Phòng và trị chứng cảm, ho, đau họng ?

Tôi hay bị cảm, hay bị ho và đau họng. Xin hỏi có loại thuốc Nam, Bắc nào tốt cho phổi mà uống được thường xuyên không và nên ăn gì để tốt cho phổi?
bi
bi
Trả lời 15 năm trước
Đáp: Đối với các triệu chứng ho, đau họng, cảm, trước hết cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Bệnh cảm cúm thường lây lan thành dịch, sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi cơ thể có sức đề kháng giảm. Vì thế nên có những biện pháp dự phòng từ xa như: - Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao thể lực. - Có chế độ ăn uống hợp lý, giầu sinh tố C, B1, B6, B12, sinh tố E và các khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. - Giữ ấm cho cơ thể và mũi họng, không nên nằm máy lạnh hay uống nước đá, thường xuyên và đều đặn vệ sinh răng miệng và súc họng nước muối sinh lý 0,9%. - Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, nắng, môi trường ô nhiễm… Ngoài ra, nếu bạn là giáo viên thì cần có kiểm tra sức khỏe tổng quát, chụp X-quang tim, phổi kiểm tra xem có bị mắc bệnh nghề nghiệp do bụi phấn vào phổi và các bệnh mũi họng hay không ? Những triệu chứng viêm mũi - họng mạn tính và bụi phổi rất hay gặp trong nhóm nghề nghiệp này. Mặt khác trong những đợt cấp của viêm mũi họng mạn tính cũng gây sốt, rất dễ lầm với cảm cúm thông thường. Các bài thuốc Có rất nhiều bài thuốc Nam, Bắc chữa trị các chứng cảm, tùy thuộc vào loại: Cảm phong hàn, cảm phong nhiệt hay cảm nắng... mà có những bài thuốc khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc đơn giản áp dụng cho từng loại cảm để bạn tham khảo - Chữa cảm phong hàn: lá tía tô 16g, vỏ quít 12g, cam thảo 4g, củ gấu 12g, hành tăm 8g, gừng 8g sắc uống ngày 1 thang, uống lúc còn nóng, liều lượng từ 1 – 3 thang. - Chữa cảm phong nhiệt: bạc hà 8g, kinh giới 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g, cam thảo 4g sắc uống lúc còn nóng. - Chữa cảm nắng: rau má tươi 16g, hương nhu 16g ,củ sắn dây 12g, lá trè, lá đậu ván 12g sắc nước uống.