Ăn bao nhiêu calo dễ bị tiểu đường?

Ăn bao nhiêu calo dễ bị tiểu đường hả các mẹ, dạo này em ăn nhiều quá không biết có sợ bị tiểu đường không nhỉ?

Trả lời 8 năm trước
Một nam giới bình thường ăn khoảng 2.500 calo mỗi ngày. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn gấp đôi lượng thức ăn suốt 7 ngày liên tiếp? Đừng ăn thức ăn nhanh nếu bạn không muốn bị tiểu đường. Ảnh: Men's Health. Men's Health đưa tin, trong nghiên cứu của tờ Science Translational Medicine, 6 người đàn ông khỏe mạnh được yêu cầu ăn 6.000 calo một ngày và nằm viện để theo dõi trong một tuần. Chỉ 2 ngày sau khi thực hiện chế độ trên, tất cả tình nguyện viên đều tăng cân và xuất hiện tình trạng kháng insulin do tế bào không thể lấy glucose từ máu để chuyển hóa thành năng lượng. Đây chính là dấu diệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Xét nghiệm nước tiểu cho thấy sự gia tăng mất cân bằng oxy hóa, nghĩa là cơ thể đang quá tải các gốc tự do có thể gây tổn hại tế bào và dẫn đến viêm nhiễm. Các nhà khoa học giải thích, ăn quá nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể. Các tế bào làm việc quá sức và giải phóng các chất oxy hóa có hại khiến glucose không được chuyển hóa, cuối cùng dẫn đến kháng insulin. Đồ ngọt cũng là thứ nên hạn chế. Ảnh: Men's Health. Chỉ vài ngày thực hiện chế độ ăn như trên không đủ để gây ra tiểu đường. Mọi vấn đề về đường huyết sẽ được giải quyết sau khi những người tham gia quay trở về chế độ ăn và luyện tập trước kia. Tuy nhiên, nếu họ tiếp tục ăn 6.000 calo một ngày thì khả năng bị tiểu đường rất cao dù chưa biết thời gian phát bệnh là bao lâu. Nhóm tác giả cho biết thêm, không phải chỉ khi ăn 6.000 calo bạn mới có nguy cơ bị bệnh. "Ăn nhiều hơn 10% so với mức thường ngày đã bị coi là quá nhiều", chuyên gia dinh dưỡng thể thao Marie Spano nói. Nếu bình thường bạn ăn 2.500 calo, thêm 250 calo nữa sẽ thành quá mức. Bạn sẽ tăng cân và cơ thể rất dễ kháng insulin nếu thừa chất béo. Lưu ý: Nếu đang cố gắng tăng cơ bắp, bạn có thể ăn nhiều hơn nhưng phải đi kèm với luyện tập hợp lý. Vận động cơ thể giúp bạn không bị kháng insulin. Đừng quên kể cả khi không ăn 6.000 calo một ngày thì lối sống không khoa học cũng gây các vấn đề sức khỏe.
Trả lời 8 năm trước
Những người sau đây dễ có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường tuýp 2, đó là: - Người trên 40 tuổi - Người béo phì hoặc thừa cân, đặc biệt là những người béo bụng. - Có người thân đời thứ nhất như anh chị em ruột hoặc bố, mẹ đẻ bị đái tháo đường - Ít hoạt động thể lực hoặc làm công việc văn phòng, ít vận động. - Bị cao huyết áp. - Có rối loạn mỡ máu. - Có bệnh mạch vành, có tăng axit uric máu (hoặc bị bệnh gout). - Những phụ nữ có tiền sử đẻ con to trên 4kg hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ. Qua theo dõi lâu dài các bệnh nhân tiểu đường thai kỳ, các nhà khoa học phát hiện tỉ lệ tiến triển thành bệnh thực sự là rất cao, có thể lên tới 20%. - Đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose hoặc có tăng đường máu lúc đói trước đó. - Những phụ nữ bị đa u nang buồng trứng. Thường là những phụ nữ trẻ, béo, mọc nhiều lông (rậm lông), có rối loạn kinh nguyệt (thưa kinh hoặc không có kinh hoặc mất kinh kéo dài), vô sinh, làm siêu âm thấy buồng trứng 1 hoặc cả 2 bên có rất nhiều nang. Những người này có hiện tượng kháng insulin làm giảm tác dụng của insulin nên dễ bị đái tháo đường.
