữa lớn, nhiều thức ăn. Thực tế, phụ nữ mang thai cần ăn từng bữa nhỏ trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ. Một lát bánh mì phết bơ đậu phộng, vài lát táo, một vài hạt điều, hay hai miếng pho mát… đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe.

- Uống vitamin trước khi ăn để giữ được sự ổn định cho bao tử.

6. Tránh những thứ có thể gây buồn nôn

Bạn nên kiêng các món chiên xào hoặc có nhiều chất béo vì những thức ăn này rất khó tiêu. Chúng có thể trở thành nguyên nhân của các cơn buồn nôn hoặc làm bạn nôn ói nhiều hơn. Nếu quá nhạy cảm với các loại mùi trong thời gian mang thai, bạn cần giữ cho nhà cửa luôn thông thoáng, không bị ám mùi thức ăn hay mùi khói thuốc lá.

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước
Không chỉ giúp phụ nữ giảm triệu chứng nôn nghén khi mang thai, quả nho còn có thể cải thiện tình trạng khô họng, mệt mỏi, mất nước…

Quả nho vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, khoẻ gân xương, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, tiêu hoá tốt. Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng quả nho.

Quả nho giúp chữa nghén | Meyeucon.org

Chữa nôn nghén của phụ nữ có thai: Quả nhokhô 30 gr, rễ gai 10 gr. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm hai lần trong ngày, cần uống liền ba ngày.

Quả nho giúp chữa nghén
Nho tươi rất tốt cho sức khỏe.

Làmkhoẻ thận, dẻo lưng: Nho 500 gr, nhân sâm 30 gr, ngâm với một lít rượu trắng, uống hằng ngày, mỗi lần 30 ml.

Chữa mệt mỏi, mất nước:
Nước nho ép,thêm lượng mật ong vừa đủ, cho vào bình dùng dần, lúc cần lấy 30 ml pha với nước uống.

Chữa khô họng, nóng lưỡi: Nho tươi 500 gr, ép lấy nước, cho vào nồi cô đặc, thêm mật ong lượng vừa đủ, mỗi ngày uống 20 ml.

Hỗ trợ chữa cao huyết áp: Nho, rau cần vắt lấy nước mỗi thứmột chén, thêm nước ấm vào uống, mỗi ngày 2 – 3 lần, 20 ngày là một liệu trình.

Bui Thu Phuong
Bui Thu Phuong
Trả lời 13 năm trước

Trong nửa đầu thai kỳ, cảm giác mệt mỏi, buồn nôn là khá phổ biến. Cấp độ nghén khác nhau với từng thai phụ. Bạn có thể chỉ buồn nôn vào buổi sáng hoặc cũng có thể nôn (ói) cả ngày.

Phần lớn trường hợp nghén sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu. Nhưng có một số người mẹ vẫn bị nghén đến tháng thứ tư, thứ năm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây nghén vẫn chưa được biết đến. Các chuyên gia cho rằng, nghén là do thay đổi hormone khi mang thai hoặc mất cân bằng lượng đường trong máu. Một số bác sĩ cho là, cơn nghén buổi sáng phổ biến với người mang song thai (đa thai).

Ăn ít, thường xuyên ngay cả khi bạn chưa đói. Ảnh minh họa.


Dấu hiệu nên đi khám

Mức độ nguy hiểm: Nếu nôn nặng, thường xuyên, bạn dễ bị mất chất lỏng (trong đó gồm cả các chất dinh dưỡng), dẫn tới mất nước. Nếu mất nước, bạn cần đi khám để bác sĩ bổ sung nước ngay lập tức. Khi đó, bạn sẽ phải nhập viện để truyền nước.

- Các gợi ý chống nghén ở trên không hiệu quả. Bạn bị nôn hơn 3-4 lần/ngày.

- Sút cân.

- Nôn ra lẫn máu hoặc chất đờm trông giống màu cafe.

- Mất nước.

Lưu ý: Nếu bạn lo lắng về tình trạng nghén của mình hoặc nhận thấy dấu hiệu bất thường, cần đi khám ngay.
Gợi ý đơn giản chống nghén Vào buổi sáng: Nếu cảm thấy quá mệt vào buổi sáng, bạn có thể ăn một chút (ngay khi bạn thức giấc, trước khi rời khỏi giường). Có thể nhờ chồng của bạn mang đồ ăn đến hoặc tự bạn chuẩn bị chút đồ ăn (từ tối hôm trước) và để cạnh giường.

Trong cả ngày: Ăn ít và thường xuyên (2-3 tiếng/lần), ngay cả khi bạn không đói. Tránh đồ ăn nhiều chất béo hoặc gia vị. Ăn bánh quy, bánh mỳ nướng. Sau khi ăn, hãy ngồi xuống để thức ăn ổn định trong dạ dày. Không đánh răng ngay sau khi ăn vì điều này có thể gây ra nôn.

- Uống đủ nước, có thể lên tới 10-12 ly/ngày, gồm cả sữa, nước quả.

- Trà gừng hoặc gừng dạng viên có thể giúp giảm buồn nôn nhưng không được lạm dụng chúng. Một số nghiên cứu mới đây cho biết, gừng có thể an toàn và hiệu quả với những phụ nữ ốm nghén nếu dùng không quá 4 ngày. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế, thai phụ dùng lâu không có lợi.

- Nghỉ thành nhiều lần trong ngày. Bạn có thể nằm xuống với hai chiếc gối: 1 dưới đầu và 1 dưới chân.

- Di chuyển từ từ và tránh thay đổi tư thế đột ngột.

- Tránh các loại mùi khiến bạn buồn nôn. Cách ly với khói thuốc là vì nó không chỉ gây hại cho bào thai mà còn khiến người mẹ giảm cảm giác thèm ăn.

- Tập thể dục, đi bộ và hít thở không khí trong lành ngoài trời mỗi ngày.

Vào buổi tối: Trước khi đi ngủ, có thể ăn một bữa nhỏ như sữa chua, bánh mỳ hoặc một miếng sandwich.

- Nếu bị tỉnh giấc giữa đêm, bạn có thể ăn một chút để không cảm thấy nôn nao vào buổi sáng.

- Nên mở cửa số để phòng ngủ thoáng khí.