Trả lời 8 năm trước
Các bệnh nhân đái tháo đường điển hình thường có những dấu hiệu sau: - Đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, nước tiểu có thể có kiến hoặc ruồi bâu - Thấy khát nước liên tục, đặc biệt thích uống nước đá hoặc nước ngọt - Rất chóng đói, có khi vừa ăn xong 1-2 giờ đã lại thấy đói cồn cào. - Luôn thấy mệt mỏi, có cảm giác không đủ sức làm việc gì. - Gầy sút cân dù ăn rất khoẻ. - Nhìn mờ một hoặc cả hai mắt. - Da hay có mụn nhọt hoặc ngứa nhiều. Tuy nhiên các triệu chứng này thường chỉ rõ ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Có nhiều bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 chỉ thấy người không được khoẻ trong thời gian khá dài nhưng không biết là do đường máu của họ cao. Nhiều bệnh nhân chỉ đến khi có biến chứng của tiểu đường mới đi khám và được phát hiện bị tiểu đường. Một số bệnh nhân lại được phát hiện bệnh qua khám sức khoẻ định kỳ. Vì vậy, nếu thấy người mệt hoặc có ít nhất 1 trong các dấu hiệu trên thì nên đi đo đường máu hoặc khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán đái tháo đường.
Trả lời 8 năm trước
Đái tháo đường týp 2 thường xuất hiện ở người >40 tuổi, họ thường nặng cân hơn bình thường, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Chẳng hạn, ở Anh, ít nhất 6 trong số 100 người >65 tuổi bị đái tháo đường týp 2. Đàn bà dễ bị đái tháo đường týp 2 hơn đàn ông. Nếu bạn bị đái tháo đường thì có thể 1 trong số 4 người thân trực hệ của bạn cũng bị bệnh này. Điều không may mắn là những người đái tháo đường týp 2 thường dễ bị một số bệnh có liên quan, và có tuổi thọ ngắn hơn những người khác. Insulin thực sự có tác động gì? Insulin được tạo ra từ tụy, là một tuyến nằm sau dạ dày của bạn. Insulin được phóng thích sau các bữa ăn, và tác động chủ yếu trên gan, cơ bắp và các mô mỡ. Insulin làm cho gan thu nhận glucose từ máu dự trữ lại để rồi sử dụng sau đó. Nếu không có đủ insulin, gan không thể dự trữ đủ glucose, và thay vào đó lại phóng thích lượng lớn glucose vào trong máu. Đó là lý do chính làm cho người bị đái tháo đường týp 2 có đường trong máu cao. Tại cơ bắp, insulin làm các tế bào thu nhận và dự trữ glucose để tạo năng lượng trong khi vận động. Các tế bào mỡ cần insulin để thu nhận mỡ có trong thức ăn bạn ăn vào. Các tế bào mỡ dự trữ chất béo và để tạo năng lượng nếu cần. Bình thường, tụy tạng sản xuất đủ insulin để kích thích gan, cơ bắp và mô mỡ thu nhận glucose và chất béo trong máu. Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, tụy tạng không sản xuất đủ insulin và thêm vào đó cơ thể không thể sử dụng insulin một cách đúng đắn.
Trả lời 8 năm trước
Đái tháo đường không được điều trị có thể không có triệu chứng gì rõ rệt, nghĩa là một số người chỉ phát hiện họ bị đái tháo đường nhờ các xét nghiệm thường quy khi họ khám bác sĩ vì một lý do khác. Trong những trường hợp khác, các triệu chứng như mệt mỏi và bứt rứt có thể được quy cho sự “làm việc quá mức” hoặc do “đã già”. Kết quả là, khoảng 50% số bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 không được chẩn đoán. Nếu bạn có một số dấu hiệu hay hội chứng nêu trên, bác sĩ của bạn có thể nghi ngờ bạn bị đái tháo đường. Ở bệnh đái tháo đường, lượng đường quá cao trong máu được bài tiết ra nước tiểu do đó bác sĩ có lẽ sẽ khuyên bạn xét nghiệm nước tiểu tìm xem có glucose hay không. Để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ cần phải đo lượng đường trong máu của bạn. Nếu đường máu cao bất thường và bạn có bất kỳ một trong các triệu chứng nêu trên, có nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường. Khi lượng glucose máu cao hơn bình thường thì có nghĩa là bạn bị tăng đường huyết. Nếu glucose trong máu của bạn chỉ cao hơn bình thường một chút thì có nghĩa là bạn bị một rối loạn gọi là rối loạn dung nạp/ bất dung nạp glucose, nghĩa là cơ thể bạn có rối loạn sự chuyển hóa glucose, và là một dấu hiệu cho biết có gì không ổn trong cơ thể bạn.